Dùng thuốc tăng cơ bắp: Coi chừng tiền mất tật mang
Không ít người tìm sự hỗ trợ từ các loại thuốc tăng cơ bắp được rao bán trên mạng. Đó là một lựa chọn… nguy hiểm cho chính sức khỏe của người sử dụng.
Cánh “mày râu” luôn mong muốn sở hữu một thể hình cơ bắp và nhiều người đã tìm đến các phòng tập thể hình để luyện tập nhằm đạt được mong muốn đó. Tuy nhiên để có một cơ thể rắn chắc, với những cơ ngực, cơ tay săn chắc thì cần phải có một thời gian luyện tập liên tục và bài bản.
Không ít người tìm sự hỗ trợ từ các loại thuốc tăng cơ bắp được rao bán trên mạng để rút ngắn thời gian luyện tập. Đó là một lựa chọn…nguy hiểm cho chính sức khỏe của người sử dụng.
Thúc tăng cơ bằng thuốc
Trong lúc chờ xe bus tại điểm đỗ gần trường ĐH xây dựng, tôi được nghe câu chuyện của một sinh viên tên Hải, học năm cuối tại trường ĐH Xây dựng than thở về việc mất rất nhiều tiền cho việc tập luyện cơ bắp tại một CLB thể hình gần nhà xong “hiệu quả chẳng là bao”. Cậu bạn đứng bên lắc đầu nói: “Tập như vậy thì lâu lắm, mua thuốc tăng cơ uống đi, chỉ 5.000 đồng/viên.
Mỗi ngày dùng một viên, vừa không cần ăn mà tập lại không biết mệt, cơ bắp sẽ cuồn cuộn ngay!”. Nghe vậy, tôi tò mò dò hỏi: “những thuốc như vậy mua ở đâu?”. Anh ta trả lời: các loại thuốc này rao bán nhiều trên mạng lắm, thoải mái lựa chọn, hàng giao tận tay. Anh bạn này cũng ghé tai tôi nói nhỏ “những loại thuốc như vậy nhiều khi được bán ngay tại các CLB thể hình tư nhân”.
Để chứng minh thực hư, tôi vào trang tìm kiếm thông tin Google và gõ từ khóa “thuốc tăng cơ”, chỉ một cú click chuột, trước mắt đã hiện ra hàng loạt các tên thuốc tăng cơ được rao bán trên các trang web “rao vặt”. Kích vào một số loại thuốc có nhãn VP2, L-Carnitine 500 mg, Multi pro, Amino 222… thì thấy các tít quảng cáo rất hấp dẫn như: dùng các loại thuốc này sẽ giúp cường tráng cơ bắp, bổ dưỡng thể thao và cường độ lao động…
Gọi tới số điện thoại có ghi trên trang web đó, tôi đã gặp người bán hàng tự giới thiệu tên là Phượng. Theo chị Phượng, các loại thuốc này công ty chị đều nhập từ nước ngoài, chất lượng bảo đảm. Việc thanh toán khi mua hàng cũng được thực hiện qua mạng bằng việc khách hàng trả tiền qua thẻ Epay, sau đó hàng sẽ được chuyển tới địa chỉ của khách. Các dòng sản phẩm này có giá giao động từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng/1 lọ. Tuy nhiên, khi hỏi sao những sản phẩm này không đưa bán công khai tại các hiệu thuốc, chị Phượng chỉ nói đại khái “đây là những loại thuốc đặc biệt nên số lượng có hạn” rồi cúp máy.
Trao đổi với PGS.TS. Nguyễn Hữu Đức, Khoa Dược lâm sàng Trường ĐH Y dược TP.Hồ Chí Minh về vấn đề này, được biết: Phần lớn các loại thuốc được quảng cáo có tác dụng tăng cơ đều chứa các hoạt chất androgen. Androgen, là nhóm các chất sinh học hay còn được gọi hormone sinh dục nam (còn có cách gọi không chính thức là hormone tăng trọng) là nhóm các chất sinh học, kể cả các thuốc, tác động đến giới tính nam làm phát triển và điều hòa hoạt động bình thường của cơ quan sinh dục nam.
Androgen cũng là thuật ngữ chung chỉ một nhóm hormone steroid có tác dụng tương tự như nhóm hormone nam testosterone. Theo các chuyên gia, testosterone dùng lâu dài có thể gây một số tác dụng phụ như: gây chứng to vú ở đàn ông (theo cơ chế chưa được biết rõ, vì thuốc kháng androgen khác như cimetidin trị loét dạ dày có tác dụng phụ này), gây viêm gan tắc mật đưa đến vàng da, dùng lâu dài có thể gây suy gan), không có tinh trùng.
