Góc khuất trần trụi của người lao động nghèo đằng sau ánh hào quang của Dubai

,
Chia sẻ

Dubai có thể là thiên đường cho những kẻ có tiền, nhưng với người nghèo, đó là nơi nỗi đau phản chiếu đầy xót xa đằng sau những ô cửa kính.

Trong những năm phát triển đỉnh cao của nền kinh tế Mỹ, người dân trên khắp thế giới đều đổ xô tới đây, mang trong mình "giấc mơ Mỹ" để có thể thay đổi cuộc sống. Tuy nhiên, cái giấc mơ Mỹ giờ đây không còn được người ta thiết tha như vài thập kỷ trước khi nền kinh tế bong bóng gặp nhiều vấn đề.

Thay vào đó, những nền knh tế mới nổi, nơi choáng ngợp không gian đô thị là những cao ốc, tòa nhà chọc trời như Dubai, Hongkong, Singapore...giờ đây mới là niềm mơ ước của nhiều người.

 - Ảnh 1.
Dubai - mảnh đất thần tiên được nhiều người mơ ước.

Dubai - giấc mơ mang màu vàng

Trước đây, khi Dubai chỉ là một làng chài ven biển, không ai có thể nghĩ rằng nó sẽ phát triển vượt bậc như ngày nay để khiến cả vùng bán đảo Ả Rập "nở mày nở mặt". Chỉ cần kể sơ qua những công trình tiêu biểu của Dubai cũng khiến người ta choáng ngợp về độ giàu có của nó: tòa nhà cao nhất thế giới, khu trung tâm thương mại lớn nhất thế giới hay khách sạn đắt đỏ nhất thế giới.

Thậm chí ở đây, người ta còn xây dựng được cả những hòn đảo nhân tạo khi mà quỹ đất ngày càng trở nên hạn hẹp. Ước mơ lấn biển của con người từ bao ngàn năm nay đang được hiện thực hóa tại Dubai, cũng như nhiều nơi khác trên thế giới.

 - Ảnh 2.
Các trung tâm mua sắm luôn tràn ngập tầng lớp thượng lưu.

Nếu những công trình to lớn, vĩ đại chưa phải là điều khiến bạn bị ấn tượng, hãy nhìn vào túi tiền của người dân nơi đây. Theo ước tính tới năm 2015, Dubai có khoảng 26,000 triệu phú đô la, trong khi dân số tại đây chỉ khoảng 2,2 triệu người. Điều này đồng nghĩa với việc cứ 10 người Dubai lại có một triệu phú.

Những tay triệu phú ở đây cũng biết tiêu xài sao cho xứng tầm của mình. Đi dạo quanh thành phố Dubai, bạn sẽ ngỡ ngàng bởi số lượng những siêu xe như Lamborghini hay Ferrari tại đây. Thậm chí, cả cảnh sát cũng được sử dụng siêu xe trong công việc. Hết mua siêu xe, người ta lại đổ tiền vào quần áo, vào phi cơ riêng, vào siêu du thuyền. Tưởng chừng như cả thành phố nay đang chao đảo trong cơn sốt tiền bạc và vất chất.

 - Ảnh 3.
Dàn siêu xe của cảnh sát Dubai.

 - Ảnh 4.
Hay những chiếc xe dát vàng lộng lẫy.

Tuy nhiên, vậy với số 99 người còn lại, họ sẽ sống ra sao? Giả sử 90 người trong đó vẫn có cuộc sống với mức thu nhập trung bình, có chắc là 9 người còn lại cũng có một cuộc sống sung túc, hoặc chí ít là thoải mái?

Có lẽ câu trả lời vẫn là không, ngay cả với Dubai.

Những mặt tối nơi thành phố Dubai

Nằm cách không xa Dubai, có một "vương quốc" của những người lao động nghèo với cái tên Sonapur. Không có cuộc sống xa hoa, không có những tòa nhà chọc trời hay các ông trùm giàu có, nơi đây chỉ có niềm hy vọng của những người lao động nghèo với ước mơ đổi đời cho bản thân và gia đình.

 - Ảnh 5.
Những người lao động nghèo tại Sonapur.

Có khoảng hơn 150,000 người lao động, phần lớn đến từ Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Trung Quốc đang làm việc tại đây. Chính họ là những người đang vươn cao hơn cái giấc mơ "thống lĩnh" bầu trời với các tòa nhà chạm mây của thành phố này.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào cuộc sống của họ, chẳng ai nghĩ rằng họ đang sống tại Dubai. Những người lao động nghèo phải làm việc nhiều giờ liền mỗi ngày với mức thu nhập thấp. Jahangir, một người đàn ông 27 tuổi từ Bangladesh cho biết, anh đã làm công việc của một công nhân dọn dẹp được 4 năm nhưng chỉ kiếm được 139$/ tháng (khoảng hơn 3 triệu VNĐ). Anh gửi khoảng 87$ cho gia đình còn số còn lại thì để chi tiêu.

 - Ảnh 6.
Những khu ở tràn ngập người lao động.

Thông thường, khi các công nhân đến Dubai, các ông chủ sẽ giữ hộ chiếu của họ trước khi chuyển tới Sonapur. Trong khi nhiệt độ ngoài trời lên tới hơn 50 độ C, những người công nhân vẫn phải làm việc hơn 14h trên các công trường xây dựng. Các khách sạn 6, 7 sao hay tòa nhà sáng bóng chưa bao giờ là giấc mơ của những người công nhân nghèo khi mồ hôi và nước mắt họ đã thấm sâu vào những bức tường.

Trong những căn phòng nơi họ ở, chỉ có vỏn vẹn vài chiếc giường cũ kỹ cùng các món đồ làm bếp đã hoen gỉ. Thông thường, sẽ có khoảng sáu chiếc giường trong căn phòng chỉ khoảng chưa đầy 20m cho 6-8 người.

 - Ảnh 7.
Các căn phòng chật hẹp cho 6-8 người lao động.

Mọi điều kiện sống đều được duy trì ở mức tổi thiếu. Ban đêm, các khu chợ cho dân lao động và người nghèo cũng nhộn nhịp không kém gì các khu thương mại trung tâm thành phố. Nhưng trái ngược với các món hàng có giá cả nghìn đô, những món đồ trong khu chợ chỉ được bán với giá vài chục nghìn.

Với nhiều người không có điều kiện tới Mỹ, giấc mơ Dubai của họ cũng lớn lao và đầy hứa hẹn như giấc mơ Mỹ. Nhưng có lẽ, ngay cái giây phút đặt chân tới sân bay, họ đã biết rằng mọi thứ chỉ là hào nhoáng bên ngoài, ẩn đằng sau những khổ cực của lớp người lao động từ khắp nơi đổ về đây. Chính họ là người đang làm nên diện mạo cho thành phố mà vài chục năm trước đây còn không ai biết tên này, nhưng những cái họ nhận được chỉ như một nhúm cát trên sa mạc.

Giấc mơ Dubai, có lẽ vẫn sẽ mãi nằm trong suy nghĩ của mọi người mà thôi.

 - Ảnh 8.
Một công nhân Trung Quốc hy vọng được trở về nhà.

 - Ảnh 9.
Căn phòng tuềnh toàng với một chút đồ đạc.

 - Ảnh 10.
Những bữa ăn đơn giản.

 - Ảnh 11.

 - Ảnh 12.

 - Ảnh 13.

 - Ảnh 14.


Theo Kênh 14/ Trí thức trẻ

Chia sẻ