Hà Nội: Nhóm người lạ xuất hiện tại chung cư khiến cư dân hoang mang sau khi phản đối chủ đầu tư tự ý cắt nước

Minh Ngọc,
Chia sẻ

Chung cư 129D Trương Định (số 129 Trương Định, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) bất ngờ xuất hiện nhóm người lạ mặt được cho là do chủ đầu tư cử đến sau khi bị cư dân phản đối việc cắt nước.

Phản ánh với chúng tôi, người dân sinh sống tại Chung cư 129D Trương Định cho biết, sáng 16/1, toàn bộ hộ dân sinh sống tại chung cư này đã bị cắt nước sạch mà không hề được báo trước. Không những thế, chủ đầu tư còn bố trí sẵn đội "bảo kê" đứng khoanh tay trước ngực, dàn hàng ngang dưới sảnh chung cư để áp chế sự phản kháng của cư dân.

Nhóm người lạ mặt, xăm trổ, mặc đồng phục đen và trang bị công cụ hỗ trợ, tự xưng là đội an ninh của chủ đầu tư.

Nhóm người lạ mặt, xăm trổ, mặc đồng phục đen và trang bị công cụ hỗ trợ, tự xưng là đội an ninh của chủ đầu tư.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, hàng trăm cư dân đang sinh sống tại Chung cư 129D Trương Định (Hà Nội) đã có đơn thư gửi các cơ quan chức năng, tố Công ty cổ phần Đồng Tháp và Công ty Đầu tư Phát triển Nhà Hà Nội 22 (Handico 22) chủ đầu tư dự án tự ý cắt nước sinh hoạt của cư dân.

Đồng thời, các cư dân cũng cầu cứu các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ chủ đầu tư chiếm giữ quỹ bảo trì, chậm trả sổ hồng và trì hoãn tổ chức hội nghị nhà chung cư.

"Người dân ở đây chẳng khác gì cá trên thớt, mỗi khi không vừa ý chủ đầu tư lại dọa cắt điện nước"

Trao đổi với PV, ông Lê Hải - một cư dân tại Chung cư 129D Trương Định cho biết: "Do dự án vướng phải nhiều vi phạm trong công tác xây dựng, nên cho tới nay, sau 6 năm đưa cư dân vào sống, dự án vẫn chưa có ban quản trị tòa nhà. Điều này đồng nghĩa với việc, Công ty cổ phần Đồng Tháp và Công ty Đầu tư Phát triển Nhà Hà Nội 22 (Handico 22) vừa là chủ đầu tư, vừa là đơn vị vận hành tòa nhà.

Nhiều gia đình có con nhỏ, người già, không có điện, nước chẳng khác gì triệt đường sống của người dân. Người dân ở đây chẳng khác gì cá nằm trên thớt, mỗi khi không vừa ý, chủ đầu tư lại dọa cắt điện, nước. Đây là hành động rất vô nhân tính của chủ đầu tư", ông Hải nói.

Cùng chung bức xúc, chị Quế Anh cho biết, vì chủ đầu tư không đáp ứng được những quyền lợi chính đáng nên người dân kiên quyết không đóng các khoản phí dịch vụ, gửi xe. Thời gian qua, chủ đầu tư cũng chấp nhận việc các hộ không đóng tiền và vẫn duy trì việc vận hành tòa nhà.

"Thế nhưng, cứ được một thời gian lại dọa cắt điện, nước. Điển hình như hôm nay. Cư dân không thiếu tiền đóng tiền điện, nước hay phí dịch vụ, chỉ vì chủ đầu tư chây ì, sai phạm quá lâu, không trả sổ cho người dân, người dân bức xúc quá nên không nộp để chủ đầu tư tìm phương án giải quyết. Có sổ, cư dân sẽ nộp không thiếu một đồng", chị Quế Anh phản ánh.

Hà Nội: Nhóm người lạ mặt xuất hiện sau khi chủ đầu tư cắt nước sinh hoạt của cư dân - Ảnh 2.

Cư dân bức xúc, không đóng tiền phí dịch vụ vì chủ đầu tư không đáp ứng quyền lợi.

Tự ý cắt điện, nước của cư dân là điều khó chấp nhận

Nhận định về hành động tự ý cắt điện, nước của hàng trăm cư dân, Luật sư Quách Thành Lực - Giám đốc Công ty Luật Tinh hoa, Đoàn Luật sư Hà Nội phân tích: Chủ đầu tư không có quyền tự ý cắt điện, cắt nước của cư dân. Điều này là vi phạm pháp luật.

Luật sư Quách Thành Lực phân tích: Theo quy định của Bộ Xây dựng, việc vận hành và quản lý tòa nhà chung cư sẽ do một đơn vị thứ 3 đảm nhiệm độc lập. Đơn vị này hoạt động dựa trên sự thống nhất của ban quản trị tòa nhà, cư dân và chủ đầu tư.

