Đừng ngồi đó hả hê nghĩ mình vệ sinh vùng kín đúng cách, chị em vẫn bị viêm âm đạo từ thói quen xấu này
Sử dụng kháng sinh khi không cần thiết làm bạn rơi vào tình trạng viêm âm đạo hết sức tồi tệ.
Viêm âm đạo từ thói quen sử dụng thuốc kháng sinh
Giới quan chức y tế cộng đồng trên khắp thế giới đã cảnh báo loài người về sự nguy hiểm của tình trạng kháng kháng sinh trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, những nghiên cứu, thống kê mới cho thấy chúng ta dường như vẫn đang bỏ ngoài tai và vùng kín sẽ là nơi gánh chịu hậu quả nặng nề nhất. Đối tượng phải chịu gánh nặng này không ai khác chính là chị em phụ nữ nói chung.
Lạm dụng kháng sinh làm tình trạng viêm âm đạo thêm tồi tệ.
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí JAMA cho thấy, 1/3 bác sĩ kê toa kháng sinh không cần thiết cho người sử dụng. Ví dụ, kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn chứ không có khả năng loại trừ virus, do đó hoàn toàn không có ý nghĩa khi bạn bị cảm lạnh. Lạm dụng kháng sinh như hiện nay đã đến mức báo động, không chỉ dẫn đến kháng kháng sinh mạnh mẽ mà còn khiến nhiễm trùng lan rộng. Trong đó, viêm âm đạo trở nên phổ biến hơn bao giờ hết ở chị em phụ nữ. Bởi vì chúng ta đã tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi trong môi trường âm đạo, khiến âm đạo mất dần cơ chế tự bảo vệ chính mình.
"Mỗi lần uống kháng sinh, bạn sẽ cho mầm bệnh trong người một cơ hội khôn ngoan đánh lừa thuốc. Nếu bạn thực sự cần dùng kháng sinh, trong trường hợp viêm họng, vi khuẩn sẽ biến thành các siêu vi khuẩn có khả năng kháng thuốc ngày càng cao. Và nếu bạn tiếp tục sử dụng kháng sinh khi không cần thiết, vi khuẩn càng có cơ hội tăng sức đề kháng, dẫn đến nhờn thuốc, kháng thuốc. Rồi một ngày, bạn cũng có thể không chữa lành được một vết xước nhẹ trên tay", Margaret Chan, Tổng giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới WHO trước đó đã đưa ra lời cảnh báo.
Giới quan chức y tế cộng đồng trên khắp thế giới đã cảnh báo loài người về sự nguy hiểm của tình trạng kháng kháng sinh trong vài năm trở lại đây.
Tại sao Bộ Y tế đưa ra 47 triệu đơn thuốc không cần thiết mỗi năm? Theo JAMA, hầu hết là vì nhu cầu sản xuất theo tên gọi. Các bác sĩ lâm sàng không muốn phải điên đầu khi đi tìm thuốc cho các bệnh nhân, nhất là trong những trường hợp cấp bách. Do đó, thuốc kháng sinh không thể không sản xuất ra nhiều một lúc, đề phòng những trường hợp khẩn.
Viêm âm đạo ngày càng gia tăng chỉ vì… thiếu vi khuẩn
Theo BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp), viêm âm đạo là tình trạng có hại xâm nhập, lấn át những vi khuẩn có lợi. Sự mất cân bằng trong môi trường âm đạo sẽ dẫn đến tình trạng viêm âm đạo với biểu hiện rõ nhất là thay đổi dịch âm đạo.
Sự mất cân bằng trong môi trường âm đạo sẽ dẫn đến tình trạng viêm âm đạo.
Viêm âm đạo thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, xuất phát từ thói quen vệ sinh kém, không duy trì khám sức khỏe định kỳ, vệ sinh sạch nhưng không đúng cách… Và tất nhiên, trong đó có cả thói quen sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi.
Sử dụng kháng sinh trong những trường hợp không cần thiết sẽ vô tình tiêu diệt những vi khuẩn có lợi trong âm đạo, đồng thời tạo cho vi khuẩn gây hại khả năng kháng thuốc ngày càng cao. Thông thường, vùng kín có khoảng 30 vi khuẩn khác nhau, vi khuẩn lactobacilli chiếm số lượng chủ yếu, giúp âm đạo khỏe mạnh. Nhưng một số thói quen, trong đó có thói quen dùng kháng sinh có thể tiêu diệt toàn bộ những vi khuẩn này, gây mất cân bằng môi trường âm đạo, dẫn đến viêm nhiễm.
Sử dụng kháng sinh trong những trường hợp không cần thiết sẽ vô tình tiêu diệt những vi khuẩn có lợi trong âm đạo.
Làm thế nào để bảo vệ vùng kín cũng như những phần còn lại trên cơ thể bạn khỏi nguy cơ kháng kháng sinh? Nếu bạn đang có ý định đi đến gặp bác sĩ để kê đơn thuốc kháng sinh điều trị viêm xoang, nhiễm trùng tai giữa, đau họng, cảm lạnh, viêm phế quản, hen, dị ứng, cúm, viêm phổi… thì hãy dừng lại. Có thể bạn không thực sự cần chúng. Thay vì đến bác sĩ mua thuốc kê đơn, bạn có thể chờ vài ngày rồi kiểm tra xem tình trạng có khá hơn không. Nếu sức khỏe có sự cải thiện thì chứng tỏ căn bệnh của bạn không cần uống kháng sinh, có thể tự phục hồi.
(Nguồn: WMHealth)