Tan cửa nát nhà vì lộ thông tin cá nhân
Không ít người đã ức chế, cáu kỉnh, thậm chí “ngậm đắng” khi số điện thoại di động, hình ảnh cá nhân, thậm chí là những clip riêng tư của mình bị ai đó “chôm” rồi sử dụng với mục đích xấu.
Bị làm phiền, lộ thông tin mật từ tài khoản di động
Không được bảo vệ trong các giao dịch, nhiều thông tin cá nhân của những người dùng điện thoại di động đang bị chuyển hóa thành “thông tin công cộng” và dễ dàng bị khai thác. Nhiều người đã rước bực mình khi liên tục bị “khủng bố” bởi các cuộc gọi, tin nhắn quảng cáo, giới thiệu dịch vụ; thậm chí, từ tài khoản di động, có người đã bị lộ nhiều bí mật khác rất… hỡi ơi.
Chị Nguyễn Ánh Hoa (Đống Đa, Hà Nội) kể, cách đây ít lâu, chị đăng thông tin rao bán nhà đất trên một trang tin thương mại. Tin vừa đăng buổi sáng, ngay buổi trưa hôm ấy và liên tiếp cả tuần sau, chị muốn “nổ đầu” bởi khách có nhu cầu mua nhà thì ít mà những người… không liên quan thì gọi rõ nhiều.
Cả ngày phải nghe hàng loạt những cuộc gọi điện mời chào từ những số điện thoại lạ, nào là nhân viên mời quảng cáo, rao vặt của những trang thương mại điện tử khác, nào là là nhân viên ngân hàng xin tư vấn gói vay với lãi suất thấp, nào là mời mua chung cư giá rẻ, thậm chí, có cả công ty môi giới dịch vụ người giúp việc cũng gọi tới. “Có việc cần, tôi mới công khai số di động như thế. Không nghe thì sợ lỡ cuộc gọi quan trọng, nhưng nghe thì lại rước bực vào người. Biết vậy tôi mua sim “rác” cho rảnh chuyện” – chị Hoa nói.
Không cung cấp số điện thoại công khai như chị Hoa, nhưng chị Trần Thị Nguyệt, trưởng phòng hành chính của một công ty, vẫn bị chọn làm “khách hàng tiềm năng” của nhiều công ty mỹ phẩm, spa mà chưa bao giờ chị nghe nói tới. Bị mời rả rích nhiều quá, có lần bực mình, chị hỏi vặn lại lại tại sao có số điện thoại của chị thì chỉ nhận được câu trả lời úp mở: “Bên em có đội ngũ marketing chuyên tìm kiếm thông tin khách hàng tiềm năng”.
Gọi điện bị mắng, chẳng hiểu bằng cách nào mà những nhân viên kia còn mò ra email của chị để gửi liên tục các thông tin khuyến mại, tư vấn làm đẹp.
Tin nhắn "rác" là "ác mộng" của nhiều người dùng di động. (Ảnh minh họa)
Không chỉ bị những cuộc điện thoại chào mời đủ thứ dịch vụ “ám quẻ” bất kể ngày đêm, anh Hoàng Văn Vinh còn ức chế vì suốt ngày phải xóa những tin nhắn rác đủ thể loại gửi tới di động của mình. “Sốc nhất là có lần, một số điện thoại nhắn cho tôi lời mời chào mua SIM số đẹp, tin nhắn ghi rõ ràng cả tên tôi và mời mua các SIM có 6 số cuối của SIM trùng với ngày tháng năm sinh của tôi. Tôi gọi lại hỏi thì họ lảnh tránh, chỉ bảo biết thông tin nên mời mua”- anh kể.
