Phương pháp hỗ trợ các cặp vợ chồng hiếm muộn nhanh có thai
Y học hiện đại ngày nay đã nghiên cứu ra nhiều phương pháp có thể giúp điều trị khả năng có con cho những người hiếm muộn.
Vợ chồng anh Huấn - chị Thoa là một trong những cặp vợ chồng đang trong tình trạng hiếm muộn. Kết hôn đã 5 năm, không dùng bất kì biện pháp bảo vệ nào trong những lần quan hệ tình dục, chú ý kiêng cữ hết mức đối với những loại thực phẩm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, áp dụng những tư thế yêu chuẩn nhất... nhưng vợ chồng chị Thoa - anh Huấn vẫn chưa một lần có tin vui. 2 năm sau khi kết hôn, không thấy dấu hiệu có thai, anh chị đã nhanh chóng đi khám nhiều nơi để mong chữa trị kịp thời.
Đã đến nhiều bệnh viện chuyên khoa và uy tín để khám nhưng ở đâu cũng kết luận khả năng sinh sản của anh Huấn - chị Thoa là bình thường, việc chưa có con có thể là do anh chị chưa "quan hệ" đúng ngày rụng trứng để tạo điều kiện cho trứng và tinh trùng gặp nhau mà thôi. Kiên trì chờ đợi và khám chữa thêm 3 năm nữa nhưng vẫn không có kết quả, anh chị bắt đầu nghĩ tới chuyện nhờ y học can thiệp để có con.
Trường hợp của chị Thoa - anh Huấn có thể coi là vô sinh không rõ nguyên nhân hay khả năng có thai theo cách tự nhiên là rất thấp cho dù cả hai đều khỏe mạnh.
Ngày nay, các cặp vợ chồng bị vô sinh không rõ nguyên nhân không phải là hiếm. Thậm chí, có những cặp vợ chồng hiếm muộn khi đi khám sản phụ khoa được kết luận hoàn toàn khỏe mạnh nhưng cũng chưa thể có con theo cách tự nhiên cho dù đã "quan hệ vợ chồng" trong nhiều năm.
Tuy nhiên, nếu rơi vào tình trạng này thì vợ chồng bạn cũng đừng lo lắng quá. Y học hiện đại ngày nay đã nghiên cứu ra nhiều phương pháp có thể giúp điều trị khả năng sinh sản cho những người hiếm muộn. Mỗi phương pháp có thể phù hợp với từng cặp đôi, vậy nên, hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ để biết phương pháp nào phù hợp nhất với mình nhé.
Dưới đây là những phương pháp có tác dụng giúp chị em hiếm muộn có thể có thai.
- Thuốc hỗ trợ sinh sản
Những loại thuốc này có thể ở dạng uống hoặc dạng tiêm. Chúng có chứa các kích thích tố để gây rụng trứng và cải thiện sản lượng trứng, từ đó tăng cơ hội mang thai. Phương pháp điều trị này phù hợp cho những phụ nữ hiếm muộn vì có vấn đề rụng trứng.
Phương pháp này có hiệu quả từ 20-60% nhưng lại có thể có các rủi ro như: đa thai hoặc mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
- Thụ tinh nhân tạo
Trong phương pháp điều trị hiếm muộn này, tinh trùng được làm sạch, sau đó được bơm trực tiếp vào tử cung của người phụ nữ thông qua một ống thông. Nếu bạn chọn phương pháp này, bạn sẽ phải uống thuốc hỗ trợ khả năng sinh sản. Phương pháp này là thích hợp cho những cặp vợ chồng mà người vợ có khả năng sinh sản bình thường nhưng người chồng lại có tinh trùng chất lượng thấp hoặc di chuyển chậm.
Thụ tinh nhân tạo có hiệu quả không cao, chỉ từ 5-25%. Bên cạnh đó, nếu không may, bạn sẽ phải đối mặt với tác dụng và rủi ro như: chảy máu âm đạo, đau trong âm đạo, đa thai, nhiễm trùng...
- Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)
Đây là phương pháp điều trị hiếm muộn cho những cặp vợ chồng thực sự không thể thụ thai một cách tự nhiên. Bác sĩ sẽ lấy trứng của người phụ nữ ra và cho kết hợp với tinh trùng trong phòng thí nghiệm (trong ống nghiệm). Sau khi sự thụ tinh xảy ra, phôi được chuyển vào tử cung của người phụ nữ để mang thai 9 tháng 10 ngày.
Phương pháp này có xác suất thành công từ 28-75% nhưng cũng có những rủi ro như phát triển đa thai, hội chứng buồng trứng đa nang, nhiễm trùng nếu dụng cụ không được khử trùng cẩn thận...
- Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI)
Phương pháp này cũng tương tự như thụ tinh ống nghiệm, sự khác biệt là trong trường hợp này chỉ có một tinh trùng được chọn để tiêm vào trứng trong ống nghiệm. Sau một vài ngày, phôi được chuyển vào tử cung và sau đó chờ kết quả. Phương pháp này thích hợp với những cặp vợ chồng có sức khỏe bình thường, tuy nhiên tinh trùng và trứng không “hợp” nhau, hiện tượng thụ tinh bình thường không xảy ra, dẫn đến vô sinh.
Phương pháp này có hiệu quả khoảng 30-35%.
Những biến chứng có thể xảy ra là: hội chứng quá phát buồng trứng do dùng hormone kích thích trong quá trình làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), các triệu chứng khác như tăng huyết áp, phù, mệt mỏi…
Ảnh minh họa
Ngoài các phương pháp trên, nếu trục trặc xuất phát từ người phụ nữ thì các bác sĩ có thể sẽ tư vấn cho các cặp vợ chồng hiếm muộn thử áp dụng hai phương pháp sau đây.
- Sử dụng trứng của người khác
Phương pháp này được áp dụng với những phụ nữ không có trứng rụng hoặc chất lượng trứng không tốt. Cũng sử dụng cách thụ tinh ống nghiệm hoặc tiêm tinh trùng vào bào tương trứng nhưng lúc này trứng được sử dụng là trứng của người khác và được thụ tinh với tinh trùng của chồng bạn. Sau đó, phôi sau đó được chuyển vào tử cung của bạn để bạn mang thai.
- Mang thai hộ
Trong trường hợp người phụ nữ bị mắc bệnh hoặc dị tật nào đó khiến tử cung không thể nuôi giữ thai thì giải pháp cuối cùng là nhờ người mang thai hộ. Cũng nhờ phương pháp thụ tinh ống nghiệm hoặc bơm tinh trùng vào bào tương trứng, trứng và tinh trùng của hai vợ chồng sẽ được thụ tinh trong phòng thí nghiệm, sau đó phôi sẽ được cấy vào tử cung của người phụ nữ khác để họ mang thai hộ.
"Ăn trái cấm" trước 18 tuổi, lãnh hậu quả nặng hơn