BÀI GỐC Tổn thương khi bị bà nội coi như "của nợ"

Tổn thương khi bị bà nội coi như "của nợ"

(aFamily)- Mẹ bỏ đi, bố lấy vợ hai, em lớn lên với bà nội cùng những lời nhiếc móc của bà rằng em là cái nợ mà mẹ em bỏ lại..., khiến em nhiều lúc quẫn trí muốn bỏ đi.

10 Chia sẻ

Dù bị bà đối xử tệ thế nào, A cũng phải luôn kính trọng!

,
Chia sẻ

(aFamily)- Bà có trách mắng, chửi bới A có lẽ cũng là do bà lo nếu không được quản lý chặt chẽ, em sẽ hư hỏng và đi vào vết xe đổ của bố mẹ mình.

A thân!

Anh hoàn toàn thông cảm với những dòng tâm sự của em. Cảm xúc của con người thường đến tự nhiên, em đã trăn trở rất nhiều khi phải viết lên khoảng tối trong tính cách của bà, một người bà đáng kính. Bà nội của em cơ mà, có lẽ em cảm thấy dằn vặt nhưng ở vị trí người đọc, anh tin mọi người sẽ đồng cảm với em.

Mỗi nhà có một cảnh khác nhau, cuộc sống chung giữa nhiều con người, nhiều thế hệ trong một gia đình thường khó tránh được va vấp. Nếu trong cuộc đời của mỗi người cứ bình yên, không sóng gió, buồn vui thì chẳng bao giờ người ta cảm nhận được hạnh phúc.

Bà nội là người đẻ ra bố, có bố thì mới có A ở trên đời. Chúng ta phải luôn ý thức được điều đó. Dù bà có thế nào, cũng là người đáng kính. Kính già, già nhường tuổi cho. Trong một gia đình, người già là một kho kiến thức sống, con cháu luôn phải biết phụng dưỡng, kính trọng. Như vậy gia đình đó mới có tôn ti, trật tự, trên bảo dưới nghe. Con cháu như vậy mới làm tròn chữ hiếu.

Bà nội cũng là thế hệ thất thập cổ lai hy, cũng không còn trẻ nữa, bà cũng chẳng còn sống được bao lâu. Người già cũng thường trái tính, trái nết, không thể đòi hỏi ở họ sự thích nghi với giới trẻ. Thời xưa, họ phải chịu nhiều tư tưởng phong kiến. Những thứ đó đã ăn sâu vào tiềm thức nên giờ họ vẫn lấy cái đó ra dạy bảo con cái là điều khó tránh khỏi. Có những cái rất tốt nhưng cũng có nhiều cái không còn phù hợp. Biết như thế song chúng ta phận con cháu, vẫn phải lắng nghe dù chưa chắc đã thực hiện hết. Tuyệt đối không nên cãi lời người già.

Bà có trách mắng, chửi bới A cũng bởi bà vẫn còn bất mãn với đứa con dâu hoặc con trai của bà. Em có thể không may mắn bằng những đứa cháu khác do rơi vào hoàn cảnh bất hạnh nhưng cũng phải thấy một điều rất lớn lao là chính bà đã nuôi em đến từng này tuổi (có thể nói là khôn lớn). Bà đã không bỏ em, hắt hủi em. Ngược lại còn rất quan tâm tới mọi thứ trong cuộc sống của em. Có lẽ bà lo một đứa cháu gái ở trong hoàn cảnh bố mẹ bỏ nhau, nếu không quản lý chặt chẽ, có thể nó sẽ hư hỏng và đi vào vết xe đổ của bố mẹ nó ngày xưa. Chính vì thế, bà để ý tới em gắt hơn, chửi mắng, roi vọt nhiều hơn. Đúng như câu “yêu cho roi, cho vọt, ghét cho ngọt, cho bùi” thì sao?

Điều anh mừng nhất khi đọc bài tâm sự của A là sau khi trình bày tất cả những gì mình không hài lòng về bà em vẫn còn cảm nhận được lòng tốt của bà:

“Em chẳng biết làm thế nào, nói thật là bà em cũng không phải là xấu. Ngoài lúc đánh chửi em thì bà em vẫn chăm lo cho em đầy đủ. Ngoài những lúc đấy thì em với bà tình cảm vẫn tốt. Bà em cũng được coi là chiều em nhưng những lúc mắng em thì lại coi em chẳng ra cái gì”.

Đúng là sống hai mặt thật mệt mỏi nhưng nếu nghĩ sâu hơn, A có thể cảm nhận thời gian mình sống bên cạnh bà chẳng còn là bao. Em cũng sắp lấy chồng trong một hai năm nữa. Em đã chịu đựng được bên bà tới hai mấy năm thì một hay hai năm nữa có đáng là bao.

Lúc này càng phải gần gũi và quan tâm tới bà thật nhiều để bù lại những năm tháng tuổi trẻ bà nuôi dưỡng dạy dỗ em. Hãy thể hiện cho bà biết em là đứa cháu tình cảm. Người già rất cần sự gần gũi và quan tâm của con cháu!

Đừng tính toán thiệt hơn với bà nội, A nhé!

Chia sẻ