Chưa hết bực mình, anh Vinh tiếp lời: “Những tin nhắn quảng cáo, rao vặt mời mua hàng hay sử dụng dịch vụ trúng thưởng còn đỡ, ngại nhất là những tin nhắn mời mời xem ảnh, clip “nhạy cảm”, còn kèm liên kết dẫn đến website nữa. Tôi không bao giờ nhấn vào xem. Vậy mà vẫn gặp tai nạn đấy! Có hôm, tôi cho cậu con trai mượn điện thoại chơi điện tử thì tin nhắn “nhạy cảm” đó gửi đến, thằng bé nhấp vào xem, vợ tôi nghe tiếng động lạ thì nhào ra giật điện thoại, thế là khóc lóc ầm ĩ, giận dỗi tôi cả tuần vì “em không ngờ anh hư hỏng thế, lại còn đầu độc cả con nữa”, tôi giải thích gẫy lưỡi mà cô ấy không tin”.
Trường hợp của anh Vinh là “tình ngay lý gian”. Nhưng như chuyện chồng của T.T.L thì đích xác là “có vấn đề”. Nghi chồng có nhân tình từ lâu, nhưng chưa có cách “bắt thóp” vì anh lúc nào cũng khư khư điện thoại bên người. Chẳng biết được ai tư vấn cho dịch vụ chuyển tin nhắn song song tới thuê bao thứ 3, lại không cần trực tiếp chính chủ thuê bao ra quầy dịch vụ đăng ký, chị lừa hôm chồng ngủ say, lấy điện thoại của chồng đăng ký dịch vụ trên. Thế là, tất cả tin nhắn vào điện thoại của ông chồng, bao gồm cả những tin tán tỉnh mùi mẫn, hẹn hò giữa anh và cô bồ, chị đều đọc được hết. Để chồng khỏi chối quanh, chị đã đến nhà nghỉ “tóm sống” kẻ phản bội trong trạng thái “nhạy cảm”. Khi đó, chồng chị mới ngã ngửa biết bí mật của mình bị lộ chỉ vì cái di động.
Khổ vì thông tin cá nhân trên mạng xã hội
Sự nở rộ của mạng xã hội cũng là “mảnh đất màu mỡ” cho việc ăn cắp, lợi dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của người dùng. Giới trẻ, đặc biệt là phụ nữ sinh thường có nhu cầu bộc lộ bản thân cao, thích khoe gia đình, khoe con cái trên mạng xã hội. Nhiều chị em vô tư để những thông tin cá nhân dưới dạng bất cứ ai cũng có thể truy cập được, và dễ bị đánh cắp nhất là sở thích cá nhân, tung ảnh “tự sướng”, video riêng tư…
Nhiều người đã “rước họa” vì tưởng những bức ảnh hở hang, băng video “tình cảm” mình post lên mạng xã hội, hoặc quên không cài chức năng “riêng tư”, hoặc vì một lý do nào đó (như được bạn bè chia sẻ hoặc được “like” hay bình luận sẽ hiện lên Facebook của người đó) bị lọt vào tay người khác, rồi tất nhiên, không chỉ một hay một vài người biết, những tấm ảnh, video đó trở thành “tài sản chung” của cộng đồng mạng.
Không người bị rò rỉ thông tin cá nhân do sử dụng mạng internet. (Ảnh minh họa)
Có những người khá “kín đáo” trên mạng xã hội mà cũng vô tình “dính phốt”. Biết người yêu có tính ghen tuông, để tránh trước những chuyện xấu có thể đến, anh Đỗ Khải nhất quyết không “kết bạn” với người yêu trên Facebook. Vậy mà, vô tình một trang báo mạng khi viết bài về trào lưu thích cởi, thích nude của các mỹ nữ đã chụp ảnh màn hình những lời bình luận của cư dân mạng, trong đó có anh Khải để làm ảnh minh họa. Xui cho anh, cô người yêu đã đọc được, sau đó ghen lồng lộn, “cấu xé” anh cả ngày vì tội “hóa ra không kết bạn với tôi trên Facebook để anh dễ dàng đi cợt nhả các con khác”.
