“Đột nhập” xưởng sản xuất "thời trang" Táo quân
Gần đến ngày 23 tháng Chạp, khi nhà nhà đang nhộn nhịp chuẩn bị sắm Tết, sửa lễ cúng tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời thì cũng là lúc những người sản xuất mặt hàng “thời trang” này vào vụ.
Càng gần đến 23 tháng Chạp, những người làm mặt hàng "đồ thời trang" cho ông Công ông Táo lại càng vất vả hơn. Tại một kho hàng ngay trong phố cổ Hà Nội, một xưởng sản xuất “thời trang” cho ông Công ông Táo vẫn đang gấp rút hoàn thiện hàng nghìn bộ áo mũ để kịp bán cho nhà nhà dâng lễ.
Lối vào xưởng sản xuất "thời trang" cho ông Công ông Táo.
Người thợ thủ công vẫn miệt mài làm những đôi hia...
... và mũ cánh chuồn phục vụ gia đình Táo quân.
Chị Vân, chủ “hãng thời trang” dành riêng cho Táo quân là người làng Đông Hồ. Những người thợ được chị tuyển lựa làm trong xưởng cũng xuất thân từ làng tranh dân gian nổi tiếng này. Chị Vân cho hay, người làng Đông Hồ bây giờ gần như không sống được bằng nghề làm tranh nữa mà chuyển sang làm vàng mã hết. Cả làng chị giờ chỉ còn hai nhà bám trụ với dòng tranh xưa cũ này.
người làng ai cũng có ý thức giữ gìn, nhưng cũng phải kiếm sống chứ!”
Công việc với những mảnh tre, giấy mỏng, hồ dán tưởng như dễ dàng, không nhọc nhằn mưa nắng, nhưng lại không kém phần vất vả. Những người thợ làm việc trong xưởng cho biết, vào các dịp như rằm tháng bảy, Tết ông Công ông Táo, Tết Nguyên đán... họ bận rộn hơn hẳn. Ngày thường, họ làm việc miệt mài từ sáng đến 8 – 9 giờ tối.
Bữa cơm vội vàng giữa giờ lao động.
Những dịp đặc biệt như thế này, khi ngày cúng ông Công ông Táo đang đến
gần, họ không còn chú ý đến giờ giấc nữa, có hôm làm đến 1 – 2 giờ đêm
mới kịp tiến độ. Để tiết kiệm thời
gian, họ ăn uống luôn trong xưởng. Khi nào mệt quá, họ ngả lưng một
chút giữa ngổn ngang giấy mã, nan tre, hồ dán…, chợp mắt vài phút rồi
lại tiếp tục công việc.
Tranh thủ ngả lưng giữa ngổn ngang vàng mã
Dưới những bàn tay thoăn thoắt gấp gấp, dán dán của người thợ,
những chiếc mũ cánh chuồn, những đôi hia, những chú cá chép vàng óng
ánh… dần lên khung. Những người thợ lành nghề này tâm sự, làm đồ "thời trang" cho ông Công ông Táo không khó, nhưng cần nhất là khéo tay và kiên nhẫn. Mẫu mã hàng qua mỗi năm cũng có thay đổi, nhưng nhìn chung vẫn trung thành với những màu đỏ, vàng, xanh lá cây. Cái khó của nghề này là người thợ phải rất tỉ mẩn, chỉn chu trong từng công đoạn: đan khung, bồi giấy, cắt, dán "phụ kiện"...
Nụ cười trong những giờ lao động...
... xua tan đi những mỏi mệt.
Chị Vân cho biết: “Mọi năm, từ đầu đến
giữa tháng Chạp là chúng tôi bận nhất; năm nay, nhiều nhà chờ cận ngày
cúng mới rục rịch đi sắm lễ nên đến tầm này chúng tôi vẫn còn bận tối
mắt tối mũi. Càng gần đến Tết ông Công, xưởng của tôi bán hàng càng
“chạy” hơn.”