Với góc độ chuyên môn, GS.TS. Trần Ngọc Ân - Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam - nguyên trưởng khoa Cơ xương khớp - BV Bạch Mai cho rằng, không chỉ với những thuốc hormone nói chung, trong đó có các androgen mà với tất cả các loại thuốc khác đều cần được phải dùng theo đúng sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. “Khi tùy tiện sử dụng các loại thuốc không đúng hướng dẫn, liều lượng sẽ làm cho thuốc không phát huy được tác dụng mà còn gây ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe, thậm chí còn rơi vào cảnh “tiền mất tật mang”- GS. Trần Ngọc Ân nhấn mạnh.
GS. Trần Ngọc Ân cũng khuyến cáo nếu người luyện tập thể thao, thể hình muốn có cơ thể cường tráng, cơ bắp săn chắc thì cần có chế độ luyện tập và dinh dưỡng hợp lý. Ngoài ra, nếu muốn bổ sung thêm các viên uống có tác dụng tăng cơ thì cần phải dùng theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa về thể dục, thể thao.
Để chứng minh thực hư, tôi vào trang tìm kiếm thông tin Google và gõ từ khóa “thuốc tăng cơ”, chỉ một cú click chuột, trước mắt đã hiện ra hàng loạt các tên thuốc tăng cơ được rao bán trên các trang web “rao vặt”. Kích vào một số loại thuốc có nhãn VP2, L-Carnitine 500 mg, Multi pro, Amino 222… thì thấy các tít quảng cáo rất hấp dẫn như: dùng các loại thuốc này sẽ giúp cường tráng cơ bắp, bổ dưỡng thể thao và cường độ lao động…
Gọi tới số điện thoại có ghi trên trang web đó, tôi đã gặp người bán hàng tự giới thiệu tên là Phượng. Theo chị Phượng, các loại thuốc này công ty chị đều nhập từ nước ngoài, chất lượng bảo đảm. Việc thanh toán khi mua hàng cũng được thực hiện qua mạng bằng việc khách hàng trả tiền qua thẻ Epay, sau đó hàng sẽ được chuyển tới địa chỉ của khách. Các dòng sản phẩm này có giá giao động từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng/1 lọ. Tuy nhiên, khi hỏi sao những sản phẩm này không đưa bán công khai tại các hiệu thuốc, chị Phượng chỉ nói đại khái “đây là những loại thuốc đặc biệt nên số lượng có hạn” rồi cúp máy.
Trao đổi với PGS.TS. Nguyễn Hữu Đức, Khoa Dược lâm sàng Trường ĐH Y dược TP.Hồ Chí Minh về vấn đề này, được biết: Phần lớn các loại thuốc được quảng cáo có tác dụng tăng cơ đều chứa các hoạt chất androgen. Androgen, là nhóm các chất sinh học hay còn được gọi hormone sinh dục nam (còn có cách gọi không chính thức là hormone tăng trọng) là nhóm các chất sinh học, kể cả các thuốc, tác động đến giới tính nam làm phát triển và điều hòa hoạt động bình thường của cơ quan sinh dục nam.
Androgen cũng là thuật ngữ chung chỉ một nhóm hormone steroid có tác dụng tương tự như nhóm hormone nam testosterone. Theo các chuyên gia, testosterone dùng lâu dài có thể gây một số tác dụng phụ như: gây chứng to vú ở đàn ông (theo cơ chế chưa được biết rõ, vì thuốc kháng androgen khác như cimetidin trị loét dạ dày có tác dụng phụ này), gây viêm gan tắc mật đưa đến vàng da, dùng lâu dài có thể gây suy gan), không có tinh trùng.
Với góc độ chuyên môn, GS.TS. Trần Ngọc Ân - Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam - nguyên trưởng khoa Cơ xương khớp - BV Bạch Mai cho rằng, không chỉ với những thuốc hormone nói chung, trong đó có các androgen mà với tất cả các loại thuốc khác đều cần được phải dùng theo đúng sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. “Khi tùy tiện sử dụng các loại thuốc không đúng hướng dẫn, liều lượng sẽ làm cho thuốc không phát huy được tác dụng mà còn gây ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe, thậm chí còn rơi vào cảnh “tiền mất tật mang”- GS. Trần Ngọc Ân nhấn mạnh.
GS. Trần Ngọc Ân cũng khuyến cáo nếu người luyện tập thể thao, thể hình muốn có cơ thể cường tráng, cơ bắp săn chắc thì cần có chế độ luyện tập và dinh dưỡng hợp lý. Ngoài ra, nếu muốn bổ sung thêm các viên uống có tác dụng tăng cơ thì cần phải dùng theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa về thể dục, thể thao.