Một trường hợp rước họa rất… hỡi ơi khác là chị P.T.B.H, một ngày bỗng bị hàng loạt người lạ kết bạn và gửi tin nhắn qua Facebook rầm rầm. Hóa ra, những hình ảnh và thông tin riêng tư của chị, cả số điện thoại và tài khoản Facebook của chị được ghi rõ ràng trong Facebook của một diễn đàn kết bạn qua mạng với những lời quảng cáo rất khiếm nhã. Nhiều ngày sau đó, ngay cả ban đêm, chị liên tục nhận được những cuộc điện thoại gạ gẫm, quấy rối tình dục. Quá sợ, chị phải đổi số điện thoại và hủy luôn tài khoản Facebook cho yên thân.
Đi khám, đi làm đẹp cũng bị “chôm” thông tin
Không chỉ có nguy cơ bị lộ thông tin cá nhân từ số điện thoại hay tài khoản Facebook, một số phụ nữ cho biết, họ còn bị “chôm” thông tin, hình ảnh cá nhân khi sử dụng một số dịch vụ y tế hoặc đi làm đẹp.
Một tuần sau khi đến khám thai ở một bệnh viện tại Hà Nội, chị Nguyễn Như Mai (Cầu Giấy) liên tiếp nhận được các cuộc gọi “chăm sóc khách hàng” từ nhân viên các hãng sữa. Rất nhã nhặn, họ hỏi thăm tình hình sức khỏe của chị và thai nhi rồi giới thiệu, tư vấn chị sử dụng sữa bầu của hãng mình. “Một hãng thì không sao, nhưng hết hãng này đến hãng kia hỏi han, biết rõ tôi đang mang thai tuần bao nhiêu, còn hỏi chị đã lên bao nhiêu cân, chế độ ăn uống của chị thế nào, chị thích vị chocolate hay vị vani… khiến tôi bực mình, đành bảo là bác sĩ chỉ định không uống sữa bầu vì tôi thừa cân rồi cho họ không gọi nữa!” – chị kể.
Chị Mai nghi nhân viên bệnh viện đã “tuồn” số điện thoại của chị cho họ, vì chị không nhận quà tặng hay giao tiếp gì với họ trước đó.
Cũng tương tự như trường hợp của chị Mai, nhiều bệnh nhân chia sẻ, họ thường nhận được các cuộc gọi tư vấn sức khỏe, giới thiệu thực phẩm chức năng sau khi đi khám ở một số cơ sở y tế, nhất là với những bệnh kinh niên như thiểu năng tuần hoàn não, viêm khớp, tiểu đường.
Nhiều chị em đi thẩm mỹ viện làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ hoặc đã từng sử dụng các sản phẩm làm đẹp, giảm cân cũng dễ là nạn nhân, khi nhiều thẩm mỹ viện sử dụng hình ảnh cá nhân của họ cho mục đích quảng cáo. Trừ những đại diện thương hiệu (thường là người nổi tiếng), hình ảnh của những khách hàng bình thường này ít khi được sử dụng với sự cho phép của họ. Nhiều trung tâm thẩm mỹ chụp lại hình ảnh trước và sau khi sử dụng sản phẩm của khách hàng để “làm tư liệu”, và sau đó sử dụng để làm quảng cáo đã tạo ra sự phản cảm và xâm phạm cá nhân đến các khách hàng.
Nhiều thẩm mỹ viện chụp ảnh khách hàng trước và sau khi làm đẹp để quảng cáo. (Ảnh minh họa)
Với những dịch vụ đơn thuần như chữa nám da, nâng mí còn đỡ, với những dịch vụ nhạy cảm như hút mỡ, giảm cân, nâng ngực, thẩm mỹ làm hồng, kéo dài nhũ hoa, khi những hình ảnh này bị trưng bày một cách lộ liễu có thể gây sốc cho chính khách hàng. Chị V.P.T đã sốc nặng khi biết nguyên bộ ngực xệ và vòng bụng khủng khiếp của mình trước khi làm thẩm mỹ đã “nổi tiếng” trên mạng cùng với quảng cáo của thẩm mỹ viện nơi chị đã âm thầm đi làm đẹp.
