Phụ huynh vui mừng với "sổ liên lạc tin nhắn"

Admicro - Minh Tuấn,
Chia sẻ

Trước đây, để nắm tình hình học tập của con ở trường, phụ huynh phải cập nhật từ con mình, sổ liên lạc hoặc thầy cô. Thế nhưng, tình hình có thay đổi từ khi “sổ liên lạc tin nhắn” – SMS Parents ra đời.

Trần Đức Tiến là học sinh lớp 9 một trường trung học tại Hà Nội. Không phải là học sinh cá biệt nhưng kết quả học tập chỉ xếp mức trung bình là nguyên nhân khiến cậu thường xuyên bị bố mẹ “hỏi thăm”. Đây là chưa kể đến việc phụ huynh cũng thường xuyên kiểm tra lại tình hình qua thầy cô giáo khiến Tiến cảm thấy không thoải mái.

Tuy nhiên, kể từ đầu năm học này (2012 - 2013), bố mẹ thông báo sẽ không “hỏi thăm” Tiến như trước. Thay vào đó, phụ huynh sẽ chỉ trao đổi với Tuấn về những điều còn chưa ổn hoặc môn học mà cậu ưa thích. Rất ngạc nhiên về việc này, Tiến hỏi bố mẹ thì được biết, nhà trường vừa thông báo sẽ cung cấp dịch vụ “sổ liên lạc tin nhắn”, giúp bố mẹ nắm mọi tình hình cập nhật về học tập, hoạt động của học sinh trên di động.

Dịch vụ này có tên gọi SMS Parents, là một tính năng bổ sung được triển khai từ phần mềm quản lý nhà trường SMAS 2.0 do Tập đoàn Viettel phối hợp với Bộ Giáo dục Đào tạo và gần 16.000 trường trên cả nước triển khai từ gần 2 năm nay.

Với SMS Parents, phụ huynh được nhận các thông tin, thông báo từ nhà trường về tất cả các vấn đề liên quan đến tình hình học tập, sinh hoạt của con em định kỳ theo ngày, tháng, học kỳ, năm học qua số điện thoại di động.
Thông tin cung cấp cho phụ huynh gồm 2 loại tin nhắn tự động theo định kỳ và tin nhắn chủ động với đầy đủ thông tin về kết quả học tập, rèn luyện như điểm thi, hạnh kiểm, học lực, thông báo đột xuất…

Phụ huynh vui mừng với

Tiến chia sẻ, “sổ liên lạc tin nhắn” có cái phiền là khi mắc kỷ luật hoặc điểm kém ở trường muốn giấu cái gì cũng khó bởi thông tin sẽ được gửi đều đặn về máy di động của bố mẹ. Tuy nhiên, SMS Parents cũng có cái hay là làm Tiến đỡ phiền bởi các cuộc trao đổi chỉ để hỏi thông tin và đôi khi lại nghi là “không nói hết sự thật”. 

Trong khi đó, bố mẹ Tiến cũng cảm thấy rất vui vì công cụ mới –SMS Parents. “Chẳng ai muốn cứ đi ‘hỏi cung’ con mình về những chuyện lặt vặt. Nhưng mà nếu không có công cụ tiện lợi như các thông tin cập nhật bằng tin nhắn từ nhà trường thì cũng khó”, anh Trần Đức Nam – bố của Tiến chia sẻ.

Anh Nam cũng bổ sung, gửi thông tin cập nhật về tình hình học tập, hoạt động của con mình ở trường vào di động là tiện lợi nhất vì với hầu hết mọi người, điện thoại di động là vật "bất ly thân".

Không chỉ có phụ huynh học sinh vui mừng khi có “sổ liên lạc tin nhắn”, các thầy cô cũng có cảm giác tương tự. “Nếu bố mẹ được cập nhật trước tình hình của con mình thì khi trao đổi với thầy cô chỉ để tìm biện pháp sẽ giúp tiết kiệm thời gian và cũng hiệu quả hơn.

Trước đây, chỉ riêng việc hỏi thông tin về học sinh cũng hết thời gian chứ ít thời gian thảo luận xem nên làm thế nào”
, cô Nguyễn Hương Thủy – giáo viên một trường trung học tại Hà Nội tâm sự.

Trên thực tế, trước khi có SMS Parents, gần 16.000 trường học trên toàn quốc đã triển khai phần mềm quản lý nhà trường SMAS 2.0. Nhờ có chương trình này, việc quản lý hồ sơ giáo viên, các hoạt động của trường, điểm số, cập nhật về học sinh… được thực hiện một cách có hệ thống. Bên cạnh đó, phụ huynh học sinh muốn biết tình hình của con có thể vào mạng với mã số và có ngay thông tin cập nhật. 

Sau gần 2 năm triển khai, Viettel (đơn vị cung cấp và triển khai miễn phí SMAS 2.0) phối hợp với Bộ Giáo dục Đào tạo, lãnh đạo của gần 16.000 trường, khai thác tính năng SMS Parents để tạo thêm một cầu nối thuận tiện giữa nhà trường và phụ huynh trong việc theo dõi tình hình học tập của học sinh.

Ông Hoàng Sơn, Giám đốc Viettel Telecom chia sẻ: “Mong muốn của chúng tôi là cung cấp một kênh thông tin liên tục, chính xác, giúp các bậc phụ huynh nắm rõ mọi hoạt động của con em từ đó phối hợp với nhà trường kịp thời động viên, cải thiện chất lượng học tập của các em”.

Tuy nhiên, đại diện của Viettel cũng khẳng định, các công cụ như sổ liên lạc điện tử (với phần mềm SMAS 2.0) hay SMS Parents chỉ là kênh thông tin giúp phụ huynh có nhiều thông tin hơn về tình hình học tập, cũng như các hoạt động của con mình tại trường.

Những công cụ này không thể thay thế cho việc phụ huynh trò chuyện trực tiếp với con, thầy cô giáo để tìm hiểu nhiều vấn đề khác mà những con số và dòng text không thể hiện được.
Chia sẻ