Gà chết 25.000đ/kg, mua về làm lẩu bán
Gà vịt chết được gọi là "hằng nằm". “Dân làm lẩu toàn lấy loại hàng này, mất cánh hoặc thâm tím cũng không vấn đề gì”, anh P. tiết lộ.
Cúm A (H5N1) đang bùng phát trở lại sau 2 năm vắng bóng khiến 2 người vừa tử vong. Nhưng ở một số chợ đầu mối ở Hà Nội, gia cầm không rõ nguồn gốc vẫn bày bán tràn lan, trong đó không ít gia cầm chết.
Đi buôn gà, sướng nhất là mua được cả đàn gà bệnh
Trong vai một chủ quán cơm bình dân muốn tìm gia cầm giá rẻ tại chợ đầu mối phía Nam và chợ đầu mối Long Biên, chúng tôi chứng kiến những hình ảnh kinh hoàng về mua, bán gia cầm chết với giá “bèo”.
Ghé một gian hàng nằm giữa khu buôn bán, giết mổ gia cầm tại chợ đầu mối phía Nam, tôi được hai vợ chồng chủ hàng giới thiệu giá từng loại hàng. Biết tôi có nhu cầu tìm gà, ngan chết, anh chồng tên P. xởi lởi: “Quán cơm thì không cần hàng ngon, cứ lấy 'hàng nằm' thôi. Loại chết còn đỏ thịt thì 25.000/kg, ngan chết thì 30.000 – 40.000/kg. Muốn lấy bao nhiêu cũng có”. Chỉ tay vào đống gà bốc mùi trước mặt, anh P. thao thao: “Dân làm lẩu toàn lấy loại hàng này, mất cánh hoặc thâm tím cũng không vấn đề gì”.
Anh P. cho biết thêm, đi buôn gà sướng nhất là mua được cả đàn gà bị bệnh, giá rẻ bán ra lãi 20.000 – 30.000 đồng/kg. Con nào khỏe khỏe chút vẫn bán hàng tươi bình thường, ốm (bệnh) thì mổ đem ra chợ bán, còn chết thì thịt ướp lạnh, cung cấp cho các quán cơm. Vợ chủ hàng thêm vào câu chuyện với lời khẳng định: “Ngan hay gà chết tụi em vẫn bán bình thường. Vấn đề là thịt còn đỏ hay đã thâm tím thì giá chênh nhau chút. Nói chung, muốn hàng gì cũng có”.
Sang một gian hàng khác trong dãy, cô chủ hàng tên T. hồ hởi: “Toàn ngan, gà từ chợ gia cầm Hà Vĩ (Thường Tín, Hà Nội), về ấy mà. Chú mở quán bình dân thì lấy loại chết còn đỏ này mà bán, giá rẻ, chị em kiếm mỗi người ít lãi”.
Lang thang qua gần 30 gian hàng thuộc khu buôn bán gia cầm trong chợ đầu mối phía Nam, cùng các gian hàng gia cầm trong chợ Long Biên, có đến hơn một nửa sẵn sàng cung cấp ngan, gà chết với số lượng lớn. Một chủ hàng tên Q. trong chợ Long Biên, khẳng định: “Mở quán cơm mà lấy hàng ngon thì làm sao có lãi. Gà chết giá rẻ, nấu chín lên có mà trời biết. Các quán cơm, nhà hàng họ toàn ra đây lấy hàng”.
Bán chứ ăn đâu mà sợ
Ngoài các loại gia cầm thì thịt gà, đùi gà, tỏi gà, lòng mề gà đông lạnh nhập lậu từ Trung Quốc cũng được bày bán công khai tại các gian hàng trong chợ. So với hàng tươi sống, hàng đông lạnh giá “mềm” hơn khá nhiều. Tùy vào lượng hàng mua mà chủ hàng sẽ đưa ra những mức giá khác nhau. Trung bình giá một kg đùi gà đông lạnh là 30.000 – 35.000 đồng và một kg lòng mề đông lạnh cũng chỉ có 40.000 đồng. Tuy nhiên chất lượng của nó thì người bán nhất định không nói.
Khi chúng tôi đề cập đến dịch cúm gia cầm đang hoành hành, chủ hàng tên T. thản nhiên: “Bán thôi chứ mình có ăn đâu mà sợ, hơn nữa lại suốt ngày tiếp xúc với nó, ngửi mùi đã sợ rồi. Hàng đông lạnh hay hàng gà ốm chết chủ yếu bán cho các quán cơm vỉa hè, quán nhậu thôi”.
