Tự vấn bản thân 9 câu hỏi đơn giản này, bạn sẽ biết liệu mình có mắc phải một bệnh thần kinh nguy hiểm hay không

Minh Võ,
Chia sẻ

Tuy trước đây là một bệnh của người cao tuổi từ 58 - 60, nhưng giờ bệnh thần kinh Parkinson đang ngày càng trẻ hóa do tuổi thọ trung bình đang dần tăng.

Parkinson là một trong những bệnh liên quan đến thần kinh, thường xảy ra khi nhóm tế bào não bị thoái hóa, không thể kiểm soát được vận động của cơ bắp. Nếu không chữa trị sớm, bệnh sẽ làm cho cơ thể khó cử động, chân tay run cứng và ảnh hưởng trầm trọng đến hệ thần kinh.

Tự vấn bản thân 9 câu hỏi đơn giản này, bạn sẽ biết được liệu bản thân có mắc phải bệnh thần kinh Parkinson nguy hiểm hay không - Ảnh 1.

Một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh Parkinson chính là run rẩy tay chân và không thể cầm vững được vật nào.

Hiện nay không hề có một phương pháp nào để chữa khỏi hoàn toàn cho bệnh nhân Parkinson, mà chỉ có những biện pháp giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và trì hoãn tiến triển bệnh. Do đó việc xác định sớm bệnh Parkinson và điều trị kịp thời, trì hoãn sự tiến triển của bệnh là đặc biệt quan trọng.

Theo ông Wang Jialin – phó bác sĩ khoa Phục hồi chức năng của bệnh viện Đông Y, thuộc Đại học Y khoa Bắc Kinh cho biết, để phát hiện những dấu hiệu đầu của bệnh Parkinson không thực sự khó, chỉ cần tự vấn bản thân thông qua 9 câu hỏi này thôi là đủ:

1. Bạn có gặp khó khăn khi đứng dậy khỏi ghế?

2. Chữ viết của bạn có nhỏ hơn trước đây không?

3. Có ai nói rằng giọng nói của bạn nhỏ hơn trước không?

4. Bạn có dễ bị ngã khi đi bộ không?

5. Đôi chân của bạn có phải đôi khi không thể nhấc lên khỏi mặt đất?

6. Biểu hiện, cảm xúc của bạn không còn linh hoạt như trước?

7. Cánh tay hoặc chân của bạn có run không?

8. Bạn có khó khăn khi buộc chặt nút áo, nút quần của mình không?

9. Bạn có kéo lê chân khi đi bộ không?

Nếu bạn trả lời CÓ cho mỗi câu hỏi thì sẽ tính là 1 điểm. Nếu tổng số điểm vượt quá 3, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra thể chất và chụp CT càng sớm càng tốt. Bởi việc phát hiện và điều trị sớm bệnh Parkinson luôn cho một kết quả khả quan.

Tự vấn bản thân 9 câu hỏi đơn giản này, bạn sẽ biết được liệu bản thân có mắc phải bệnh thần kinh Parkinson nguy hiểm hay không - Ảnh 2.

Ngoài ra theo bác sĩ Wang, ngoài việc dùng thuốc để điều trị bệnh, mọi người cũng cần tập 5 bài thể dục giúp phục hồi chức năng cơ thể, rèn luyện tất cả các cơ và khớp dẻo dai hơn:

- Chuyển động đầu: Ngồi thẳng người, sau đó nghiêng đầu từ từ về phía sau hết mức có thể, rồi lại nhẹ nhàng nâng đầu về phía trước và hạ xuống. Lặp đi lặp lại tối thiểu 10 lần.

- Tập luyện biểu cảm: Hãy cố gắng đứng trước gương và thực hiện các bài tập thở như phồng má, bĩu môi và cười, mở hàm và đóng lại… mỗi bài 10 lần.

- Bài tập tay và vai: Ngồi thẳng người, hai tay duỗi thẳng về phía trước rồi từ từ đưa lên đỉnh đầu, ưỡn lưng ra hết cỡ và giữ nguyên trong 10 giây. Cuối cùng duỗi thẳng tay và xoay vòng từ trước ra sau 10 lần.

- Luyện tập ngón tay: Duỗi thẳng các đốt ngón tay rồi cố gắng chạm bàn tay vào một mặt phẳng, sau đó liên tục nắm và duỗi tay liên tục.

- Tập các bài thể dục nhịp điệu, thể dục phối hợp.

Bên cạnh đó, mọi người cũng cần ăn nhiều thực phẩm có chất xơ và uống đủ lượng nước để giúp ngăn ngừa táo bón- một dấu hiệu phổ biến của bệnh Parkinson. Một chế độ ăn uống cân bằng cũng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, chẳng hạn như axit béo omega-3 rất có lợi cho những người bị bệnh Parkinson.

Theo Aboluowang

Chia sẻ