Gặp cô gái làm từ thiện từng bị kỳ thị vì xăm hình
Vừa thấy bóng dáng cô gái với hình xăm kín lưng và bắp đùi, gia đình bệnh nhân và các y bác sĩ đều e ngại không muốn tiếp xúc, nhưng đến khi cô gái ấy ngồi xuống bên cạnh bệnh nhân để trò chuyện, mọi rào cản như được xóa bỏ.
Cô gái trẻ đó là Hồ Thị Xuân Hương, sinh năm 1992, ngụ Quận 8, TPHCM. Từ khi bắt đầu chia sẻ những thông tin, hoàn cảnh nghèo lên facebook để vận động mọi người đến thăm người bệnh, quyên góp cho người có hoàn cảnh khó khăn, facebook Hồ Xuân Hương đã có gần 5.000 người kết bạn và gần 9.000 lượt theo dõi.
Facebook Hồ Xuân Hương với thông tin đầu tiên chia sẻ về trường hợp em bé 26 tháng tuổi bán bột chiên cùng bà ngoại đã khiến cộng đồng xót xa.
Chân dung cô gái trẻ Hồ Thị Xuân Hương.
Đi theo con đường từ thiện sau tai nạn đau lòng của người em ruột
Hương là con gái thứ 3 trong gia đình có 4 anh chị em. Người em trai út của cô là đã từng bị tai nạn giao thông phải cưa bỏ một bên chân. Hương cho biết: “Thời gian đó là nỗi kinh hoàng với gia đình tôi, phải chứng kiến con em mình mất đi vĩnh viễn một phần than thể, là điều không dễ dàng gì. Chính vì thế mà khi gặp những trường hợp bất hạnh hơn em mình tại bệnh viện, tôi hiểu được nỗi đau của chính họ, của người thân, gia đình nên chỉ muốn ủng hộ một phần nhỏ nào đó cho những mảnh đời đó đủ nghị lực vượt qua khó khăn này”.
Mỗi ngày, khi nhận được thông tin
từ bạn bè về những hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ, Hương sẽ đến tận nơi để xác
nhận tình trạng bệnh, tình hình tài chính gia đình của người cần giúp đỡ và
chụp ảnh, viết bài đăng facebook kêu gọi các mạnh thường quân quyên góp tiền
giúp đỡ.
Hương làm công việc này mới chỉ từc
hơn nửa năm nay, trong một lần tình cờ đi thăm hoàn cảnh của ông Nguyễn Quang
Trung, SN 1963, người đàn ông phải nạo xương 13 lần. Sau
lần đi thăm ông Trung, Hương vận động quyên góp giúp ông trên facebook và đã
thu được số tiền trong 2 đợt là 50 triệu đồng. Sau lần đó, thấy số tiền quyên
góp vẫn còn được nhiều người chuyển khoản về, Hương quyết định tìm kiếm những
hoàn cảnh cần giúp đỡ khác tại các bệnh viện lớn nhỏ trong thành phố để giúp đỡ
thêm nhiều người nữa.
Hương trong lần quyên góp thứ hai cho ông Trung.
Hương thẳng thắn chia sẻ: “Theo
thống kê của tôi, thì trong vòng từ 10 – 15 ngày, số tiền trong tài khoản lên
đến 50 triệu đồng, tôi chia ra cho khoảng 5 trường hợp, 2 trường hợp nặng cần
tiền viện phí ứng trước thì tôi sẽ trích cho bên đó trước, số tiền còn lại chia
cho các trường hợp mới hơn hoặc những người bệnh bị phát sinh các khoản phí
khác mà không thể xoay sở kịp”.
Từng bị kỳ thị vì xăm hình
Không chỉ xăm kín lưng, bàn chân cô gái cũng đầy hình xăm
Với hình xăm kín lưng và từ bắp đùi trở xuống, khi vào bệnh viện cầm tiền quyên góp cho gia đình bệnh nhân, lúc nào Hương cũng phải chịu những ánh nhìn không mấy thiện cảm của mọi người. Người thì tò mò không biết cô gái có dáng vẻ như “dân chơi” này sao lại lảng vảng tại các phòng bệnh để hỏi thăm bệnh nhân, người thì e ngại khi tiếp xúc với Hương trong lần đầu gặp mặt.
Tuy nhiên, Hương vẫn để lộ những hình xăm mà không hề có ý nghĩ phải giấu đi. Hương nói: “Tôi xăm hình trên bắp đùi đã được một năm nay và luôn thấy tự hào về nó, tất cả những hình xăm trên cơ thể tôi, ngoài thẩm mỹ ra thì nó còn mang những ý nghĩa đặc biệt mà tôi không hề muốn che giấu nó."
