Hành động nhỏ, hậu họa to: 10 nhà thì đến 9 nhà mắc phải những thói quen gây bệnh này

Lam Phương,
Chia sẻ

Nhiều thứ vốn dĩ không sạch sẽ như bạn tưởng.

1. Phơi quần áo, ga trải giường trong bóng râm

Đôi khi gặp tình huống bất đắc dĩ như trời âm u hoặc nhà không có nơi đón nắng, ban công quá bé thì ta buộc phải phơi quần áo, chăn màn trong bóng râm. Vì thiếu ánh sáng mặt trời nên những món đổ này chỉ có thể chờ khô dần theo thời gian. 

Sau khi phơi xong, nhiều người có thói quen thu hoặc mặc luôn quần áo vừa phơi kiểu này nhưng thực sự đây là thói quen cần thay đổi ngay. 

Hành động nhỏ, hậu họa to: 10 nhà thì đến 9 nhà mắc phải những thói quen gây bệnh này- Ảnh 1.

Dễ phát sinh vi khuẩn và nấm mốc

Dù là quần áo hay ga trải giường, chăn màn, khi phơi trong điều kiện thiếu ánh sáng mặt trời, quá trình khô sẽ diễn ra rất chậm. Trong thời gian này, vi khuẩn và nấm mốc sẽ sinh sôi nhanh hơn. Một nghiên cứu đã chỉ ra trên mỗi cm² của quần áo phơi trong bóng râm có thể chứa hàng nghìn, thậm chí hàng triệu vi khuẩn và bào tử nấm mốc.

Nếu mặc ngay những bộ đồ này, nấm mốc và vi khuẩn sẽ trực tiếp bám lên da bạn ngay cả ở những vùng kín. Dần dần sức khỏe sẽ âm thầm bị ảnh hưởng, nhất là với người mắc bệnh hô hấp hoặc dễ dị ứng da.

Hành động nhỏ, hậu họa to: 10 nhà thì đến 9 nhà mắc phải những thói quen gây bệnh này- Ảnh 2.

Quần áo có mùi khó chịu

Quần áo phơi trong bóng râm thay vì thơm hương nước giặt thì lại tỏa mùi ẩm ướt, khó chịu.

Nguyên nhân chính là do vi khuẩn. Trong môi trường ẩm ướt, một loại vi khuẩn gọi là Moraxella osloensis phát triển tạo ra các hợp chất gây mùi hôi khó chịu trên quần áo.

Đặc biệt, một số người còn có thói quen phơi quần áo trong nhà tắm. Điều này còn nguy hiểm hơn vì nhà tắm không chỉ ẩm mà còn thiếu không khí lưu thông, làm tăng nguy cơ quần áo bị nấm mốc và vi khuẩn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Hành động nhỏ, hậu họa to: 10 nhà thì đến 9 nhà mắc phải những thói quen gây bệnh này- Ảnh 3.

Lời khuyên cho bạn:

Phơi quần áo, ga giường, chăn màn dưới ánh nắng mặt trời bất cứ khi nào có thể. 

- Vào những ngày mưa kéo dài, hãy sử dụng chế độ hút ẩm của điều hòa để làm khô không khí.

- Sử dụng dung dịch khử trùng cho quần áo khi phơi trong bóng râm. 

- Đầu tư máy sấy quần áo hoặc giá phơi có chức năng sấy (ưu tiên loại sấy bằng bơm nhiệt để hiệu quả hơn).

Việc thay đổi thói quen nhỏ này có thể bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.

Hành động nhỏ, hậu họa to: 10 nhà thì đến 9 nhà mắc phải những thói quen gây bệnh này- Ảnh 4.

2. Không để ý vệ sinh cây nước

Không phải cứ thay bình nước mới là có nước sạch để uống. Thực tế, bỏ qua chất lượng nước thì nước bình rất dễ bị ô nhiễm do chính cây nước nhà bạn sử dụng.

Hành động nhỏ, hậu họa to: 10 nhà thì đến 9 nhà mắc phải những thói quen gây bệnh này- Ảnh 5.

Hành động nhỏ, hậu họa to: 10 nhà thì đến 9 nhà mắc phải những thói quen gây bệnh này- Ảnh 6.

Cây nước loại đặt bình trên

Cây nước đặt bình trên hay còn gọi là máy úp bình là loại phổ biến nhất hiện nay vì tiện lợi, dễ sử dụng. Tuy nhiên, có một vấn đề lớn là miệng vòi thường dễ sinh vi khuẩn, thậm chí còn bị mốc. 

Không phải do nước chất lượng kém mà là do máy không được vệ sinh định kì nên sau thời gian sử dụng, bụi bẩn, cặn bẩn còn sót lại trong nước bám vào miệng vòi, lâu dần tích thành vệt bẩn, rêu hoặc mốc.

