Hà Nội: Phong tỏa nơi ở của ca F0 là nhân viên Bệnh viện Việt Đức và một cửa hàng liên quan ở Thành Công

Minh Ngọc,
Chia sẻ

Trưa 2/10, Sở Y tế Hà Nội ghi nhận 2 ca mắc mới Covid-19 trong khu vực phong tỏa là nhân viên Bệnh viện Việt Đức.

Bệnh nhân V.H.T, nữ, sinh năm 1994, trú tại phường Thành Công, quận Ba Đình.

Bệnh nhân là nhân viên Bệnh viện Việt Đức. Ngày 01/10, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

Bệnh nhân N.T.Đ, nam, sinh năm 1991, trú tại phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm.

Bệnh nhân là nhân viên nhà ăn tại Bệnh viện Việt Đức. Ngày 01/10, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính (CDC Hà Nội).

Phong tỏa khu vực sinh sống của nhân viên BV Việt Đức và nơi bệnh nhân đến mua hàng

Liên quan đến trường hợp bệnh nhân T., cơ quan chức năng phường Thành Công đã phong tỏa tạm thời một cửa hàng cùng phố, đây là nơi bệnh nhân đã đến mua hàng.

Theo ghi nhận, gia đình bệnh nhân ở chung cư D2 Thành Công hiện đã được cơ quan chức năng phong tỏa, các F1 đã được đưa đi cách ly tập trung, ngôi nhà trong ngõ cũng đã được niêm phong.

Ngoài ra, cửa hàng nơi BN từng đến mua hàng cách nhà khoảng 200m cũng được tạm thời phong tỏa, cơ quan chức năng đã lập chốt ở hai lối đi vào. Nhân viên y tế hiện vẫn đang thực hiện công tác phun khử khuẩn ở khu vực.

Sáng cùng ngày, Sở Y tế thông tin 17 ca mắc mới Covid-19 đều liên quan đến BV Việt Đức.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tất cả các ca bệnh phân bố theo quận/huyện: Hoàn Kiếm (10), Hà Đông (2), Sóc Sơn (2), Quốc Oai (1), Thanh Oai (1), Thanh Trì (1).

Nơi bệnh nhân đến mua hàng cách nhà khoảng 300m

Nơi bệnh nhân đến mua hàng cách nhà khoảng 200m

Nhân viên y tế khử khuẩn khu vực

Nhân viên y tế khử khuẩn khu vực

Những cửa hàng bên cạnh cũng tạm thời đóng cửa

Những cửa hàng bên cạnh cũng tạm thời đóng cửa

Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội nhận định, ổ dịch liên quan Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (quận Hoàn Kiếm) đã lưu hành tại bệnh viện trước đó một thời gian. Tải lượng virus ghi nhận ở các bệnh nhân ở nhiều cấp độ khác nhau, nên ổ dịch này đã qua nhiều chu kì lây nhiễm, những người mắc bệnh đầu tiên có thể đã khỏi bệnh.

CDC Hà Nội dự báo số ca nhiễm sẽ còn tăng lên, có thể lây lan ra nhiều tỉnh thành khác, vì Bệnh viện Việt Đức là bệnh viện Trung ương, ngoại khoa, tuyến cuối của cả nước và là nơi thu dung điều trị cho các bệnh nhân không chỉ ở Hà Nội, mà còn các tỉnh miền Bắc, miền Trung, Nam... nên lượng người bệnh, người nhà rất nhiều.

"Do bệnh nhân từ khắp cả nước đổ về, nên để xác định nguồn lây thực sự rất khó. Bệnh viện hiện đã phong tỏa toàn bộ", lãnh đạo CDC nói.

Gia đình bệnh nhân ở cuối ngõ thuộc D2 Thành Công

Gia đình bệnh nhân ở cuối ngõ thuộc D2 Thành Công

Các F1 đã được đi cách ly tập trung

Các F1 đã được đi cách ly tập trung

Tổ dân phố canh gác

Tổ dân phố canh gác

Công tác khử khuẩn ở khu vực

Công tác khử khuẩn ở khu vực

Theo thống kê của CDC Hà Nội, từ ngày 15/9, trên địa bàn thành phố có 4.861 người liên quan Bệnh viện Việt Đức, gồm 3.858 người đến khám bệnh, 369 người điều trị ngoại trú và 634 bệnh nhân điều trị nội trú đã ra viện.

Tại các tỉnh, thành phố khác, có 4.001 người liên quan, gồm 2.596 người đến khám bệnh, 509 người điều trị ngoại trú và 896 bệnh nhân điều trị nội trú đã ra viện.

Cộng dồn số mắc Covid-19 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 3.996 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.603 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.393 ca.

Riêng BV Việt Đức đã có 22 ca liên quan.

Chia sẻ