Thẩm mỹ viện Cát Tường đã từng "chôm" ảnh cá nhân để quảng cáo. (Ảnh chụp màn hình)
Tréo ngoe hơn, sự tự tin “2 con rồi mà ngực, bụng vẫn săn chắc như thời con gái” của chị bị “lộ tẩy” với đồng nghiệp. Chả là, khi chị đồng nghiệp này đến thẩm mỹ viện kia làm đẹp, chị ta đã được cho xem ảnh chị T. trước và sau khi làm thẩm mỹ như một “bằng chứng hùng hồn” cho công nghệ tút tát nhan sắc. Người đồng nghiệp kia hồn nhiên về hỏi lại khiến chị T. ngượng chín mặt.
Nguy hiểm hơn, một số trung tâm thẩm mỹ còn quay lại quá trình thẩm mỹ đối với một số khách hàng để quảng cáo, giới thiệu với khách hàng khác để họ tin tưởng. Có lẽ, khi thực hiện chụp ảnh, quay video các quá trình trên, họ cũng hứa hẹn với khách hàng sẽ không công bố rộng rãi những tư liệu này, nhưng không có gì đảm bảo điều đó cả.
Không được bảo vệ trong các giao dịch, nhiều thông tin cá nhân của những người dùng điện thoại di động đang bị chuyển hóa thành “thông tin công cộng” và dễ dàng bị khai thác. Nhiều người đã rước bực mình khi liên tục bị “khủng bố” bởi các cuộc gọi, tin nhắn quảng cáo, giới thiệu dịch vụ; thậm chí, từ tài khoản di động, có người đã bị lộ nhiều bí mật khác rất… hỡi ơi.
Chị Nguyễn Ánh Hoa (Đống Đa, Hà Nội) kể, cách đây ít lâu, chị đăng thông tin rao bán nhà đất trên một trang tin thương mại. Tin vừa đăng buổi sáng, ngay buổi trưa hôm ấy và liên tiếp cả tuần sau, chị muốn “nổ đầu” bởi khách có nhu cầu mua nhà thì ít mà những người… không liên quan thì gọi rõ nhiều.
Cả ngày phải nghe hàng loạt những cuộc gọi điện mời chào từ những số điện thoại lạ, nào là nhân viên mời quảng cáo, rao vặt của những trang thương mại điện tử khác, nào là là nhân viên ngân hàng xin tư vấn gói vay với lãi suất thấp, nào là mời mua chung cư giá rẻ, thậm chí, có cả công ty môi giới dịch vụ người giúp việc cũng gọi tới. “Có việc cần, tôi mới công khai số di động như thế. Không nghe thì sợ lỡ cuộc gọi quan trọng, nhưng nghe thì lại rước bực vào người. Biết vậy tôi mua sim “rác” cho rảnh chuyện” – chị Hoa nói.
Không cung cấp số điện thoại công khai như chị Hoa, nhưng chị Trần Thị Nguyệt, trưởng phòng hành chính của một công ty, vẫn bị chọn làm “khách hàng tiềm năng” của nhiều công ty mỹ phẩm, spa mà chưa bao giờ chị nghe nói tới. Bị mời rả rích nhiều quá, có lần bực mình, chị hỏi vặn lại lại tại sao có số điện thoại của chị thì chỉ nhận được câu trả lời úp mở: “Bên em có đội ngũ marketing chuyên tìm kiếm thông tin khách hàng tiềm năng”.
Gọi điện bị mắng, chẳng hiểu bằng cách nào mà những nhân viên kia còn mò ra email của chị để gửi liên tục các thông tin khuyến mại, tư vấn làm đẹp.
Tin nhắn "rác" là "ác mộng" của nhiều người dùng di động. (Ảnh minh họa)
Chưa hết bực mình, anh Vinh tiếp lời: “Những tin nhắn quảng cáo, rao vặt mời mua hàng hay sử dụng dịch vụ trúng thưởng còn đỡ, ngại nhất là những tin nhắn mời mời xem ảnh, clip “nhạy cảm”, còn kèm liên kết dẫn đến website nữa. Tôi không bao giờ nhấn vào xem. Vậy mà vẫn gặp tai nạn đấy! Có hôm, tôi cho cậu con trai mượn điện thoại chơi điện tử thì tin nhắn “nhạy cảm” đó gửi đến, thằng bé nhấp vào xem, vợ tôi nghe tiếng động lạ thì nhào ra giật điện thoại, thế là khóc lóc ầm ĩ, giận dỗi tôi cả tuần vì “em không ngờ anh hư hỏng thế, lại còn đầu độc cả con nữa”, tôi giải thích gẫy lưỡi mà cô ấy không tin”.
