Hà Nội: Ở nơi nước máy chỉ để… rửa chân, tắm cho lợn

Theo Soha/Trí thức trẻ,
Chia sẻ

Nghịch cảnh phi lý này đã và đang xảy ra từ nhiều năm nay ở xã Hữu Hòa (huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội).

Vị trí “đắc địa”

Theo phản ánh từ người dân xã Hữu Hòa, căn nguyên là bởi nguồn nước sạch cung cấp cho hàng trăm hộ dân nơi đây đã bị ô nhiễm nặng nề.

Hà Nội: Ở nơi nước máy chỉ để… rửa chân, tắm cho lợn

Trạm cấp nước sạch xã Hữu Hòa được xây dựng sát một nghĩa địa lớn của xã.

Cụ thể, nguồn nước sạch được cung cấp từ trạm cấp nước Phú Diễn bị nhiễm nhiều tạp chất, do đó người dân không dám sử dụng trực tiếp nguồn nước này.

Có chăng, chỉ dùng để rửa chân tay, tắm cho gia súc và rửa xe, chứ tuyệt nhiên không dám dùng để nấu nướng, ăn uống nếu nước chưa được lọc.

Qua tìm hiểu, nguồn nước sạch này được trạm cấp nước Phú Diễn khoan trực tiếp từ lòng đất. Sau các công đoạn xử lý thì được bán lại cho người dân của 3 thôn Phú Diễn, Hữu Trung, Thanh Oai.

Tuy nhiên, do trạm cấp nước được đặt ngay cạnh một nghĩa địa lớn đã khiến người dân tỏ ra vô cùng lo lắng trước chất lượng của nguồn nước mà hàng ngày họ vẫn được nghe là nước sạch này.

Hà Nội: Ở nơi nước máy chỉ để… rửa chân, tắm cho lợn

Những vết ố vàng do nước khoan từ lòng đất bám vào tường tạo nên những mảng màu loang lổ tại trạm cấp nước Phú Diễn.

Hà Nội: Ở nơi nước máy chỉ để… rửa chân, tắm cho lợn

Những cây cối xung quanh trạm cũng được "nhuộm" một màu ố vàng từ nguồn nước khoan tại đây.

Hà Nội: Ở nơi nước máy chỉ để… rửa chân, tắm cho lợn

Đối diện cổng trạm cấp nước là một nghĩa địa lớn của xã.

Theo quan sát của PV, trạm cấp nước sạch này được xây dựng khá lâu tại một khu vực thưa dân cư ở xã Hữu Hòa. Những vệt nước ố vàng từ nguồn nước lấy dưới lòng đất loang lổ bám đầy trên tường của khu nhà trạm cấp nước sạch.

Những chi tiết bằng sắt bị hoen gỉ, nhuốm màu đất bao trùm lên toàn bộ không gian của trạm bơm. Cách cổng trạm cấp nước này hai bước chân là một nghĩa địa lớn với rất nhiều ngôi mộ kiên cố được xây dựng.

Nước sạch chỉ để… rửa chân

Theo người dân 3 thôn Hữu Trung, Thanh Oai, Phú Diễn, hầu hết các hộ gia đình trong các thôn này không ai dám sử dụng trực tiếp nguồn nước sạch từ trạm cấp nước Phú Diễn.

Gia đình nào cũng phải sử dụng các phương pháp khác nhau để lọc nguồn nước này trước khi sử dụng.

Với nhiều gia đình, khi sử dụng nguồn nước trực tiếp mà không qua lọc để pha trà thì sau thời gian khoảng 1 tiếng, màu trà sẽ chuyển sang màu đen đục.

Hà Nội: Ở nơi nước máy chỉ để… rửa chân, tắm cho lợn

Hà Nội: Ở nơi nước máy chỉ để… rửa chân, tắm cho lợn

Để có thể sử dụng nguồn nước sạch từ trạm cấp nước của xã, gia đình bà L. đã phải sử dụng đến hai chiếc máy lọc nước liên tiếp để loại bỏ bớt tạp chất.

Theo bà Trần Thị L. – một hộ dân sống cách trạm cấp nước sạch Phú Diễn không xa – đã từ lâu, gia đình bà không dám sử dụng trực tiếp nguồn nước sạch được cung cấp từ trạm cấp nước của xã.

Lý do được bà L. đưa ra là do nguồn nước sạch này bị bẩn, ô nhiễm, nếu không lọc nước thì không thể sử dụng được.

“Nguồn nước ở đây bị ô nhiễm từ lâu rồi. Nhà tôi có dám dùng nước trực tiếp khi bơm từ trạm về đâu. Toàn phải lọc đi lọc lại mấy lần rồi mới dám dùng” – bà L. nói.