Cây nước loại đặt bình dưới

Tưởng rằng loại cây nước đặt bình dưới sẽ an toàn hơn nhưng thực ra cũng tiềm ẩn nguy cơ gây hại sức khỏe. Nguyên nhân chính nằm ở ống hút nước mềm – bộ phận không thể thiếu trong hầu hết cây nước đặt bình dưới.

Nếu vệ sinh thì chắc nhiều người chỉ rửa sơ hoặc thậm chí bỏ qua bộ phận này nhưng không biết rằng vi khuẩn và nấm mốc có thể phát triển mạnh bên trong ống hút mà mắt thường không nhìn thấy.

Thời gian dài không vệ sinh, ống hút dễ trở thành nơi tích tụ “rêu xanh”, sau cùng chính bạn là người sẽ uống nước đi qua chính đường ống bẩn này.

Hành động nhỏ, hậu họa to: 10 nhà thì đến 9 nhà mắc phải những thói quen gây bệnh này- Ảnh 7.

Hành động nhỏ, hậu họa to: 10 nhà thì đến 9 nhà mắc phải những thói quen gây bệnh này- Ảnh 8.

Chi tiết nhỏ nhưng quan trọng

Sự thật là khi nói đến nước uống an toàn, chúng ta thường chỉ quan tâm đến chất lượng nước hoặc bình đựng mà quên mất rằng vệ sinh các bộ phận liên quan mới là yếu tố quyết định. Những chiếc ống hút, vòi nước tưởng như nhỏ bé nhưng lại là nguồn ô nhiễm chính, dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe cho cả gia đình.

Hành động nhỏ, hậu họa to: 10 nhà thì đến 9 nhà mắc phải những thói quen gây bệnh này- Ảnh 9.

Lời khuyên cho bạn:

- Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh toàn bộ máy uống nước, đặc biệt là ống hút nước mềm và miệng vòi. 

- Nếu sử dụng nước bình lâu dài, hãy đầu tư máy lọc nước tại nhà để giảm phụ thuộc vào nước bình. 

- Định kỳ thay ống hút hoặc sử dụng ống chất lượng cao, dễ vệ sinh hơn.

Hành động nhỏ, hậu họa to: 10 nhà thì đến 9 nhà mắc phải những thói quen gây bệnh này- Ảnh 10.

3. Sử dụng màng bọc thực phẩm PVC

Đây cũng là 1 thói quen nguy hiểm. Nhiều người thường quen dùng màng bọc thực phẩm để bọc thức ăn nóng, song hành động này trông có vẻ tiện lợi nhưng thực chất rất nguy hiểm, đặc biệt nếu màng bọc của bạn là loại PVC.

Hành động nhỏ, hậu họa to: 10 nhà thì đến 9 nhà mắc phải những thói quen gây bệnh này- Ảnh 11.

Vì sao màng bọc PVC nguy hiểm?

Màng bọc PVC chứa chất phthalate (chất hóa dẻo) được thêm vào trong quá trình sản xuất để tăng độ mềm dẻo và bền cho sản phẩm.

Khi sử dụng trong môi trường nhiệt độ cao (như lò vi sóng, nồi hấp), phthalate có thể bị phân hủy và thấm vào thức ăn. Nếu phthalate đi vào cơ thể, dù không gây ung thư nhưng có thể làm rối loạn nội tiết và thậm chí ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Tuy nhiên, màng bọc PVC vẫn an toàn khi sử dụng trong môi trường nhiệt độ thường hoặc bảo quản trong tủ lạnh. 

Hành động nhỏ, hậu họa to: 10 nhà thì đến 9 nhà mắc phải những thói quen gây bệnh này- Ảnh 12.

Lời khuyên dành cho bạn:

- Chọn màng bọc thực phẩm làm từ PE (polyethylene) vì đây là loại có thể chịu được nhiệt độ cao, thích hợp để sử dụng trong lò vi sóng, nồi hấp. 

- Nếu nhà bạn đang dùng màng bọc PVC, hãy đảm bảo chỉ sử dụng cho thực phẩm ở nhiệt độ thường hoặc trong tủ lạnh, không dùng trong lò vi sóng hoặc các môi trường nhiệt độ cao. 

Hành động nhỏ, hậu họa to: 10 nhà thì đến 9 nhà mắc phải những thói quen gây bệnh này- Ảnh 13.

Bên cạnh đó, vẫn có nhiều hành động tưởng chừng sạch sẽ nhưng thực chất lại rất mất vệ sinh. Chẳng hạn như: Sử dụng khăn lau bếp để lau từ bếp đến bàn ăn mà không giặt sạch; Cốc đựng bàn chải đánh răng không bao giờ được vệ sinh kỹ; Không giặt và phơi nắng gối vỏ kiều mạch; Xả nước bồn cầu mà không đậy nắp;...  và còn nhiều thói quen khác. 

Vậy nên hãy bắt đầu chú ý và thay đổi những hành động nhỏ này để bảo vệ sức khỏe của bạn và cả gia đình nhé!

Nguồn: post.smzdm

Chia sẻ