Đưa vợ 2 triệu chi tiêu nhưng nhắc "khéo ăn thì no", cuối tháng chồng chết lặng vì tờ giấy nợ chị đưa, khoản thứ 4 khiến anh giật thót mình
"Em nên nhớ nhà mình cần phải tiết kiệm, khéo ăn thì no, khéo co thì ấm" - Tuấn nói với Hoa.
Tuấn đi làm nuôi cả gia đình vì vợ anh mới sinh em bé. Xét thấy để vợ ở nhà trông 2 con, lo việc nội trợ tiết kiệm kinh tế hơn so với việc thuê osin, Tuấn đã yêu cầu Hoa nghỉ việc.
Trung bình lương mỗi tháng của Tuấn là 20 triệu. Anh đưa cho vợ 7 triệu để lo tất tật mọi khoản chi trong nhà, từ ăn uống, tiền điện nước, sinh hoạt đến tiền bỉm sữa cho con... Nhưng mới được mấy tháng, Tuấn đã cảm thấy áp lực, bởi cứ tầm ngày 23, 24 là vợ tiêu hết tiền rồi, lại hỏi xin thêm. Không thể chấp nhận việc tiêu phá mả của Hoa, Tuấn quyết định thắt chặt chi tiêu trong gia đình.
Tuấn đưa cho vợ 2 triệu rồi nói với Hoa: "Từ nay anh sẽ quản lý lại chi tiêu trong gia đình này. Tiền điện, nước, tiền internet, anh sẽ tự trả. Vợ chồng mình chỉ ăn với nhau một bữa tối thì em mua thức ăn làm sao rơi vào khoảng 50.000 đồng thôi. Buổi trưa thì em ăn qua quýt quả trứng hay thức ăn hôm trước còn là được.
Em nên nhớ nhà mình cần phải tiết kiệm, khéo ăn thì no, khéo co thì ấm. Sau này cần lo cho 2 con đi học nữa mà một mình anh đi làm thì em phải biết suy nghĩ, thông cảm cho chồng".
Hoa phản pháo, và có vẻ không vui ra mặt nhưng Tuấn mặc kệ. Bởi anh nghĩ chỉ có làm thế gia đình mới tiết kiệm được tiền, vợ mới chừa thói ăn tiêu hoang phí. Thế là từ đó Tuấn chỉ đưa cho vợ 2 triệu mỗi tháng để lo cho cuộc sống của gia đình.
Suốt một tháng qua, Tuấn thấy mọi việc suôn sẻ. Mẹ vợ lại còn gửi đồ ăn lên thường xuyên. Tuấn hài lòng lắm. Biết thế anh áp dụng cách này từ lâu rồi.
Hôm qua, Tuấn vui mừng khoe với vợ, tháng này anh để ra được thêm 6 triệu. Tuy nhiên trái ngược với tâm trạng của Tuấn, Hoa lẳng lặng lên nhà, lấy xuống 1 quyển sổ.
Nhận món đồ vợ đưa cho, Tuấn sốc nặng khi biết đó là cuốn sổ nợ. Nhìn danh sách nợ anh càng bàng hoàng hơn. Vợ đang nợ hơn 7 triệu, riêng khoản ở vị trí số 4 đã 3 triệu đồng.
Hoa nhẹ nhàng giải thích: "Mỗi tháng anh chỉ đưa cho em 2 triệu, số tiền đó chẳng đủ để mua bỉm, mua sữa, đồ ăn dặm hay đồ chơi cho con... thành ra 2 khoản đầu là em nợ ở cửa hàng trẻ em đầu ngõ.
Tháng vừa rồi, mẹ em gửi đồ ăn lên cũng là do em nhờ bà mua đồ tươi ngon ở quê cho rẻ. Chứ cầm tiền đi mua thực phẩm ở trên này chắc chắn số tiền phải hơn như thế. Mẹ gửi thì cái nào mẹ cho thì thôi, còn cái nào mẹ mua hộ vẫn phải gửi tiền chứ. Đúng không nào?".
Tuấn cảm thấy buồn vô cùng, anh tưởng kế hoạch tiết kiệm mình đặt ra sẽ thành công, ai ngờ thất bại ê chề. Tất cả chỉ tại Hoa ăn tiêu không hợp lý. Tuấn trách vợ nhưng ai ngờ bị Hoa phản pháo: "Mỗi tháng anh đi nhậu với bạn bè 4-5 bữa, bữa nào cũng tốn gần triệu bạc thì anh không tiếc. Đây anh lại tiếc tiền với vợ, với con.
Anh xem từ ngày ở nhà, em có dám mua món đồ gì cho bản thân không, hay dành hết mọi thứ cho các con và anh. Anh nói thì hay lắm, ăn uống gói gọn trong 50.000 đồng. Nhưng bữa nào về chỉ có rau với trứng anh đã nguýt dài ngao ngán nói cơm không ngon rồi. Xong lại yêu cầu mâm cơm phải đầy đủ 3 món, có hoa quả tráng miệng. Chính anh còn không chịu được việc ăn uống đạm bạc lại còn trách vợ và con.
Nếu anh đã cảm thấy em chi tiêu không hợp lý thì em sẽ để anh từ nay toàn quyền quản lý chi tiêu. Từ tiền bỉm sữa, ăn uống của con đến tiền ăn uống, sinh hoạt, đi đám hiếu, đám hỉ ở quê của 2 vợ chồng. Như thế em càng đỡ đau đầu, rảnh rang chỉ việc ở nhà nuôi con".
Tuấn thấy vợ nói vậy thì lại chột dạ, không dám nhận việc quản lý tiền trong nhà. Anh đành "chào thua" nói rằng sẽ đưa tiền cho vợ chi tiêu như cũ. Hoa giận ra mặt, cô lẳng lặng bế con lên phòng, không thèm liếc Tuấn đến 1 cái.