Năm nay, các bộ đồ như mũ, áo, giầy dép của ông Công ông Táo được làm bằng nhiều loại giấy màu khác nhau với hình thức bắt mắt. Đặc biệt, bộ đồ “thời trang” nào cũng được gắn thêm ba chú cá vàng để tiện cho các “ông” về chầu trời, gia chủ không cần phải mua thêm cá vàng thật để cúng nữa.
Chị nói thêm, người làm đồ mã chỉ lấy công làm lãi, vì ngoài giấy, tre, các nguyên liệu khác cũng tăng giá rất mạnh. Chị đã phải chuẩn bị trước nguồn hàng để không bị động. Song song với các mặt hàng “thời trang” phục vụ ông Công ông Táo, chị cũng đang thúc đẩy làm các đồ vàng mã khác. Dự kiến, đến khoảng ngày 28 tháng Chạp, cả xưởng mới tạm xong việc để trở về nhà ăn Tết.
Hia, auần áo, mũ cánh chuồn và cả những chú cá chép giấy...
Nhìn chung, cũng như các loại vàng mã khác, năm nay, giá đồ cúng ông Công ông Táo cũng tăng từ 15 - 20% so với năm ngoái. Giá xuất xưởng của một bộ đồ “thời trang” bao gồm quần áo, hia, mũ, cá vàng, hạng bình dân nhất dao động 20.000 - 30.000 đồng, loại trung và to dao động từ 120.000 – 130.000 đồng, còn loại "siêu VIP" có giá 300.000 đồng.
... đã sẵn sàng theo chân các "Ngài" lên thiên đình.
Ra đến thị trường, giá này sẽ được đôn thêm khoảng 10% – 20% nữa. Theo khảo sát trên thị trường, bộ đồ ông Công ông Táo loại bình dân vẫn được ưa chuộng hơn cả, tiếp đó là loại trung và to. Những mặt hàng cao cấp được làm bằng giấy đẹp, trang trí nhiều, mất nhiều công sức thường được các khách hàng kỹ tính, điều kiện kinh tế khá giả lựa chọn.
Lối vào xưởng sản xuất "thời trang" cho ông Công ông Táo.
Người thợ thủ công vẫn miệt mài làm những đôi hia...
... và mũ cánh chuồn phục vụ gia đình Táo quân.
Dịp này, chị Vân - chủ xưởng và các thợ thủ công mỗi ngày chỉ có vài tiếng để chợp mắt.
Rồi chị nói như phân bua: “Thực ra nghề làm tranh và làm vàng mã của làng Đông Hồ đã song song tồn tại bao đời nay rồi. Trước kia, mỗi khi gần Tết thì cả làng tập trung vào làm tranh, lúc nông nhàn thì làm vàng mã. Công việc cứ đều đều như thế cả năm. Nhưng bây giờ xu hướng thay đổi, người dân có nhu cầu đốt vàng mã nhiều và thường xuyên hơn là chơi tranh Đông Hồ. Người làm nghề cũng phải nhạy bén mà thay đổi theo. Dòng tranh dân gian, người làng ai cũng có ý thức giữ gìn, nhưng cũng phải kiếm sống chứ!”
Những thợ thủ công của làng tranh Đông Hồ giờ kiếm sống chủ yếu bằng nghề làm vàng mã.
Công việc với những mảnh tre, giấy mỏng, hồ dán tưởng như dễ dàng, không nhọc nhằn mưa nắng, nhưng lại không kém phần vất vả. Những người thợ làm việc trong xưởng cho biết, vào các dịp như rằm tháng bảy, Tết ông Công ông Táo, Tết Nguyên đán... họ bận rộn hơn hẳn. Ngày thường, họ làm việc miệt mài từ sáng đến 8 – 9 giờ tối.
Bữa cơm vội vàng giữa giờ lao động.
Tranh thủ ngả lưng giữa ngổn ngang vàng mã
Khi đã làm nghề, những người thợ trẻ tuổi....
... cũng vô cùng cần mẫn, khéo léo.
... cũng vô cùng cần mẫn, khéo léo.
