Hai nữ sinh rủ nhau nhảy lầu, dòng trạng thái cuối cùng đầy ám ảnh: Giá như có người biết sớm hơn
Trong quá trình trưởng thành, nhiều đứa trẻ đã lạc lối, từ đó gây ra những sai lầm không bao giờ làm lại được.
Đằng sau bi kịch của mỗi đứa trẻ đều có những nguyên nhân và câu chuyện riêng. Hiện nay, có nhiều thanh thiếu niên nghĩ đến cái chết như một giải pháp khi gặp phải những điều khó khăn, tiêu cực, bất như ý. Điều này có nghĩa là việc giáo dục cần được chú trọng hơn bao giờ hết.
Lời sau cùng của những đứa trẻ tự kết liễu cuộc đời
Ở Trung huyện, Trùng Khánh (Trung Quốc), hai nữ sinh trung học cơ sở cùng nhau nhảy từ tầng 33 xuống đất tử vong. Trước đó, hai cô bé đã đăng dòng trạng thái trên mạng xã hội:
"Tôi đi đây, tạm biệt."
"Không còn ai có tên XXX trên thế giới nữa, nó đã biến mất".
Hai nữ sinh đều chọn cách kết thúc cuộc đời bằng hình thức cực đoan nhất. Dòng trạng thái tạm biệt có thể là một tiếng kêu cứu. Thật đáng tiếc là không có ai nhận ra.
Trước đó, một nữ sinh 12 tuổi ở Nam Thông, Giang Tô (Trung Quốc) vì quá áp lực nên đã để lại thư tuyệt mệnh trước khi nhảy lầu tự tử. Những câu chữ trong thư khiến người ta đau lòng, xót xa. Trong đó cô bé viết rõ ràng "con ghét bố mẹ".
Điều đáng buồn là đây không phải trường hợp duy nhất. Một bộ dữ liệu được cơ quan chức năng công bố cho thấy Trung Quốc là mổ trong những quốc gia đứng đầu về vấn đề thanh niên tự tử. Không biết từ bao giờ, nhiều đứa trẻ bắt đầu tin rằng cái chết là sự giải thoát, là giải pháp "tốt nhất".
Năm 2015, bốn đứa trẻ đã qua đời trong một ngôi nhà bỏ hoang ở Quý Châu (Trung Quốc). Sau khi điều tra, cảnh sát kết luận rằng cả nhóm đã tự tử bằng cách uống thuốc trừ sâu. Và trong lá thư tuyệt mệnh, những đứa trẻ để lại có câu này: "…Cái chết là giấc mơ của tôi trong nhiều năm, và hôm nay tôi đã được giải thoát…"
Cách giáo dục của cha mẹ liệu đã đúng?
Nhà tâm lý học người Mỹ Heinz Kohut từng nói rằng nguồn gốc quan trọng nhất của một cấu trúc tâm lý vận hành tốt là tính cách của cha mẹ. "Làm cha mẹ" có thể nói là bài học cả đời.
Trương Thục Mỹ, Tiến sĩ giáo dục, đã chỉ ra trong nghiên cứu "Khái niệm và thực tiễn giáo dục sự sống và cái chết cho trẻ" rằng trẻ em sẽ có khái niệm về cái chết vào khoảng 4 tuổi. Nếu không nhận được sự hướng dẫn chính xác từ cha mẹ và mọi người xung quanh, những đứa trẻ sẽ tự hình thành khái niệm về cái chết. Việc tự tìm hiểu dễ dẫn đến những hiểu lầm cũng như những cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến cả cuộc đời.
Khi một ai đó qua đời, phản ứng tự nhiên của con người là đó là điều không may mắn. Họ hiếm khi thảo luận về điều đó trước con cái. Nhiều bậc phụ huynh thường dùng những lời nói dối để trả lời những câu hỏi của trẻ về cái. Hầu như bậc cha mẹ nào cũng sẽ dùng những từ ngữ đẹp đẽ này để định nghĩa về sự ra đi. Những biện pháp này tưởng chừng như là một cách để bảo vệ tâm hồn đứa trẻ nhưng thực chất chúng có thể khiến trẻ hiểu lầm. Trẻ sẽ cho rằng đó chỉ là giấc ngủ dài, hoặc đơn giản là rời thế giới hiện tại để đến thiên đường.
Chính vì lẽ đó, khi gặp phải những điều cực đoan trong tương lai, những đứa trẻ này nghĩ đến cái chết như một phương tiện giải thoát.
Trên thực tế, việc giáo dục về cái chết đã được áp dụng ở một số quốc gia. Chương trình tiểu học ở Hoa Kỳ có những "lớp học tử thần". Những nhân viên trong ngành tang lễ đã được mới đến làm giáo viên, thảo luận nghiêm túc với trẻ em về những gì xảy ra khi một người chết và cho chúng biết cái chết là gì qua một số bộ phim sitcom.
Tạm kết
"Chúng ta không có lựa chọn nào khi cái chết đến, nhưng trước khi cái chết đến, chúng ta có thể chọn cách sống tốt hơn, thậm chí chọn cách chết tốt hơn trong tương lai." Đây là lời nhắn nhủ được chia sẻ trên mạng của một bà mẹ hai con ở Trung Quốc.
Một người con của cô đã tự tử vì quá áp lực. "Thằng bé luôn mong muốn có một người em gái, giờ cuối cùng cũng đã đạt được tâm nguyện nhưng X không còn ở đây nữa. Tuy nhiên, những người còn sống vẫn cần phải tiếp tục sống", người mẹ nói.
Theo Sina