Dù bếp chật thế nào cũng đừng để 4 thứ này gần chỗ nấu nướng, bổ mấy cũng dễ biến thành “chất độc”
Có một số thực phẩm tuyệt đối không nên để gần bếp nấu, nhất là bếp có lửa. Nếu không, chúng sẽ nhanh hư hỏng và thậm chí gây hại sức khỏe khi ăn vào.
Bếp là nơi quen thuộc trong mọi gia đình nhưng cũng là nơi tiềm ẩn nhiều mối nguy sức khỏe. Từ nguy cơ cháy nổ tới an toàn vệ sinh, ngộ độc thực phẩm… Vì vậy, dù bếp chật chội đến đâu cũng có một số thực phẩm không nên để gần nơi nấu nướng trực tiếp. Đặc biệt là nếu dùng bếp có lửa như bếp ga hoặc bếp củi/than. Bởi dù có ngon, bổ mấy chúng cũng nhanh hư hỏng và thậm chí có thể biến thành “chất độc”. Ví dụ như 4 thực phẩm dưới đây:
1. Dầu ăn
Dầu ăn là nguyên liệu nấu nướng gần như không thể thiếu trong mỗi căn bếp. Nhưng nếu bạn có thói quen để chai dầu ăn gần bếp nấu, nhất là bếp gas hay bếp lửa thì rất nguy hiểm.
Khi bếp hoạt động, nhiệt độ quanh khu vực bếp sẽ tăng cao, làm dầu dễ bị biến chất. Đặc biệt, dầu ăn chứa trong chai nhựa, nếu gặp nhiệt độ cao có thể làm nhựa bị chảy, giải phóng các chất độc hại vào dầu. Việc sử dụng dầu đã bị biến chất có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là các bệnh tim mạch và ung thư. Vì vậy, tốt nhất bạn nên để dầu ăn ở xa khu vực nấu nướng, tránh tiếp xúc với lửa và nhiệt độ cao.
2. Các loại bột
Trong bếp, chúng ta thường xuyên sử dụng các loại bột như bột mì, bột gạo hoặc bột gia vị như tiêu, ớt bột, cà ri, bột quế… Hãy đảm bảo chúng được đóng kín và đặt xa khu vực bếp nấu. Bởi chúng chứa các hạt siêu mịn có thể dễ dàng bay vào không khí trong quá trình sử dụng. Khi bụi bột gặp nhiệt độ cao hoặc tia lửa từ bếp, nó có thể dễ dàng bùng cháy và thậm chí phát nổ trong một số trường hợp.
Chưa kể, nhiệt độ quá cao hay nước và dầu mỡ bắn ra trong quá trình nấu nướng có thể khiến các loại bột và gia vị dạng bột này nhanh hỏng, nấm mốc. Khi ăn vào, chúng không chỉ mất đi hương vị mà còn có thể gây hại cho sức khỏe cả gia đình.
3. Thực phẩm đóng hộp
Thực phẩm đóng hộp như thịt, cá, hoặc rau quả thường được bảo quản trong hộp kim loại. Nhưng không không phải loại nào cũng buộc phải để trong tủ lạnh, rất nhiều người có thói quen hoặc vì không gian quá chật mà để chúng gần bếp nấu.
Khi các thực phẩm đóng hộp ở gần nơi có nhiệt độ cao, có thể gây hư hỏng hoặc biến đổi chất lượng thực phẩm. Nhiệt độ cao có thể làm tăng nguy cơ rò rỉ hóa chất từ hộp kim loại vào thực phẩm. Trong một số trường hợp, nếu hộp bị nổ do nhiệt độ quá cao, có thể gây ra tai nạn nghiêm trọng. Vì vậy, hãy luôn để thực phẩm đóng hộp ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt.
4. Nước mắm và các gia vị chứa muối
Ngoài ra, nhiệt độ cao có thể kích thích phản ứng hóa học, làm tăng tốc độ ăn mòn vật dụng kim loại, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi kim loại lẫn vào thức ăn.
Nước mắm và các gia vị chứa muối cũng không nên để gần bếp nấu. Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, các hợp chất trong nước mắm có thể bị phân hủy và tạo ra mùi khó chịu. Hơn nữa, muối khi tiếp xúc với nhiệt có thể gây phản ứng hóa học, khiến gia vị bị biến chất và làm giảm độ an toàn trong chế biến thực phẩm.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, Family Doctor