Gan mật - anh em song sinh trong lục phủ ngũ tạng: 4 điều cần biết để chăm sóc đúng

Trần Quỳnh,
Chia sẻ

Gan và mật được ví như “anh em song sinh”, “huynh đệ chung hoạn nạn”. Chú trọng chăm sóc tốt cho cả hai cơ quan này sẽ đảm bảo sức khỏe cho chúng ta.

Gan và mật - cặp "anh em song sinh" trong lục phủ ngũ tạng

Theo Tây y, túi mật nằm ở vị trí mặt dưới của thùy gan phải. Mật với gan được nối liền bởi ống mật. Dịch mật do gan tiết ra sẽ chảy qua ống mật, xuống túi mật và được dự trữ tại cơ quan này.

Khi tiêu hóa thức ăn, túi mật sẽ co bóp và đẩy dịch mật vào đường ruột để hỗ trợ quá trình tiêu hóa – hấp thu. Trường hợp gan bị bệnh, ống mật sẽ bị tắc nghẽn và gây ảnh hưởng tới quá trình cung cấp dịch mật.

Ngược lại, nếu ống mật bị tắc nghẽn do các vấn đề về mật như viêm, kết sỏi, xuất hiện khối u,... túi mật không chỉ bị sưng lên mà còn có nguy cơ bị thủng. Khi đó, dịch mật tiết ra không thể chảy về túi mật, khiến gan gặp vấn đề.

Vì vậy, có thể nói gan và mật có mối quan hệ mật thiết, thậm chí còn được ví như "anh em cùng chung hoạn nạn".

Gan mật - anh em song sinh trong lục phủ ngũ tạng: 4 điều cần biết để chăm sóc đúng - Ảnh 1.

Cả Tây y và Trung y đều khẳng định mối quan hệ khăng khít giữa gan và mật. (Hình minh họa: Nguồn Internet).

Theo Trung y, gan và mật có mối quan hệ về kinh lạc. Cổ nhân ví mật như "phủ" của gan và coi hai cơ quan này giống như "anh em song sinh".

Trong việc chữa trị, Trung y thường tiến hành điều trị gan - mật cùng lúc. Những nhận thức của Trung y và Tây y về vấn đề giải phẫu gan, mật cũng tương đối giống nhau.

Giới y học đều khẳng định, mật phụ thuộc vào gan, dịch mật bắt nguồn từ gan, mạch gan hạ lạc ở mật, mạch mật thượng lạc ở gan, tạo thành quan hệ trong – ngoài tạng phủ.

Khi ở trạng thái bình thường, hai cơ quan này phối hợp nhuần nhuyễn với nhau. Trong trường hợp một cơ quan bị bệnh, cơ quan còn lại cũng sẽ chịu nhiều ảnh hưởng.

Mách bạn bí quyết bổ gan, dưỡng mật đơn giản, hiệu quả

Khi đã hiểu rõ mối quan hệ mật thiết giữa gan và mật, chúng ta sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc trị liệu cả hai cơ quan cùng một lúc.

Ví dụ, nếu gan bị "hỏa vượng", "thấp nhiệt" sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau sườn, miệng đắng, da vàng, nôn mửa. Lúc đó, việc áp dụng các biện pháp trị liệu gan và mật cùng lúc, dùng dược liệu giúp thanh gan, bổ mật sẽ đạt được hiệu quả như ý.

Tuy có mối quan hệ không thể tách rời, nhưng bản thân gan và mật đều đảm nhiệm những nhiệm vụ riêng biệt.

Trung y ví gan như "bể máu" (huyết hải), có tác dụng tích trữ và điều hòa máu, giúp máu tuần hoàn đi khắp các cơ quan nuôi dưỡng cơ thể. Trong khi đó, mật là đảm (đởm), một trong "lục phủ". Mật là phủ trung tính, có liên quan mật thiết tới gan. Do có chưa "tinh" (dịch mật) nên trở thành phủ đặc biệt trong lục phủ.

Theo sách "Tố vấn", tất cả 11 tạng phủ đều theo sự quyết đoán của mật. Cơ quan này có thể duy trì và đảm bảo sự vận hành bình thường của khí huyết. Khi mật bị suy yếu chức năng, tinh thần sẽ bị tổn thương và suy nhược, dần dần dẫn đến bệnh tật cho cơ thể.

Gan mật - anh em song sinh trong lục phủ ngũ tạng: 4 điều cần biết để chăm sóc đúng - Ảnh 2.

Do sở hữu mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ, vì vậy chỉ cần mật hoặc gan gặp vấn đề, cơ quan còn lại cũng sẽ "lãnh đạn". (Hình minh họa: Nguồn Internet)

Trong quá trình dưỡng sinh, việc bảo vệ và bồi bổ cho gan và mật là việc không thể bỏ qua, cũng không thể tách rời. Để chăm sóc tốt cho hai cơ quan này, bạn cần chú ý thực hiện những điều sau:

Thứ nhất, đảm bảo giấc ngủ: Ngủ trưa đều đặn và đi ngủ trước giờ Tý (trước 23h tối) là cách để bổ gan, dưỡng mật. Bởi giờ kinh đảm (kinh mật) vượng nhất vào giờ Tý, kinh can (kinh gan) vượng nhất vào giờ Sửu. Đảm bảo ngủ sâu trước 23h có tác dụng tư âm tiềm dương, tạo điều kiện cho gan phục hồi, máu gan được thanh lọc và dịch mật được làm mới.

Thứ hai, mùa xuân nên dậy sớm: Trung y cho rằng 5h sáng là lúc thích hợp nhất để thức dậy khi thời tiết đã bước vào mùa ấm áp. Dậy quá muộn vào mùa xuân đặc biệt không có lợi cho việc lưu thông khí huyết trong cơ thể.

Thứ ba, duy trì tâm trạng tích cực: Tâm trạng tiêu cực sẽ gây ảnh hưởng xấu tới gan. Vì vậy cổ nhân có câu "tức giận hại gan". Nếu cơ quan này bị tổn thương lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng xấu cho mật, đồng thời còn có thể dẫn đến các bệnh tinh thần như trầm cảm, mất ngủ,...

Thứ tư, dùng thực phẩm bổ đúng cách: Người thể trạng hàn tính, khí gan không đủ có thể ăn đường đỏ, a giao, đương quy, nhân sâm, sữa ong chúa, long nhãn,... Ngược lại, người gan dương quá thịnh nên ăn các loại rau tính bình hoặc tính lạnh như cần tây, rau chân vịt, giá,...

Theo  People.com.cn

Chia sẻ