Vào cửa hàng của chị H., chuyên bán mặt hàng gia cầm và thịt gia cầm đông lạnh trong chợ đầu mối phía Nam, chúng tôi còn được chính chủ hàng tiếp thị: “Mua đồ đông lạnh này về để vài tháng cũng không sao. Hàng chết thì phải làm ngay. Nhưng không nên ăn những loại hàng này”
Đi buôn gà, sướng nhất là mua được cả đàn gà bệnh
Trong vai một chủ quán cơm bình dân muốn tìm gia cầm giá rẻ tại chợ đầu mối phía Nam và chợ đầu mối Long Biên, chúng tôi chứng kiến những hình ảnh kinh hoàng về mua, bán gia cầm chết với giá “bèo”.
Một gian hàng bán gà, nội tạng đông lạnh ở chợ đầu mối phía Nam.
Ghé một gian hàng nằm giữa khu buôn bán, giết mổ gia cầm tại chợ đầu mối phía Nam, tôi được hai vợ chồng chủ hàng giới thiệu giá từng loại hàng. Biết tôi có nhu cầu tìm gà, ngan chết, anh chồng tên P. xởi lởi: “Quán cơm thì không cần hàng ngon, cứ lấy 'hàng nằm' thôi. Loại chết còn đỏ thịt thì 25.000/kg, ngan chết thì 30.000 – 40.000/kg. Muốn lấy bao nhiêu cũng có”. Chỉ tay vào đống gà bốc mùi trước mặt, anh P. thao thao: “Dân làm lẩu toàn lấy loại hàng này, mất cánh hoặc thâm tím cũng không vấn đề gì”.
Anh P. cho biết thêm, đi buôn gà sướng nhất là mua được cả đàn gà bị bệnh, giá rẻ bán ra lãi 20.000 – 30.000 đồng/kg. Con nào khỏe khỏe chút vẫn bán hàng tươi bình thường, ốm (bệnh) thì mổ đem ra chợ bán, còn chết thì thịt ướp lạnh, cung cấp cho các quán cơm. Vợ chủ hàng thêm vào câu chuyện với lời khẳng định: “Ngan hay gà chết tụi em vẫn bán bình thường. Vấn đề là thịt còn đỏ hay đã thâm tím thì giá chênh nhau chút. Nói chung, muốn hàng gì cũng có”.
Sang một gian hàng khác trong dãy, cô chủ hàng tên T. hồ hởi: “Toàn ngan, gà từ chợ gia cầm Hà Vĩ (Thường Tín, Hà Nội), về ấy mà. Chú mở quán bình dân thì lấy loại chết còn đỏ này mà bán, giá rẻ, chị em kiếm mỗi người ít lãi”.
Gà chết vẫn bán chạy, khách mua chủ yếu là chủ các quán ăn.
Lang thang qua gần 30 gian hàng thuộc khu buôn bán gia cầm trong chợ đầu mối phía Nam, cùng các gian hàng gia cầm trong chợ Long Biên, có đến hơn một nửa sẵn sàng cung cấp ngan, gà chết với số lượng lớn. Một chủ hàng tên Q. trong chợ Long Biên, khẳng định: “Mở quán cơm mà lấy hàng ngon thì làm sao có lãi. Gà chết giá rẻ, nấu chín lên có mà trời biết. Các quán cơm, nhà hàng họ toàn ra đây lấy hàng”.
Bán chứ ăn đâu mà sợ
Ngoài các loại gia cầm thì thịt gà, đùi gà, tỏi gà, lòng mề gà đông lạnh nhập lậu từ Trung Quốc cũng được bày bán công khai tại các gian hàng trong chợ. So với hàng tươi sống, hàng đông lạnh giá “mềm” hơn khá nhiều. Tùy vào lượng hàng mua mà chủ hàng sẽ đưa ra những mức giá khác nhau. Trung bình giá một kg đùi gà đông lạnh là 30.000 – 35.000 đồng và một kg lòng mề đông lạnh cũng chỉ có 40.000 đồng. Tuy nhiên chất lượng của nó thì người bán nhất định không nói.
Khi chúng tôi đề cập đến dịch cúm gia cầm đang hoành hành, chủ hàng tên T. thản nhiên: “Bán thôi chứ mình có ăn đâu mà sợ, hơn nữa lại suốt ngày tiếp xúc với nó, ngửi mùi đã sợ rồi. Hàng đông lạnh hay hàng gà ốm chết chủ yếu bán cho các quán cơm vỉa hè, quán nhậu thôi”.
Vào cửa hàng của chị H., chuyên bán mặt hàng gia cầm và thịt gia cầm đông lạnh trong chợ đầu mối phía Nam, chúng tôi còn được chính chủ hàng tiếp thị: “Mua đồ đông lạnh này về để vài tháng cũng không sao. Hàng chết thì phải làm ngay. Nhưng không nên ăn những loại hàng này”