Ghi chép chi tiêu cẩn thận vẫn không giữ được tiền, mẹ đảm Nhật Bản hướng dẫn 5 bí quyết chỉ tốn 3 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn thành công
5 bí quyết ghi chép chi tiêu này nếu áp dụng đúng bạn chỉ tốn 3 phút/ngày để ghi chép mà vẫn quản lý tài chính và tiết kiệm thành công.
Mặc dù cuộc sống căng thẳng, vật giá tăng cao nhưng nhiều người vẫn mong tiết kiệm được một ít tiền từ đồng lương ít ỏi của mình. Vì vậy họ cố gắng hình thành thói quen ghi chép chi tiêu, hy vọng tiết kiệm được một ít từ cách làm này. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ thấy mình không thể tiết kiệm được tiền mặc dù bạn đã ghi chép và quản lý chi tiêu trong một thời gian dài?
Về vấn đề này, một bà nội trợ Nhật Bản đã chia sẻ rằng có 5 bí quyết để thành công. Bà nội trợ này là Katsuko Murakoshi. Cô ấy nói rằng ngay cả những người không giỏi quản lý tài chính cũng có thể tiết kiệm tiền thông qua việc ghi chép chi tiêu theo cách hiệu quả. Trong đó, có 5 điểm cần phải chú ý khi ghi chép như sau:
Mẹo 1: Không chia các mục ghi chép thành quá nhiều chi tiết
Tôi tin rằng hầu hết mọi người sẽ cố gắng ghi lại mọi khoản rõ ràng khi họ thực hiện việc ghi chép chi tiêu ngay từ đầu. Chẳng hạn như "chi phí thực phẩm", "chi phí thiết yếu hàng ngày", "chi phí vận chuyển", "chi phí vật tư vệ sinh", "chi phí nguyên liệu thực phẩm",... càng chi tiết càng tốt.
Tuy nhiên, Katsuko Murakoshi tin rằng các mặt hàng như nhu yếu phẩm hàng ngày và nguyên liệu thường được mua trong siêu thị cùng một lúc, vì vậy chúng có thể được đưa vào cùng một mặt hàng, chẳng hạn như "chi phí sinh hoạt".
Cố gắng ghi chép bao quát thay vì chi tiết, cách này sẽ dễ dàng cho người phụ nữ quản lý tài chính mà không tốn quá nhiều thời gian.
Mẹo 2: Xem xét chi tiêu khi ghi chép
Katsuko Murakoshi chỉ ra rằng ghi chép chi tiêu không chỉ là việc “ghi chép” bằng tay, mà còn thông qua việc suy nghĩ, xem xét lại “bạn đã chi tiêu như thế nào?”. Và những khoản chi nào cần thiết để kiểm soát mức tiêu dùng của chính mình.
Điều quan trọng là phải xem xét lại mức tiêu dùng và những lý do khiến bạn không thể tiết kiệm tiền một cách suôn sẻ.
Mẹo 3: Đặt số tiền tiết kiệm “có thể tiếp cận được”
Quản lý tiền có nghĩa là học cách kiểm soát chi tiêu và lập ngân sách là điều kiện tiên quyết quan trọng. Bạn nên đặt mục tiêu tiết kiệm "có thể đạt được và không gây khó khăn quá nhiều" trước khi bắt đầu ghi chép. Cố gắng hoàn thành nhiệm vụ này bằng cách phân tích và cân đối khi chi tiêu.
Mẹo 4: Hãy để số tiền tiết kiệm hàng tháng có "cảm giác tồn tại"
Khi tổng kết chi tiêu hàng tháng, nếu bạn có thể viết ra và ghi lại số tiền bạn tiết kiệm được bằng một phông chữ đặc biệt dễ thấy, bạn sẽ cảm thấy mình hoàn thành công việc. Cảm giác sẽ rất tuyệt vời khi nhìn lại, điều này sẽ kích thích cảm xúc của bạn muốn tiết kiệm nhiều hơn.
Mẹo 5: Đánh dấu những ngày bạn không tiêu tiền
Quả thực rất khó để có "ngày chi tiêu 0 đồng" nhưng bạn cũng có thể cố gắng dành ra một vài ngày không chi tiêu trong một tháng và đặc biệt là cần phải đánh dấu nổi bật những ngày này.
Bằng cách này, hành vi này sẽ hình thành một ẩn ý trong lòng bạn, cho phép bản thân chủ động tiết giảm chi tiêu, hơn nữa “ngày không tiêu” sẽ càng xảy ra nhiều hơn, điều này càng nâng cao hiệu quả tiết kiệm. Không chi tiêu, bạn càng tiết kiệm được nhiều tiền hơn.
Theo businesstoday