Trường hợp của anh Vinh là “tình ngay lý gian”. Nhưng như chuyện chồng của T.T.L thì đích xác là “có vấn đề”. Nghi chồng có nhân tình từ lâu, nhưng chưa có cách “bắt thóp” vì anh lúc nào cũng khư khư điện thoại bên người. Chẳng biết được ai tư vấn cho dịch vụ chuyển tin nhắn song song tới thuê bao thứ 3, lại không cần trực tiếp chính chủ thuê bao ra quầy dịch vụ đăng ký, chị lừa hôm chồng ngủ say, lấy điện thoại của chồng đăng ký dịch vụ trên. Thế là, tất cả tin nhắn vào điện thoại của ông chồng, bao gồm cả những tin tán tỉnh mùi mẫn, hẹn hò giữa anh và cô bồ, chị đều đọc được hết. Để chồng khỏi chối quanh, chị đã đến nhà nghỉ “tóm sống” kẻ phản bội trong trạng thái “nhạy cảm”. Khi đó, chồng chị mới ngã ngửa biết bí mật của mình bị lộ chỉ vì cái di động.
Khổ vì thông tin cá nhân trên mạng xã hội
Sự nở rộ của mạng xã hội cũng là “mảnh đất màu mỡ” cho việc ăn cắp, lợi dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của người dùng. Giới trẻ, đặc biệt là phụ nữ sinh thường có nhu cầu bộc lộ bản thân cao, thích khoe gia đình, khoe con cái trên mạng xã hội. Nhiều chị em vô tư để những thông tin cá nhân dưới dạng bất cứ ai cũng có thể truy cập được, và dễ bị đánh cắp nhất là sở thích cá nhân, tung ảnh “tự sướng”, video riêng tư…
Nhiều người đã “rước họa” vì tưởng những bức ảnh hở hang, băng video “tình cảm” mình post lên mạng xã hội, hoặc quên không cài chức năng “riêng tư”, hoặc vì một lý do nào đó (như được bạn bè chia sẻ hoặc được “like” hay bình luận sẽ hiện lên Facebook của người đó) bị lọt vào tay người khác, rồi tất nhiên, không chỉ một hay một vài người biết, những tấm ảnh, video đó trở thành “tài sản chung” của cộng đồng mạng.
Không người bị rò rỉ thông tin cá nhân do sử dụng mạng internet. (Ảnh minh họa)
Một trường hợp rước họa rất… hỡi ơi khác là chị P.T.B.H, một ngày bỗng bị hàng loạt người lạ kết bạn và gửi tin nhắn qua Facebook rầm rầm. Hóa ra, những hình ảnh và thông tin riêng tư của chị, cả số điện thoại và tài khoản Facebook của chị được ghi rõ ràng trong Facebook của một diễn đàn kết bạn qua mạng với những lời quảng cáo rất khiếm nhã. Nhiều ngày sau đó, ngay cả ban đêm, chị liên tục nhận được những cuộc điện thoại gạ gẫm, quấy rối tình dục. Quá sợ, chị phải đổi số điện thoại và hủy luôn tài khoản Facebook cho yên thân.
Đi khám, đi làm đẹp cũng bị “chôm” thông tin
Không chỉ có nguy cơ bị lộ thông tin cá nhân từ số điện thoại hay tài khoản Facebook, một số phụ nữ cho biết, họ còn bị “chôm” thông tin, hình ảnh cá nhân khi sử dụng một số dịch vụ y tế hoặc đi làm đẹp.
