Đưa con trai đến lớp, bà mẹ tình cờ đi theo một phụ huynh khác và phát hiện ra "môn học lạ" đang được giảng dạy tại trường

Thanh Hương,
Chia sẻ

"Có bà mẹ nọ dắt con vào một lớp học mà tôi chưa từng để ý trước đây. Đi theo chân họ, tôi đã khá bất ngờ", bà mẹ người Mỹ kể lại.

Một bà mẹ người Mỹ hiện đang sinh sống và làm việc tại Nhật. Trong một lần đưa con đến trường, chị tình cờ phát hiện các trường học ở "xứ sở mặt trời mọc" giảng dạy học sinh tiểu học một môn rất đặc biệt. Bà mẹ Mỹ sau đó đã có những chia sẻ với trang tin Japantimes.

Cụ thể như sau: 

Trong một lần đến trường tiểu học công lập ở Nhật mà con trai đang theo học, tôi tình cờ phát hiện ra "một vùng đất xa lạ". Có bà mẹ nọ dắt con vào một lớp học mà tôi chưa từng để ý trước đây. Đi theo chân họ, tôi đã khá bất ngờ.

Đó là một lớp học "Katei-kai" (Tiếng Anh là Home Economics, tạm dịch: Nữ công gia chánh/ Tề gia nội trợ/ Môn Gia chính học). Ở đó, các em học sinh lớp 5 vừa hoàn thành một tác phẩm may vá và đang hào hức thuyết trình về nó. Điều bất ngờ nhất: Một nửa học sinh là nam!

Được biết, bộ môn Nữ công gia chánh cũng có sách giáo khoa giống như mọi môn học bình thường khác. Sách chứa những hình ảnh minh họa đầy màu sắc, miêu tả cảnh cả bé trai và bé gái đang may vá, nấu nướng hoặc giặt giũ.

Đưa con trai đến lớp, bà mẹ tình cờ đi theo một phụ huynh khác và phát hiện ra "môn học lạ" đang được giảng dạy tại trường - Ảnh 2.

Một tiết học Home Economics ở Nhật.

Ở Mỹ, môn Nữ công gia chánh không được dạy ở cấp tiểu học. Khi tôi học THCS vào những năm 1970, chỉ có nữ sinh mới học môn này. Còn nam sinh sẽ học môn Mỹ thuật công nghiệp. Trong những lớp học đó, đám trai sẽ được dạy cách chế biến gỗ và sửa chữa đơn giản. 

Trong năm học tiếp theo, vì ảnh hưởng của của phong trào phụ nữ nên Nữ công gia chánh và Mỹ thuật công nghiệp trở thành những môn học tự chọn. Nam nữ sinh được chọn lớp theo mong muốn, không bị bắt buộc. Ngay lập tức, tôi bỏ học Nữ công gia chánh để chuyển sang Mỹ thuật công nghiệp, chuyên ngành in ấn. Tôi chẳng bao giờ học lại Nữ công gia chánh thêm lần nào.

Đưa con trai đến lớp, bà mẹ tình cờ đi theo một phụ huynh khác và phát hiện ra "môn học lạ" đang được giảng dạy tại trường - Ảnh 3.

Ở Mỹ, môn Nữ công gia chánh không được dạy ở cấp tiểu học.

Chính vì vậy, tôi đã rất ngạc nhiên khi biết Nhật chọn Nữ công gia chánh là môn bắt buộc cho cả nam lẫn nữ từ lớp 5. Đàn ông Nhật thường không "gắn bó" với công việc nhà cho lắm. Do đó, tôi cứ nghĩ môn này mới phát triển vài năm gần đây. Nhưng không, nó đã tồn tại, trở thành môn học bắt buộc từ tận năm 1947. Đây là kết quả của cuộc cải cách Hệ thống giáo dục Nhật Bản sau Thế chiến thứ hai.

Vào thời điểm đó, một số nhà hoạch định chính sách tin rằng "dansonjohi" (Tạm dịch: Sự khuất phục của phụ nữ) chính là một yếu tố góp phần đưa Nhật Bản tiến vào cuộc chiến thảm khốc. Theo lý thuyết, mọi thứ có thể đã khác nếu như các bà mẹ có thể phản đối việc đưa con trai ra trận. 

Nữ công gia chánh từ đó trở thành môn học bắt buộc đối với tất cả trẻ em, với mục tiêu cao cả là đưa nền dân chủ vào từng gia đình Nhật Bản.

Vậy tại sao đàn ông Nhật lại ít làm công việc nhà như vậy?

Theo ông Fumiko Satoh - giáo sư giáo dục tại Đại học Chiba, kiêm phó chủ tịch Hiệp hội Giáo dục bộ môn Nữ công Gia chánh Nhật Bản thì có 2 nguyên nhân. Thứ nhất, chính sách giáo dục đã bước ngoặt trong thời kỳ đất nước này có sự tăng trưởng kinh tế mạnh. 

Các nhà hoạch định chính sách cho rằng, Nhật có thể cạnh trên thị trường thế giới nhờ vào công nghệ vượt trội. Vậy nên họ muốn các bé trai tập trung học mảng này. Năm 1958, nữ sinh THCS và THPT ở Nhật vẫn tiếp tục học Nữ công gia chánh nhưng nam sinh chuyển sang môn Mỹ thuật công nghiệp. 

Nguyên nhân thứ 2 là bởi: Dù được học 2 năm môn Nữ công gia chánh ở bậc tiểu học nhưng về nhà, nam sinh thường hiếm khi ôn tập lại. Cha mẹ Nhật không muốn con trai vào bếp. Họ muốn con ngồi bàn học, ôn luyện cho kỳ thi đại học. 

Đưa con trai đến lớp, bà mẹ tình cờ đi theo một phụ huynh khác và phát hiện ra "môn học lạ" đang được giảng dạy tại trường - Ảnh 4.

Năm 1989, chính sách giáo dục lại thay đổi. Nam, nữ sinh các cấp THCS và THPT học một khóa kết hợp cả Nữ công gia chánh và Mỹ thuật công nghiệp. Hiện tại Nhật có lẽ là quốc gia duy nhất trên thế giới giảng dạy môn Nữ công gia chánh trong vòng 8 năm học. 

Được biết Nữ công gia chánh ở Nhật không chỉ đơn giản là một khóa học thực hành. Chương trình giảng dạy được thiết kế để giúp trẻ em coi trọng sự hợp tác trong gia đình, đồng thời biết rõ vai trò mỗi cá nhân và học cách đóng góp cho gia đình. Môn học cũng khuyến khích trẻ suy nghĩ về cuộc sống, gia đình của chính mình khi trưởng thành. 

Ở Nhật, các cặp vợ chồng trong độ tuổi 20, đầu 30 thường chia sẻ công việc nhà với nhau hơn những cặp vợ chồng luống tuổi. Nguyên nhân một phần do những thay đổi xã hội, bao gồm cả việc tăng cơ hội nghề nghiệp cho phụ nữ. Nhưng tôi cho rằng, một phần lớn nguyên do là bởi: Trường học đã dạy môn Nữ công gia chánh cho cả nam và nữ. 

Chia sẻ