Giới trẻ Sài Gòn đổ xô xem hiện tượng "Trăng Máu"

Thanh Thảo - Tấn Rin,
Chia sẻ

Tối 4/4, nhiều người Sài Gòn đã tập trung xem hiện tượng trăng máu (nguyệt thực toàn phần) với niềm háo hức, thích thú khó tả.

Từ khoảng 17h chiều, hàng trăm bạn trẻ đã tập trung ở khu dân cư Tân Quy Đông (Q.7) để chờ đón hiện tượng "trăng máu". Tuy nhiên, đến 19h30, một phần mặt trăng mới xuất hiện với màu đỏ cam, khuyết.

Theo Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội, lúc 16h01, mặt trăng sẽ đi vào vùng bóng nửa tối, pha toàn phần bắt đầu lúc 18h57; đạt cực đại lúc 19h00. Pha toàn phần kết thúc lúc 19h02; pha một phần kết thúc lúc 20h44. Mặt Trăng đi ra khỏi vùng bóng nửa tối lúc 21h59 và kết thúc hoàn toàn sự kiện này.


Giới trẻ Sài Gòn đổ xô xem nguyệt thực toàn phần
Các sinh viên cũng mang theo các kính thiên văn, phục vụ những người yêu thích hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này.

Giới trẻ Sài Gòn đổ xô xem nguyệt thực toàn phần

Giới trẻ Sài Gòn đổ xô xem nguyệt thực toàn phần
Nhiều người Sài Gòn tập trung về các vùng ven để đón xem “trăng máu” thế kỉ.

Giới trẻ Sài Gòn đổ xô xem nguyệt thực toàn phần
Cuối giờ chiều, khi mặt trăng bắt đầu đi vào vùng tối của Trái Đất, hiện tượng nguyệt thực bắt đầu xảy ra

Giới trẻ Sài Gòn đổ xô xem nguyệt thực toàn phần
Bầu trời Sài Gòn thời điểm này không có mây phủ, thời tiết khá ủng hộ nên nguyệt thực toàn phần có thể quan sát rõ ràng bằng mắt thường.

Giới trẻ Sài Gòn đổ xô xem nguyệt thực toàn phần
Mặt trăng bắt đầu “đổ máu” dần.

Giới trẻ Sài Gòn đổ xô xem nguyệt thực toàn phần
Khoảng 19 giờ, nguyệt thực toàn phần xảy ra, mặt trăng biến mất hoàn toàn, chỉ còn lại một màu đỏ.


Giới trẻ Sài Gòn đổ xô xem nguyệt thực toàn phần
Đây được coi là lần nguyệt thực toàn phần thế kỉ bởi thời gian diễn ra ngắn kỉ lục chỉ 4 phút 43 giây

Giới trẻ Sài Gòn đổ xô xem nguyệt thực toàn phần

Giới trẻ Sài Gòn đổ xô xem nguyệt thực toàn phần

Giới trẻ Sài Gòn đổ xô xem nguyệt thực toàn phần
Toàn cảnh nguyệt thực toàn phần. 

Giới trẻ Sài Gòn đổ xô xem nguyệt thực toàn phần
Nguyệt thực là hiện tượng xảy ra do Mặt Trăng đi qua điểm giao nhau giữa quỹ đạo của nó quanh Trái Đất và quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời ở phía đối diện với Mặt Trời. Khi đó, nó đi vào vùng bóng tối của Trái Đất và chỉ nhận được một phần rất nhỏ ánh sáng từ Mặt Trời.  Khi nguyệt thực toàn phần diễn ra, nghĩa là lúc mặt trăng bị “nuốt chửng” hoàn toàn. Lúc đó các tia sáng từ Mặt Trời chiếu ra sẽ đến thẳng Trái đất sẽ bị khí quyển Trái Đất khúc xạ tương tự như một lăng kính. Lúc này sẽ xảy ra hiện tượng tán sắc (thành 7 sắc cầu vồng), các tia sáng có bước sóng ngắn đã bị cản lại hết, chỉ còn các tia có bước sóng dài (đỏ, cam) có thể “lượn qua” Trái Đất để rọi vào Mặt Trăng, do đó, Mặt Trăng hiện ra dưới màu đỏ, chính vì điều đó mà nguyệt thực toàn phần còn gọi là “trăng máu”.
Chia sẻ