Mặc dù e ngại trong những lần đầu
nhưng chỉ sau ít phút trò chuyện, chăm sóc bệnh nhân, Hương đã lấy được thiện
cảm của gia đình người bệnh và họ cũng mở lòng chia sẻ với cô gái những khó
khăn của mình. Nhiều người được giúp đỡ luôn nhắn tin cảm ơn Hương, báo cho cô
biết tình trạng sức khỏe của mình, số tiền mình được quyên góp sau khi Hương
đăng status trên facebook là bao nhiêu.
Nhiều trường hợp ở các tỉnh xa nhưng khi nhận được thông tin người bệnh, Hương đều gọi lại để hỏi thăm gia đình và hỏi địa chỉ, số tài khoản ngân hàng của gia đình. Sau đó Hương viết bài lên facebook kèm địa chỉ và tài khoản của người đó để bạn đọc gần khu vực đó có thể đến thăm hoặc chuyển khoản.
Hương kinh doanh tại nhà từ 3,4
năm nay. Cô mở đầu bằng việc bán tất cả những mặt hàng mình có thể lấy giá rẻ
như bánh mì, trái cây… cho đến quần áo, mỹ phẩm. Công việc kinh doanh tự do
giúp cô kiếm được 10 – 15 triệu mỗi tháng. Có những tháng “đột phá”, thu nhập
của Hương lên đến 20 triệu đồng.
“Từ lúc đi theo con đường
từ thiện để giúp đỡ người khác, mình phải chia sẻ công việc kinh doanh cho một
người khác nữa vì cả ngày đi thăm bệnh thì không còn thời gian đi lấy hàng,
giao hàng như lúc trước, tuy nhiên thu nhập vẫn ổn định”, Hương nói. Với số
tiền lời kiếm được hàng ngày, Hương góp cho mỗi hoàn cảnh từ 500 nghìn đến 1 triệu
đồng trong lần gặp đầu tiên và kêu gọi quyên góp để quay lại đưa tiền cho người
bệnh trong các lần sau.
Hơn nửa năm làm từ thiện, Hương
chia sẻ không phải lúc nào cô cũng cảm thấy vui vẻ, thanh thản mà trái lại, có
những vụ việc xảy ra khiến Hương cảm thấy đau đớn, thậm chí có trường hợp làm
Hương bức xúc nhưng không biết làm gì hơn.
Hương kể, có một người phụ nữ tên T. trong một lần mắc trọng bệnh không có tiền chữa trị nên Hương đã kêu gọi mọi người đến thăm và trực tiếp quyên góp cho bà T., những nhà hảo tâm ở xa thì chuyển khoản để Hương đem đến trực tiếp cho bà. Sau một tuần, nhiều người trên facebook cũng nói đã đến thăm và tặng quà, tiền bạc, thuốc thang cho bà T nhưng khi Hương đến hỏi bà đã nhận được bao nhiêu tiền rồi, thì bà bảo: “Mới có 2,3 triệu à cô”. Nhưng những người hàng xóm xung quanh cho biết từ lúc thông tin của bà T. đăng trên facebook của Hương, số tiền quyên góp của bà lên đến vài chục triệu rồi.
Cảm thấy bà T. không trung thực, Hương đã quyết định ngừng quyên góp cho trường hợp này. Hương nói: “Tôi không tiếc tiền cho những người khó khăn thật sự, nhưng với những người cố tình lợi dụng lòng trắc ẩn của mọi người, không trung thực, thì tôi không muốn giúp đỡ nữa. Như trường hợp chú Long, người phân luồng giao thông bị đánh nhập viện, khi tôi đến đưa tiền, vợ chồng chú Long còn thẳng thắn bảo tiền mọi người góp đã nhiều lắm rồi và bảo tôi để dành số tiền đó cho những hoàn cảnh khác. Sự trung thực, không tham lam tiền từ thiện, đó mới là yêu cầu tôi đặt lên hàng đầu trước một hoàn cảnh cần giúp đỡ”.
Khi nhận được thông tin về hoàn cảnh khó khăn nào, Hương đều đến tận nơi xem xét trước khi đăng thông tin kêu gọi quyên góp vì sợ mình giúp đỡ lầm người trong khi còn nhiều mảnh đời cần sự quan tâm hơn của cộng đồng.
Giúp đỡ nhiều hoàn cảnh, Hương
bảo nhớ nhất là trường hợp của bé Hoàng Thị Phương Vy, quê ở Đắk Lắk. Bé Vy năm
nay 12 tuổi. Hồi 1 tuổi rưỡi, sau khi chích ngừa viêm não Nhật Bản, bé đã
bị sốt bại liệt, não cũng bị ảnh hưởng, chỉ nằm một chỗ hơn 10 năm qua.
Hương đến chăm sóc và mua tặng bé Vy con gấu bông làm kỷ niệm những ngày bé trị bệnh tại Sài Gòn.