Luật sư nêu trường hợp tại dự án Tháp doanh nhân Hà Đông, Công ty xuất nhập khẩu Tây Đô vừa là chủ đầu tư, vừa là đơn vị quản lý tòa nhà đã là không đúng theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, với hành động tự ý cắt điện, nước của hàng trăm cư dân, Chủ đầu tư Tháp doanh nhân Hà Đông cũng đã vi phạm Nghị định số 68, và sẽ bị phạt từ 2 triệu đồng - 4 triệu đồng, buộc phải đóng điện lại cho cư dân.

"Trong bất cứ hoàn cảnh nào, việc chủ đầu tư tự ý cắt nước, cắt điện đều không nên, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống cư dân. Đặc biệt, trong thời điểm hiện tại, khi dịch bệnh đang ngày một phức tạp, thời tiết tại Hà Nội nắng nóng, việc chủ đầu tư tự ý cắt điện, nước là điều khó có thể chấp nhận được", Luật sư Quách Thành Lực khẳng định.

Trong trường hợp này, Luật sư Quách Thành Lực khuyến nghị, người dân cần đến UBND cấp xã, phường đề nghị can thiệp để được đảm bảo quyền lợi.

Người dân sinh sống tại chung cư đã gần chục năm nhưng vẫn chưa nhận được sổ đỏ.

Người dân sinh sống tại chung cư đã gần chục năm nhưng vẫn như "vô gia cư" vì chưa nhận được sổ hồng.

Trước đó, phản ánh với báo chí thời gian vừa qua, không ít cư dân chung cư số 129D Trương Định (phường Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, họ đã mua nhà của đồng chủ đầu tư là Công ty cổ phần Đồng Tháp và Công ty Đầu tư Phát triển Nhà Hà Nội 22 (Handico 22) và được bàn giao nhà về ở từ năm 2017. Tuy nhiên, tới nay công trình chung cư này vẫn chưa hoàn thiện do các vi phạm của chủ đầu tư khiến nhiều hộ dân tại đây không được chính quyền thừa nhận.

Anh Phạm Đức Vinh - đại diện cư dân chung cư 129D Trương Định - bức xúc cho biết suốt 5 năm qua, gần 200 hộ dân sống tại chung cư này không được các cấp chính quyền cho làm tạm trú thường trú, nhập hộ khẩu, sinh hoạt Đảng, chăm sóc y tế sức khỏe bà mẹ - trẻ em - người cao tuổi, không được điều tra dân số trong cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở 2019… cũng như làm sổ hồng.

Bên cạnh đó, anh Vinh cho biết, quyền an toàn tính mạng tại chung cư này không được đảm bảo do chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận chất lượng an toàn xây dựng phần móng, kết cấu thân, hệ thống cơ điện; an toàn về phòng chống cháy nổ; an toàn chống sét; an toàn vận hành thang máy, xả thải…

"Cư dân nhiều lần phản ánh đến liên danh chủ đầu tư nhưng không nhận được câu trả lời và 2 công ty lại quay ra đổ lỗi cho nhau về những vi phạm liên quan việc không nghiệm thu, chậm nộp thuế. Trong khi đó, chính quyền địa phương cho rằng vi phạm của chủ đầu tư khiến họ không thể làm thủ tục về thường trú, chuyển khẩu cho các hộ dân", anh Vinh nói.

Trao đổi với báo chí ngày 25/4/2023, ông Trần Anh - Chủ tịch UBND phường Trương Định (Hai Bà Trưng) - cho biết, chủ đầu tư bàn giao cho dân vào ở là sai quy định của pháp luật. Các hộ dân làm các thủ tục hành chính như chuyển khẩu, cấp sổ hồng… chưa được phép theo quy định của pháp luật.

Cũng theo Chủ tịch phường Trương Định, các vướng mắc tại chung cư 129D Trương Định chủ yếu ở đây là do chủ đầu tư dẫn tới quyền lợi của các cư dân chưa được đáp ứng. Phường đã nhiều lần đề nghị chủ đầu tư phải tìm giải pháp khắc phục để hoàn tất các thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng dự án và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính liên quan.

Hà Nội: Nhóm người lạ mặt xuất hiện sau khi chủ đầu tư cắt nước sinh hoạt của cư dân - Ảnh 4.

Các hộ dân sinh sống tại chung cư này vẫn chưa thể làm các thủ tục hành chính như hộ khẩu hay chuyện học hành của con do vướng mắc vấn đề sổ hồng.

Tháng 11/2016, Thanh tra Sở Xây dựng có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ đầu tư dự án chung cư 129D Trương Định với số tiền 80 triệu đồng với hành vi tổ chức thi công xây dựng dự án sai nội dung so với giấy phép xây dựng được cấp.

Đến tháng 8/2019, UBND quận Hai Bà Trưng có quyết định xử phạt chủ đầu tư chung cư 129D Trương Định số tiền 55 triệu đồng do tự ý đưa từng phần công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu theo quy định.


Chia sẻ