Dùng nhân sâm không đúng: hại nhiều hơn bổ

Lê Hường,
Chia sẻ

Dùng nhân sâm không đúng cách, không theo chỉ định của bác sĩ có thể gây ngộ độc, đe dọa tính mạng.

Ngộ độc nhân sâm

Nhân sâm là một loại thuốc quý, có những tác dụng kỳ diệu được nhiều nhiều ưa dùng nhưng suy cho cùng thì nhân sâm vẫn là một vị thuốc. Vì vậy, sử dụng nhân sâm không đúng cách, bất hợp lý không chỉ phản tác dụng mà còn mang đến hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe.

Mặc dù độc tính của nhân sâm tương đối thấp nhưng nếu không có bệnh mà vẫn lạm dụng hoặc dùng liều quá cao, thời gian sử dụng quá dài thì vẫn có thể xuất hiện những phản ứng trúng độc.

Đã có nhiều bệnh nhân ngộ độc nhân sâm do tự ý dùng trong những trường hợp không cần thiết. Chị P. ở Hưng Yên nhập viện trong tình trạng sức khỏe yếu, huyết áp tăng, dan mẩn đỏ, thân thể phù thũng do ngộ độc nhân sâm. Sau khi sinh con, người chị gầy mòn, xanh xao, con càng lớn thì mẹ càng ốm. Thấy vậy, mẹ chồng chị đã mua nhân sâm về bồi bổ cho con dâu. Do nghĩ rằng nhân sâm là thuốc bổ, dùng càng nhiều càng tốt nên bà làm đủ món như sâm hầm gà, nấu canh sâm, hấp cách thủy theo tiêu chuẩn 3g/ngày… ăn liên tục trong mấy tháng. 

Khi thấy trong người có những biểu hiện khác lạ, ngủ không ngon giấc, đầu đau, chóng mặt, huyết áp tăng, chảy máu mũi, thân thể phù thũng… chị P. đi khám thì mới biết mình bị ngộ độc nhân sâm.

Như trường hợp của chị P. vẫn may mắn, còn anh Minh ở Quảng Ninh suýt mất mạng vì uống nước cốt, ăn bã củ sâm nửa lạng. Chỉ sau ki ăn 15 phút, anh đã thấy chân tay rã rời, tim đập mạnh, người nóng bức, cổ khô, nhìn không rõ… Ngay hôm sau, miệng khô nẻ, không muốn ăn uống, tiểu dắt, anh vội vàng vào viện nên đã được bác sĩ cấp cứu kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. 

Thực tế, trong nhân sâm chứa hơn 15 yếu tố vi lượng, có tác dụng chống mỏi mệt, tăng sức đề kháng, thúc đẩy công năng của tuyến sinh dục nam và nữ, tăng khả năng ghi nhớ và năng lực phân tích… Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dùng được sâm. Sâm chỉ được chỉ định cho các bệnh nhân thuộc thể khí hư, vì sâm có công dụng đại bổ nguyên khí. 

Dùng nhân sâm không đúng: hại nhiều hơn bổ 1
Cho dù nhân sâm rất tốt cho sức khỏe nhưng cũng không được tự ý sử dụng. Ảnh minh họa

Dùng nhân sâm đúng cách

Hiện nay, rất nhiều người lạm dụng sâm vì cho rằng, nhân sâm là loại thuốc bổ trị được bách bệnh, không gây hại gì. 

Lương Y Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội đông y Việt Nam cho biết, mỗi loại nhân sâm có công dụng khác nhau, nên người dùng cần đặc biệt chú ý không nên lạm dụng nhân sâm vì thuốc dùng không đúng bệnh có thể dẫn đến hậu quả nguy hiểm. 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm được chế biến từ nhân sâm như: nguyên củ, tinh bột, sắt lát tẩm mật ong, thuốc viên, siro, nước uống, chè, cao sâm,… mỗi loại phù hợp với từng đối tượng khác nhau.

Muốn dùng nhân sâm cho đúng, hiệu quả, người dùng trước hết cần phải biết loại sâm nào dùng cho bệnh nào. Hồng sâm có tính ấm, vị ngọt, dùng để bổ dương, chữa các hội chứng tỳ thận hư hàn, chân dương suy yếu, khí ở tỳ vị không phấn chấn. Bạch sâm và sâm tươi  có tính mát, dùng để dưỡng âm, thanh hư nhiệt, chủ yếu chữa người âm hư có hỏa. 

Nhân sâm chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị với những trường hợp cụ thể như người suy yếu, mệt mỏi, chán ăn, đi tiêu phân lỏng; vã mồ hôi hột, mồ hôi ra không dứt, làm việc nặng thì hơi thở gấp; tim đập nhanh, hồi hộp, hay quên, hoa mắt, chóng mặt, yếu sinh dục, rong kinh, băng huyết, rong kinh cấp, ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều; mặt bệnh, vàng sạm, xanh sạm, mạch hư... Gần đây nhất, y học hiện đại đã chứng minh thêm các tác dụng của nhân sâm trong hạ đường huyết, phòng chống bệnh tiểu đường. 

Tuy nhiên, mỗi người bệnh thuộc thể bệnh riêng nên việc dùng nhân sâm phải hết sức linh hoạt và cần khéo léo khi phối hợp với một số vị thuốc khác. Dùng nhân sâm có hiệu quả thực sự cần có sự chỉ dẫn chỉ thầy thuốc.

Khi dùng nhân sâm cần đặc biệt chú ý không dùng đồ kim loại, sắc, nấu, hấp cách thủy; không uống trà, ăn củ cải, đồ biển sau khi uống sâm; tuyệt đối không cho trẻ ăn món có nhân sâm sẽ gây kích thích tình dục sớm, dậy thì sớm…



Những lợi ích chữa bệnh của củ cải trắng
 
Dùng nhân sâm không đúng: hại nhiều hơn bổ 2
Chia sẻ