Gặp lại "người rừng sống trên cây giữa Thủ đô" trên vùng núi Ba Vì
Ông Trương Văn Tuất, người sống suốt 4 năm trong các lùm cây cạnh sông Tô Lịch mà mọi người nhớ tới với cái tên "người rừng giữa Thủ đô" nay đã có một cuộc sống mới...
Trước Tết, với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, "người rừng" Trương Văn Tuất sống lay lắt tại túp lều cạnh sông Tô Lịch đã được đưa lên Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ khuyết tật (Thụy An - Ba Vì - Hà Nội).
Giữa tháng 12/2013 chúng tôi thực hiện loạt bài về cuộc sống "người rừng"tại lùm cây cạnh sông Tô Lịch thì cuộc sống của ông Trương Văn Tuất vô cùng vất vả. Mặc dù có 2 người con, 1 gái 1 trai nhưng số phận éo le khiến ông phải lang thang và chọn lùm cây cạnh sông để sinh sống.
Tại đây, ông được chăm sóc, ăn ở đàng hoàng nên ông có phần trẻ ra và khỏe thêm, nhưng quan trọng nhất, ông đã gặp được người tri kỷ của mình. Với câu chuyện kể rất thú vị dưới đây...
Cuối năm 2013 với sự phối hợp giữa chính quyền địa phương, ông Tuất đã được đưa lên Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật (Thụy An - Ba Vì - Hà Nội).
Gặp lại chúng tôi, ông Tuất vô cùng vui mừng. Dường như với ông không có gì quý hơn là được bầu bạn, trò chuyện và lắng nghe những câu chuyện không đầu không cuối của ông. "Lâu lắm mới gặp lại chú, xin chào, xin chào. Vào đây uống với tôi chén trà và hút điều thuốc lào đi", ông Tuất nói.
Ở Trung tâm, ông Tuất ban đầu được bố trí ở một mình và được chu cấp giường - chiếu, quần áo, các dụng cụ tư trang cá nhân... chứ không như thời ông sống trong túp lều rách cạnh sông Tô Lịch.
Khoe với chúng tôi về nơi ở mới, ông Tuất vui vẻ kể: "Đây này nhà cấp 4 chắc chắn đấy nhé, mưa to cũng chẳng bao giờ sợ ướt. Cửa là cửa kính đàng hoàng, không sợ mưa phả hay nắng chiếu vào gì nữa".
Chiếc móc sắt - là kỷ vật duy nhất với ông Tuất mang theo được khi chuyển từ túp lều lên Trung tâm. Ông nói: "Chính chiếc móc này đã nuôi sống tôi dưới kia, tôi đi lang thang nhiều nơi rồi dùng chiếc móc này để móc chai lọ bán lấy tiền. Thế nên tôi phải giữ làm kỷ niệm.
Ở trên này ngày ngày ông Tuất tự phục vụ cho mình gần như tất cả các công việc như: ăn uống, tắm giặt, rèn luyện sức khỏe và cả trí tuệ nữa...
Thú vui của ông hàng ngày là đọc sách. Ông khoe: "Vừa rồi tôi vừa đọc xong bộ Tam Quốc Diễn Nghĩa và chuẩn bị đọc đến Thủy Hử, Hồng Lâu Mộng đấy. Đọc xong mới thấy cái tài, cái thuật và trí tuệ của người xưa thật giỏi, mình phải học hỏi họ rất nhiều đấy".
Nhưng điều làm ông Tuất vui nhất đó là tình cờ gặp lại người đồng môn, người cùng làm việc với ông thời trai trẻ đó là ông Quang Anh. "Đợt trước Tết ban đầu ông Tuất có nhận ra tôi đâu, nhưng tôi nhận ra ông ấy bởi vì từ giọng nói đến phong cách chẳng đổi thay gì. Ngày xưa tôi và ông ấy cùng làm việc trên đê Hồng Hà", ông Quang Anh kể.
Ông Quang Anh - bị cụt đôi chân không thể di chuyển. Ông Quang Anh - Ông Tuất hai người bạn thời trai trẻ chơi cùng nhau, làm cùng đơn vị nhưng số phận éo le, cuộc đời xô đẩy nhưng cuối cùng lại được gặp nhau tại Trung tâm bảo trợ. Họ được cán bộ trung tâm bố trí ở cùng phòng và tự chăm sóc, lo toan cho nhau...
Tuy vậy nhưng ông Tuất cũng nhiều lúc buồn lắm bởi từ khi lên trên này con cái rất ít lên thăm. Theo ông Tuất thì dù hơn 4 tháng trôi qua nhưng con gái chỉ lên thăm 1-2 lần.