Một tuần sau khi đến khám thai ở một bệnh viện tại Hà Nội, chị Nguyễn Như Mai (Cầu Giấy) liên tiếp nhận được các cuộc gọi “chăm sóc khách hàng” từ nhân viên các hãng sữa. Rất nhã nhặn, họ hỏi thăm tình hình sức khỏe của chị và thai nhi rồi giới thiệu, tư vấn chị sử dụng sữa bầu của hãng mình. “Một hãng thì không sao, nhưng hết hãng này đến hãng kia hỏi han, biết rõ tôi đang mang thai tuần bao nhiêu, còn hỏi chị đã lên bao nhiêu cân, chế độ ăn uống của chị thế nào, chị thích vị chocolate hay vị vani… khiến tôi bực mình, đành bảo là bác sĩ chỉ định không uống sữa bầu vì tôi thừa cân rồi cho họ không gọi nữa!” – chị kể.
Chị Mai nghi nhân viên bệnh viện đã “tuồn” số điện thoại của chị cho họ, vì chị không nhận quà tặng hay giao tiếp gì với họ trước đó.
Cũng tương tự như trường hợp của chị Mai, nhiều bệnh nhân chia sẻ, họ thường nhận được các cuộc gọi tư vấn sức khỏe, giới thiệu thực phẩm chức năng sau khi đi khám ở một số cơ sở y tế, nhất là với những bệnh kinh niên như thiểu năng tuần hoàn não, viêm khớp, tiểu đường.
Nhiều chị em đi thẩm mỹ viện làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ hoặc đã từng sử dụng các sản phẩm làm đẹp, giảm cân cũng dễ là nạn nhân, khi nhiều thẩm mỹ viện sử dụng hình ảnh cá nhân của họ cho mục đích quảng cáo. Trừ những đại diện thương hiệu (thường là người nổi tiếng), hình ảnh của những khách hàng bình thường này ít khi được sử dụng với sự cho phép của họ. Nhiều trung tâm thẩm mỹ chụp lại hình ảnh trước và sau khi sử dụng sản phẩm của khách hàng để “làm tư liệu”, và sau đó sử dụng để làm quảng cáo đã tạo ra sự phản cảm và xâm phạm cá nhân đến các khách hàng.
Nhiều thẩm mỹ viện chụp ảnh khách hàng trước và sau khi làm đẹp để quảng cáo. (Ảnh minh họa)
Thẩm mỹ viện Cát Tường đã từng "chôm" ảnh cá nhân để quảng cáo. (Ảnh chụp màn hình)
Nguy hiểm hơn, một số trung tâm thẩm mỹ còn quay lại quá trình thẩm mỹ đối với một số khách hàng để quảng cáo, giới thiệu với khách hàng khác để họ tin tưởng. Có lẽ, khi thực hiện chụp ảnh, quay video các quá trình trên, họ cũng hứa hẹn với khách hàng sẽ không công bố rộng rãi những tư liệu này, nhưng không có gì đảm bảo điều đó cả.
Cảnh giác với những yêu cầu khai báo thông tin cá nhân Có nhiều lý do
khiến hiện tượng vi phạm về dữ liệu cá nhân đang diễn ra khá phổ biến ở
Việt Nam, có thể do các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông làm rò rỉ thông
tin khách hàng, có thể do bất cẩn của chính chúng ta khi sử dụng các
dịch vụ mạng xã hội, giao dịch thương mại điện tử hoặc bị mua bán, trao
đổi. Cùng với các thông tin cá nhân, những bí mật riêng tư của chúng ta có nguy cơ bị lộ bất cứ lúc nào. Không chỉ những chuyện bi hài có thể xảy ra khi những hình ảnh, thông tin cá nhân của mình bị phát tán mà thậm chí ta có thể bị theo dõi, lừa đảo. Trong một môi trường còn nhiều lỗ hổng như hiện nay, có lẽ, cách tốt nhất để bảo vệ mình là cẩn trọng và cảnh giác với những yêu cầu khai báo thông tin, đăng tải hình ảnh cá nhân. |