Người làm nghề chỉ cần vội vã, hấp tấp một chút là bộ quần áo sẽ chệch choạc, hỏng dáng ngay. Giấy để làm đồ mã cũng rất mỏng mảnh, dễ rách, dễ nhăn nên người làm hàng cũng phải nhẹ nhàng. Thành phẩm xong xuôi, đã phẳng phiu, ra hình ra dáng rồi, đến khi bỏ vào bao nilon cũng phải cẩn thận. Hàng đại trà đã vậy, với những hàng đặt, hàng VIP có giá thành cao, giấy đẹp, người làm nghề lại càng phải cẩn trọng hơn.
... thường được những phụ nữ lớn tuổi, nhiều kinh nghiệm đảm nhận.
Hồ dán vẫn là chất liệu chủ đạo...
.... dùng để "khâu" mũ áo cho các "ông" .
Việc cắt các phụ kiện, hoa văn trang trí...
... thường được những phụ nữ lớn tuổi, nhiều kinh nghiệm đảm nhận.
Mỗi người một công đoạn, ai nấy tự làm cho trọn vẹn nhiệm vụ của mình,
sao cho khi đến tay người tiêu dùng, những bộ "thời trang" dâng cúng cho
ông Công ông Táo mỗi nhà được đẹp đẽ, chỉn chu nhất. "Cũng chẳng khách
hàng nào bắt đền người thợ hay người bán hàng vì dán giấy không kỹ, dáng
mũ, dáng hia chưa đẹp, nhưng chúng tôi ai cũng tự biết phải làm cho có
trách nhiệm. Vội thì vội thật, nhưng không vì thế mà chúng tôi cho phép
mình làm ẩu. Phải tội chết!" - một công nhân tại xưởng khẳng định.
Hồ dán vẫn là chất liệu chủ đạo...
.... dùng để "khâu" mũ áo cho các "ông" .
Súng bắn keo cũng được sử dụng để tăng độ chắc cho sản phẩm.
Nếu như nhiều người làm vàng mã ở Đông Hồ chọn cách sản xuất tại địa phương rồi vận chuyển thành phẩm lên Hà Nội và các tỉnh lân cận bán buôn, chị Vân lại chọn cách ngược lại. Chị thu thập nguyên vật liệu và “sơ chế” trước ở làng, sau đó chuyển lên Hà Nội hoàn thiện và đóng gói. Giá nhân công cũng không cao hơn so với giá thuê tại chỗ, vì toàn bộ nhân công của chị là những người lành nghề ở làng Đông Hồ, ăn nghỉ tại xưởng.
Nụ cười trong những giờ lao động...
... xua tan đi những mỏi mệt.
Quan trọng hơn, họ là lực lượng “cứng”, làm việc cố định cả năm, gắn bó với nghề chứ không phải là lao động tự do hay những người tìm việc tạm để làm những lúc nông nhàn. Theo chị Vân, những sáng kiến của chị giúp giảm đi một phần chi phí, đặc biệt là giảm chi phí vận chuyển hàng hóa, tránh được giập nát, tránh “sốt” hàng.
Năm nay, các bộ đồ như mũ, áo, giầy dép của ông Công ông Táo được làm bằng nhiều loại giấy màu khác nhau với hình thức bắt mắt. Đặc biệt, bộ đồ “thời trang” nào cũng được gắn thêm ba chú cá vàng để tiện cho các “ông” về chầu trời, gia chủ không cần phải mua thêm cá vàng thật để cúng nữa.
Chị nói thêm, người làm đồ mã chỉ lấy công làm lãi, vì ngoài giấy, tre, các nguyên liệu khác cũng tăng giá rất mạnh. Chị đã phải chuẩn bị trước nguồn hàng để không bị động. Song song với các mặt hàng “thời trang” phục vụ ông Công ông Táo, chị cũng đang thúc đẩy làm các đồ vàng mã khác. Dự kiến, đến khoảng ngày 28 tháng Chạp, cả xưởng mới tạm xong việc để trở về nhà ăn Tết.
Hia, auần áo, mũ cánh chuồn và cả những chú cá chép giấy...
... đã sẵn sàng theo chân các "Ngài" lên thiên đình.