Giữa tháng 12/2013 chúng tôi thực hiện loạt bài về cuộc sống "người rừng"tại lùm cây cạnh sông Tô Lịch thì cuộc sống của ông Trương Văn Tuất vô cùng vất vả. Mặc dù có 2 người con, 1 gái 1 trai nhưng số phận éo le khiến ông phải lang thang và chọn lùm cây cạnh sông để sinh sống.
Tại đây, ông được chăm sóc, ăn ở đàng hoàng nên ông có phần trẻ ra và khỏe thêm, nhưng quan trọng nhất, ông đã gặp được người tri kỷ của mình. Với câu chuyện kể rất thú vị dưới đây...
Cuối năm 2013 với sự phối hợp giữa chính quyền địa phương, ông Tuất đã được đưa lên Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật (Thụy An - Ba Vì - Hà Nội).
Gặp lại chúng tôi, ông Tuất vô cùng vui mừng. Dường như với ông không có gì quý hơn là được bầu bạn, trò chuyện và lắng nghe những câu chuyện không đầu không cuối của ông. "Lâu lắm mới gặp lại chú, xin chào, xin chào. Vào đây uống với tôi chén trà và hút điều thuốc lào đi", ông Tuất nói.
Ở Trung tâm, ông Tuất ban đầu được bố trí ở một mình và được chu cấp giường - chiếu, quần áo, các dụng cụ tư trang cá nhân... chứ không như thời ông sống trong túp lều rách cạnh sông Tô Lịch.
Khoe với chúng tôi về nơi ở mới, ông Tuất vui vẻ kể: "Đây này nhà cấp 4 chắc chắn đấy nhé, mưa to cũng chẳng bao giờ sợ ướt. Cửa là cửa kính đàng hoàng, không sợ mưa phả hay nắng chiếu vào gì nữa".
Chiếc móc sắt - là kỷ vật duy nhất với ông Tuất mang theo được khi chuyển từ túp lều lên Trung tâm. Ông nói: "Chính chiếc móc này đã nuôi sống tôi dưới kia, tôi đi lang thang nhiều nơi rồi dùng chiếc móc này để móc chai lọ bán lấy tiền. Thế nên tôi phải giữ làm kỷ niệm.
Ở trên này ngày ngày ông Tuất tự phục vụ cho mình gần như tất cả các công việc như: ăn uống, tắm giặt, rèn luyện sức khỏe và cả trí tuệ nữa...
Thú vui của ông hàng ngày là đọc sách. Ông khoe: "Vừa rồi tôi vừa đọc xong bộ Tam Quốc Diễn Nghĩa và chuẩn bị đọc đến Thủy Hử, Hồng Lâu Mộng đấy. Đọc xong mới thấy cái tài, cái thuật và trí tuệ của người xưa thật giỏi, mình phải học hỏi họ rất nhiều đấy".
Nhưng điều làm ông Tuất vui nhất đó là tình cờ gặp lại người đồng môn, người cùng làm việc với ông thời trai trẻ đó là ông Quang Anh. "Đợt trước Tết ban đầu ông Tuất có nhận ra tôi đâu, nhưng tôi nhận ra ông ấy bởi vì từ giọng nói đến phong cách chẳng đổi thay gì. Ngày xưa tôi và ông ấy cùng làm việc trên đê Hồng Hà", ông Quang Anh kể.
Ông Quang Anh - bị cụt đôi chân không thể di chuyển. Ông Quang Anh - Ông Tuất hai người bạn thời trai trẻ chơi cùng nhau, làm cùng đơn vị nhưng số phận éo le, cuộc đời xô đẩy nhưng cuối cùng lại được gặp nhau tại Trung tâm bảo trợ. Họ được cán bộ trung tâm bố trí ở cùng phòng và tự chăm sóc, lo toan cho nhau...
Tuy vậy nhưng ông Tuất cũng nhiều lúc buồn lắm bởi từ khi lên trên này con cái rất ít lên thăm. Theo ông Tuất thì dù hơn 4 tháng trôi qua nhưng con gái chỉ lên thăm 1-2 lần.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phùng Công Lợi (PGĐ Trung tâm) cho biết: "Từ khi lên đây, ông Tuất phấn chấn và yêu đời hơn, điều quan trọng nhất là ông gặp được người bạn của mình hồi trai trẻ là ông Quang Anh. Chúng tôi đã bố trí cho ông Tuất và ông Quang Anh ở cùng phòng. Vì vậy ông Tuất cũng có thời gian trò chuyện, bầu bạn với ông Quang Anh hơn".