Gái có công, sao chồng vẫn phụ?

Theo TGPN,
Chia sẻ

Sau khi rời tòa, một mình đi về căn nhà to rộng trong cô độc. Vừa đi My vừa ngộ ra một điều, thì ra khi cho đi mà không đúng cách thì người nhận cũng chẳng sung sướng gì.

Hơn một năm kể từ ngày yêu, họ chính thức làm đám cưới. Ban đầu, My tự hứa sẽ cam chịu với cuộc sống làm dâu trong căn hộ chật chội của nhà chồng. Hai tháng trôi qua, My đành giơ tay đầu hàng chính mình vì cô thấy cuộc sống quá bức bối và mình không thể nào hòa nhập được. Cô nằn nì với chồng được xin ra ở riêng. Huy không nghe, bảo tiền thuê nhà cũng còn không có. My bảo đừng lo, em sẽ có cách. Chỉ sau một ngày nghỉ về nhà ngoại, không hiểu My tỉ tê kiểu gì mà ông bà thương con gái, cho mượn hẳn số tiền lớn để mua một căn hộ chung cư.

Từ ngày có nhà riêng, cuộc sống bắt đầu an cư. My bàn với chồng chú tâm vào chuyện lạc nghiệp. Huy đồng ý. Anh cũng đi nộp hồ sơ, thử việc ở một vài công ty nhưng chỉ được vài tuần là bỏ. Huy thấy nản. Cứ ra ngoài thì không sao, về đến nhà là mặt mũi rầu rầu. Thấy tâm trạng con rể như vậy, bố mẹ vợ lại lo con gái mình bị khổ nên lại đứng ra lo tìm việc giúp. Qua lời giới thiệu của bố My, Huy được nhận vào làm việc trong một công ty chuyên về xuất nhập khẩu linh kiện điện tử. Vì học về xã hội, đi làm trái ngành, ban đầu, công việc của Huy rất khó khăn. Huy thấy nản. Thấy vậy, My sợ chồng lại bỏ việc nên ra sức động viên anh “Hay là buổi tối anh đi học thêm một khóa về chuyên ngành mình đi làm?”. Huy hỏi: “Học phí thế nào?”. My bảo: “Đừng lo, em đã hỏi rồi, không đắt lắm đâu”. “Anh ngại đi học lắm”. “Công việc của em cũng đang liên quan ít nhiều đến ngành này. Em cũng sẽ đi học cùng anh cho vui nhé”. Thế Huy mới gật.

Ba năm trôi qua sau ngày cưới, My định có con nhưng Huy bảo: “Từ từ, anh vừa làm quen với công việc”. Năm năm trôi qua, My định có con, Huy bảo: “Nếu em muốn sinh con, chắc em phải vất vả nhiều vì anh không thể dành nhiều thời gian cho gia đình, công việc của anh đang bắt đầu phát triển theo hướng tốt”. My gật đầu: “Anh cứ lo cho công việc, em sẽ tự thu xếp được việc nhà”. Bảy năm sau ngày cưới, Huy lên đường đi tu nghiệp ở nước ngoài.


Nhưng thời gian gần đây, bỗng nhiên Huy ngỏ ý muốn chia tay vợ.

My choáng váng không thể tin đó là sự thật. (Ảnh minh họa)

Vừa phải nuôi con nhỏ vừa phải đón bố mẹ chồng về ở cùng vì giờ các cụ đã già, lại ốm đau liên miên. My đành phải nghỉ việc không lương đợi chồng. Thỉnh thoảng anh gửi thư, gọi điện về bảo vợ “Em có vất vả lắm không? Cố gắng nhé!”. My vẫn mỉm cười động viên chồng: “Anh đừng lo, cứ tập trung học hành cho thật tốt”. Mười năm sau ngày cưới, Huy trở thành người chồng thành đạt đúng như những gì ngày xưa My từng tin tưởng. Anh tách khỏi công ty cũ ra làm giám đốc một công ty riêng. Họ đã bán căn hộ cũ và chuyển về ở trong một biệt thự ở khu đô thị mới. Gia đình họ, vợ và chồng mỗi người đi lại bằng một ô tô riêng. Con trai của họ được vào học ở trường quốc tế. Ai nhìn vào cũng thấy cuộc sống của gia đình họ rất đáng để ngưỡng mộ.

Nhưng thời gian gần đây, bỗng nhiên Huy ngỏ ý muốn chia tay vợ. My choáng váng không thể tin đó là sự thật.

Ngày ra tòa, Chánh án hỏi vì sao chia tay, Huy bảo anh muốn từ bỏ những thứ không phải là của mình. Bởi vì cứ mỗi lần nhà có khách, mỗi khi kể về gia đình là lần anh lại nghe thấy điệp khúc nhờ mẹ vợ mới mua được nhà, nhờ bố vợ, chồng mới xin được việc tốt, nhờ anh trai vợ mới mua được ô tô, nhờ vợ chịu hy sinh tuổi trẻ, sự nghiệp thì chồng mới được đi học… Anh biết anh phải mang ơn vợ nhiều. Vợ có nhiều công trong việc tạo dựng anh hôm nay. Nhưng việc ở lại với nhau thì không thể nữa. Huy tình nguyện ra đi tay trắng, không cần phân chia bất kỳ tài sản nào.

Sau khi rời tòa, My một mình đi về căn nhà to rộng trong cô độc. Vừa đi cô vừa ngộ ra một điều rằng, thì ra khi cho đi mà không đúng cách thì người nhận cũng chẳng sung sướng gì.

Chia sẻ