Hà Nội: Ở nơi nước máy chỉ để… rửa chân, tắm cho lợn

Hà Nội: Ở nơi nước máy chỉ để… rửa chân, tắm cho lợn

Hà Nội: Ở nơi nước máy chỉ để… rửa chân, tắm cho lợn

Một lớp tạp chất vàng khè bám chặt vào xung quang bầu lọc nước của nhà bà L. mặc dù gia đình bà mới thay chưa đầy 1 tháng.

Nguy hiểm hơn, theo bà L., với nước sạch bình thường, những chiếc bầu lọc nước sẽ sử dụng được 3, 4 tháng theo như hướng dẫn. Nhưng, hai bầu lọc nước nhà bà chỉ sử dụng được một tháng là đã phải thay.

“Cứ một tháng nhà tôi lại phải thay bầu lọc nước một lần. Lúc lôi ruột bầu lọc ra thì có một lớp chất gì màu vàng sậm nó bám quanh bầu lọc. Sờ vào cái chất này nó nhớt nhớt, sền sệt.

Nhiều nhà bảo dùng bàn chải mà đánh đi để sử dụng tiếp nhưng nhà tôi chả dại. Nước bẩn như thế phải thay bầu lọc thường xuyên, bẩn thế ai dám dùng” – bà L. bộc bạch.

Hà Nội: Ở nơi nước máy chỉ để… rửa chân, tắm cho lợn

Dường như chưa yên tâm với nguồn nước sạch sau khi lọc, gia đình bà L. mỗi tuần phải mua thêm 10 bình nước lọc bán sẵn bên ngoài để phục vụ sinh hoạt.

Cũng cách nhà bà L. không xa, gia đình ông Nguyễn Hoàng T. cũng lâm vào tình cảnh tương tự.

Bi đát hơn, không có điều kiện mua bình lọc nước nên mặc dù hàng tháng vẫn mất tiền mua nước sạch từ trạm cấp nước của xã, gia đình ông T. vẫn phải tặc lưỡi mua thêm những bình nước lọc sẵn bên ngoài để nấu nướng, pha trà, uống thuốc.

“Nhà tôi không có bình lọc nước nên nước sạch có dám dùng để nấu nướng hay ăn uống gì đâu. Toàn để rửa ráy, tắm và giặt giũ mấy đồ linh tinh. Mỗi tuần là lại phải mua một bình nước lọc bán sẵn ở cửa hàng để mang về nấu nướng” – ông T. ngán ngẩm.

Đó là trường hợp của những gia đình vẫn chấp nhận dùng nguồn nước được gọi là sạch ở trạm cấp nước của xã để sử dụng, dù không nấu nướng nhưng cũng để rửa chân.

Trường hợp của gia đình chị H. là một trường hợp điển hình cho việc nói không với nguồn nước sạch từ trạm cấp nước sạch của xã.

Hà Nội: Ở nơi nước máy chỉ để… rửa chân, tắm cho lợn

Nhiều gia đình đành tặc lưỡi khoan giếng khoan tại nhà để dùng nước mặc dù nguồn nước ngầm cạnh sông Tô Lịch như thế này không chắc có an toàn.

Gia đình chị H. do không dám sử dụng nguồn nước sạch của xã nên đã tự khoan một chiếc giếng khoan ngay tại nhà để sử dụng mặc dù nguy cơ nguồn nước ngầm bị ảnh hưởng từ dòng sông Tô Lịch là không hề nhỏ.

Được biết, trạm cấp nước sạch Phú Diễn này được xây dựng cách đây khoảng 13, 14 năm. Rất nhiều người dân ở đây khẳng định nếu không lọc nguồn nước này trước khi sử dụng thì không một ai dám dùng.

"Nếu mà không lọc thì nước này đố ai dám dùng trực tiếp. Chẳng biết đến bao giờ chúng tôi mới được dùng nước sạch từ sông Đà.

Chưa nói đến sự nguy hiểm từ nguồn nước, ngay chuyện tiền nong mua bầu lọc nước và thay ra hàng tháng cũng đủ chết rồi" - một gia đình sống gần trạm cấp nước Phú Diễn nói.

Nguồn nước vẫn đảm bảo (?!)

Trong buổi làm việc với PV, ông Tưởng Văn Chúc - Chủ tịch UBND xã Hữu Hòa xác nhận, trạm cấp nước được phản ánh hoạt động dưới sự quản lý của Hợp tác xã kinh doanh xã Hữu Hòa.

Tuy nhiên, ông Chúc không cho rằng tình hình nước sạch là đáng báo động.

"Nước vẫn sử dụng bình thường. Vừa rồi có liên phòng của huyện về kiểm tra chất nước thì các cơ quan này xác định nguồn nước vẫn đảm bảo" , vị chủ tịch xã cung cấp thêm.



Chia sẻ