Giống ớt "nhỏ nhưng có võ" có giá cắt cổ lên tới 600 triệu đồng/ 1kg
Với mức giá thuộc hạng khủng cùng với hương vị độc đáo và độ cay bậc nhất, loại ớt “nhỏ nhưng có võ” này được xếp vào gia tộc Hoàng gia của họ nhà ớt.
Những người nông dân ở Frauenkirchen, một ngôi làng nhỏ ở Áo, ai cũng mong ngóng chờ đến ngày thu hoạch Charapita -loại ớt cực hiếm và có giá đắt đỏ nhất thế giới. Theo những người dân trong làng, mỗi kilogram ớt Charapita bứt xuống khỏi cây, họ có thể bán với giá hơn 23.000 euro (gần 600 triệu đồng).
Những quả ớt Charapita nhỏ xíu nhưng lại có giá trị kinh tế vô cùng cao.
Ớt Charapita là một loại ớt hạt tiêu, màu vàng và có nguồn gốc từ các vùng phía Bắc của đất nước Peru. Sở dĩ gọi là ớt hạt tiêu vì Charapita có hình tròn với kích thước khá nhỏ, và đặc biệt là có độ cay thuộc hạng bậc nhất trong số các giống ớt từng được tìm thấy trên thế giới.
“So với các loại gia vị khác thì Charapita có vị rất cay. Tôi khuyên bạn không nên nếm thử nó hoặc dùng nó lúc tươi vì bạn không thể tưởng tượng được độ cay của nó như thế nào đâu. Nhưng khi được phơi khô rồi thì độ cay sẽ giảm đi, bọn trẻ cũng có thể ăn được”, bà Priska Stekovicz, một nông dân trong làng Frauenkirchen cho biết.
Mỗi kg ớt Charapita có giá lên tới gần 600 triệu đồng.
“Giống ớt độc đáo này chỉ sinh trưởng và phát triển tốt ở những vùng có khí hậu nóng và cần phải có sự chăm sóc cẩn thận của con người”, bà Priska nói thêm.
Một cây Charapita cho rất nhiều quả.
“Chúng tôi tin rằng Charapita là vua của tất cả các giống ớt trên thế giới. Charapita phát triển trong môi trường thiên hoang dã, nó thường mọc ở các khu rừng bên cạnh những cây lớn”, ông Erich Stekovicz, chồng Priska cho biết thêm.
Khi được sấy khô và cho vào súp gà, ớt Charapita lại có vị cay độc đáo, hấp dẫn.
Giống như nghệ tây và vani, ớt Charapita được xếp vào hang những gia vị Hoàng gia có mức giá đắt đỏ nhất thế giới.
Mặc dù còn khá mới mẻ trên thị trường Châu Âu nhưng với hương vị độc đáo và tuyệt vời, Charapita đã trở nên khá phổ biến trong hầu hết các nhà hàng cao cấp tại đây và nhiều nơi khác trên thế giới.
(Nguồn: Tổng hợp)