Góc khuất của ca sĩ Như Quỳnh: Khốn đốn vì căn bệnh, chuyên gia cảnh báo cực kỳ nguy hiểm
20 năm qua ca sĩ Như Quỳnh đã phải gồng mình chiến đấu với căn bệnh mất ngủ kinh niên. Theo chuyên gia căn bệnh này cực kỳ nguy hiểm gây ra rất nhiều bệnh lý kéo theo.
Mỗi đêm Như Quỳnh chỉ ngủ được 2 tiếng
Trong 20 năm qua, đằng sau ánh hào quang của một ca sĩ lừng danh là những góc khuất về căn bệnh khủng kiếp mà Như Quỳnh đang phải chiến đấu.
Mới đây, trong một cuộc nói chuyện với người hâm mộ trên mạng xã hội danh hài Trấn Thành đã nhắc tới căn bệnh của ca sĩ Như Quỳnh đang mắc phải.
Theo danh hài Trấn Thành, ca sĩ Như Quỳnh là một người anh rất yêu mến, việc ca sĩ Như Quỳnh gặp sự cố khi hát live là do tình trạng sức khỏe. Được biết Như Quỳnh mắc phải chứng bệnh mất ngủ và thường xuyên phải sử dụng thuốc.
Do uống thuốc điều trị chứng mất ngủ quá nhiều nên thỉnh thoảng Như Quỳnh bị stress, hạ canxi, co giật, động kinh.
Như Quỳnh khố đốn vì mất ngủ.
Trước đó, Như Quỳnh cũng từng tâm sự về chứng bệnh mất ngủ suốt 20 năm do lịch diễn quá dày, thậm chí có những hôm nữ ca sĩ chỉ có 2 tiếng để nghỉ ngơi nhưng vẫn phải cố gắng chợp mắt.
Theo GS. Cao Tiến Đức Chủ nhiệm bộ môn Tâm thần và Tâm lý y học, khoa Tâm thần, Bệnh viện 103 (Hà Nội) rối loạn giấc ngủ (mất ngủ) rất nguy hiểm có thể kéo theo hàng loạt các bệnh lý khác. Rối loạn rất ngủ thường có triệu chứng sớm nhất là rối loạn tâm thần.
Trái đất có chu kỳ ngày và đêm, con người cũng có chu kỳ thức và ngủ theo chu kỳ của trái đất. Vào ban đêm trong não con người sẽ tiết ra chất melatonin để điều hòa giấc ngủ cho người.
Giấc ngủ sinh lý của con người sẽ khoảng từ 6-7 tiếng/đêm. Nếu một người chỉ ngủ được 2 tiếng/đêm không đủ giấc ngủ sinh lý căn bản của cơ thể. Đặc biệt khi mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến rối loạn hành vi, ảo giác và hoang tưởng.
"Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần, mất ngủ còn gây ra mệt mỏi, chán ăn, giảm khả năng học tập, giảm cân nặng, giảm thân nhiệt và có thể dẫn đến tử vong. Mất ngủ có thể thoáng qua hoặc bền vững. Mất ngủ thường có hoặc đi kèm với rối loạn lo âu", GS. Đức nhấn mạnh.
Theo khuyến cáo của GS. Cao Tiến Đức nếu mất ngủ kéo dài cần phải khi khám chuyên khoa sớm để bác sĩ tìm nguyên nhân giúp bệnh nhân nhanh chóng lấy lại thăng bằng trong cuộc sống. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý dùng thuốc điều trị mất ngủ.
Để tránh mất ngủ cần phải thực hiện đi ngủ đúng giờ, hạn chế uống rượu bia, dùng chất kích thích vào buổi tối. Đặc biệt, tránh bị căng thẳng tâm lý cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi, luyện tập hợp lý, hài hoà tránh quá mức.
GS. Đức đưa ra một số rối loạn giấc ngủ hay gặp
Mất ngủ tiên phát: Người bệnh khó đi vào giấc ngủ hoặc khó giữ giấc ngủ, thường kéo dài ít nhất 1 tháng, có khi kéo dài hàng năm. Bệnh xảy ra độc lập, không liên quan đến bất kỳ rối loạn cơ thể hoặc tâm thần nào. Mất ngủ tiên phát dẫn tới rối loạn lo âu, cáu gắt, uể oải, mệt mỏi, giảm sút khả năng lao động, khó tập trung chú ý, giảm trí nhớ
Ngủ ngắn: Bệnh nhân đi vào giấc ngủ nhanh, không có triệu chứng đặc trưng cho rối loạn giấc ngủ tiên phát như: mệt mỏi, khó tập trung chú ý, cáu gắt...
Rối loạn giấc ngủ do thay đổi múi giờ, công việc
Rối loạn giấc ngủ liên quan đến hô hấp được đặc trưng do một bệnh mạn tính đường hô hấp gây ra rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ do một bệnh tâm thần
Rối loạn giấc ngủ do một bệnh thực tổn (tổn thương nào đó trong cơ thể).
Rối loạn giấc ngủ có thể là nội sinh hoặc có thể là thực tổn, phụ thuộc vào sự tham gia một cách tương đối của các yếu tố tâm lý hoặc yếu tố thực tổn
Mất ngủ do trầm cảm gây ra là rất thường gặp