Giựt da móng tay, nhổ tóc bạc… đã đến lúc bạn phải ngưng ngay vì “sướng nhất thời nhưng hại cuộc đời”

Newben,
Chia sẻ

Đó là lời đề nghị nghiêm túc. Đừng táy máy tay mà nhổ, ngoáy hay gãi ở những bộ phận sau kẻo có ngày hối hận không kịp.

Nhổ tóc bạc

Giựt da móng tay, nhổ tóc bạc… đã đến lúc bạn phải ngưng ngay vì “sướng nhất thời nhưng hại cuộc đời” - Ảnh 1.

(Ảnh: Internet)

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều nghe đến “huyền thoại”: nhổ một sợi tóc bạc thì 10 sợi khác sẽ mọc lên. Khoa học đã chứng minh rằng “huyền thoại” này hoàn toàn là vô lý nhưng họ cũng đưa ra lý do để khuyên chúng ta phải ngưng ngay hành động nhổ tóc bạc.

Theo đó, khi nhổ tóc bạc thường xuyên bạn đã góp phần khiến nang tóc bị tổn thương. Vị trí này sau đó sẽ mọc lại sợi tóc bạc chứ chẳng phải tóc đen, bạn lại tức tối nhổ tiếp. Liên tục như vậy, da đầu sẽ dễ bị viêm nhiễm hoặc có sẹo. Do đó, khi quá “ngứa mắt” với sợi tóc bạc, hãy dùng kéo cắt sát sợi tóc đó hoặc nhuộm nó, đừng nhổ nữa nhé.

Giựt da móng tay

Giựt da móng tay, nhổ tóc bạc… đã đến lúc bạn phải ngưng ngay vì “sướng nhất thời nhưng hại cuộc đời” - Ảnh 2.

(Ảnh: Internet)

Phải nói rằng hầu hết ai cũng có thói quen giựt da móng tay khi thấy một ít da thừa ra quanh khu vực này. Dù đau khi giựt ra nhưng chẳng ai chịu để yên cho miếng da mỏng manh đó. Tuy nhiên, bạn đừng làm như thế nữa vì khi bạn giựt ra, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào vị trí đó, từ đó khiến móng tay sưng tấy, đau đớn suốt vài ngày.

Tốt hơn hết, bạn nên dùng kềm cắt da để “dọn dẹp” những chỗ bị da thừa đi nhé.

Gãi vết muỗi đốt

Giựt da móng tay, nhổ tóc bạc… đã đến lúc bạn phải ngưng ngay vì “sướng nhất thời nhưng hại cuộc đời” - Ảnh 3.

(Ảnh: Internet)

Khi muỗi đốt chúng sẽ để lại nước bọt trên da người. Trong nước bọt này có protein kích hoạt phản ứng miễn dịch nhẹ của cơ thể, từ đó khiến da u lên, gây ngứa. Nhưng tuyệt đối đừng gãi, dù gãi sẽ mang đến cho bạn cảm giác thoải mái, khoái chí.

Hãy nhớ rằng càng gãi, càng ngứa và sẽ làm vết cắn nghiêm trọng hơn. Nó khiến hệ miễn dịch hoạt động quá mức, từ đó làm vết thương sưng to hơn, ngứa nhiều, lâu hơn và lâu lành hơn. Thay vào đó, hãy bôi kem dưỡng da có thành phần calamine hay hydrocortisone để giảm ngứa. Nếu không, bạn có thể chườm viên đá lạnh lên vị trí muỗi đốt.

Nặn mụn đầu đen

Giựt da móng tay, nhổ tóc bạc… đã đến lúc bạn phải ngưng ngay vì “sướng nhất thời nhưng hại cuộc đời” - Ảnh 4.

(Ảnh: Internet)

Hãy tránh xa tấm gương và giữ đôi tay xa khỏi những vị trí mụn đầu đen. Phía sau cảm giác thoải mái khi nặn được những nốt mụn đầu đen đáng ghét là một vùng da bị tổn thương do đè, ép, khiến da mẩn đỏ. Nếu không vệ sinh kĩ sẽ bị viêm. Tốt nhất, nên gặp bác sĩ da liễu để giải quyết tình trạng mụn đầu đen.

Cào sơn móng tay

Giựt da móng tay, nhổ tóc bạc… đã đến lúc bạn phải ngưng ngay vì “sướng nhất thời nhưng hại cuộc đời” - Ảnh 5.

(Ảnh: Internet)

Nhiều người có thói quen khi rảnh rỗi, thấy móng tay bị tróc tí sơn thế là ngồi cào để sơn trên móng tróc ra hết. Tuy nhiên, thói quen này sẽ làm lớp bề mặt móng tay bị tổn thương theo, tróc yếu, mỏng, dễ gãy hơn. Thay vì cào đi, hãy lôi chai tẩy sơn móng tay để sử dụng nhé.

Đừng bóc, bóp vỡ lớp da phồng rộp

Giựt da móng tay, nhổ tóc bạc… đã đến lúc bạn phải ngưng ngay vì “sướng nhất thời nhưng hại cuộc đời” - Ảnh 6.

(Ảnh: Internet)

Nếu có những hành động này, bạn đã làm cho lớp da bị rách toác ra, từ đó tăng nguy cơ viêm nhiễm cực kì nguy hiểm.

Dụi mắt khi mệt mỏi

Giựt da móng tay, nhổ tóc bạc… đã đến lúc bạn phải ngưng ngay vì “sướng nhất thời nhưng hại cuộc đời” - Ảnh 7.

(Ảnh: Internet)

Không chỉ trẻ em mà ngay cả người lớn cũng có thói quen dụi mắt khi mệt mỏi. Việc làm nãy sẽ khiến cho quầng mắt ngày càng thâm hơn bởi khi dụi, bạn đã chà xát da, làm trầy xước mạch máu. Không chỉ vậy, với đôi tay bẩn, khi dụi mắt như thế nghĩa là bạn đã đưa vi trùng, vi khuẩn vào mắt, khiến mắt dễ bị tổn thương, nặng hơn là nhiễm trùng mắt hoặc cảm lạnh, cảm cúm.

Gỡ lớp da đóng vảy

Giựt da móng tay, nhổ tóc bạc… đã đến lúc bạn phải ngưng ngay vì “sướng nhất thời nhưng hại cuộc đời” - Ảnh 8.

(Ảnh: Internet)

Lớp vảy đóng lại chính là lớp bảo vệ da khỏi bị vi trùng thâm nhập và hỗ trợ quá trình tái tạo da. Nếu cạy đi lớp vảy này, da bạn lại bị tróc và phải tốn thêm thời gian để chữa lành, xui hơn có thể để lại sẹo. Tốt nhất, nên để lớp vảy tự bong ra.

(Nguồn: RD)

Chia sẻ