Chuyện về chàng trai Mỹ quyết ở lại Việt Nam vì mê món ăn Việt
Mùa hè năm 1996 khi vừa bước chân ra khỏi cổng trường đại học, Matt Gross liền chuyển đến Thành phố Hồ Chí Minh để sinh sống vì một lý do đơn giản: yêu món ăn Việt Nam.
Matt Gross đã dành cả một ngày để viết một bài chia sẻ đầy cảm xúc của mình về hành trình thuở ban đầu khám phá món ăn Việt của mình trên Newyork Times. Mời bạn đọc cũng theo chân chàng trai đã bỏ nước Mỹ tới định cư ở Việt Nam vì mê mẩn món ăn Việt dưới đây:
Khi còn ở Mỹ, tôi hay lui tới các nhà hàng Việt ở Virginia, Maryland và Washington và tình yêu ẩm thực Việt cứ thế lớn dần lên. Tôi thích thịt nướng, thích các loại rau thơm đặc trưng và đặc biệt thích phở, mùi thơm của nước dùng phở bò mới hấp dẫn làm sao!
Thịt nướng món ăn để lại nhiều ấn tượng đẹp cho Matt Gross.
Ngày tốt nghiệp đến gần, tôi càng chắc chắn là mình muốn sống ở nước ngoài và khi biết rằng ViệtNam vừa mới mở cửa cho phương Tây và tôi liên chớp luôn cơ hội đó. Với tôi, đó là định mệnh.
Sau khi tới Việt Nam vài tuần, tôi nhanh chóng nhận ra rằng thích một ẩm thực và am hiểu về nó là hai vấn đề không “liên quan" gì đến nhau và “hành trình" để tìm hiểu về ẩm thực Việt của tôi bắt đầu.
Lúc đầu tôi hay ngồi ăn ở những quán rất ngon mà vắng tanh. Tôi thấy điều đó rõ nhất khi tôi ăn món lươn nướng mía béo ngậy, ngọt mùi mía lùi, được nướng trên than hoa thơm lừng mùi tỏi ướp. Thật là "bá cháy", đến cả thanh mía sau khi được nướng cũng ngọt lừ đậm đà mà lại thơm thơm.
Đó là khi tôi biết, tôi sẽ không quay lại Mỹ nữa. Đây chứ đâu, là lý do mà tôi gói ghém đồ đạc và chuyển tới Việt Nam. Nhưng khi tôi muốn quay sang những người bên cạnh và nói thật to “đây là lý do mà tôi đến Việt Nam", thì quanh tôi chẳng có ai cả và điều đó không bình thường chút nào.
Tôi rất băn khoăn, quán ăn thì chất lượng, lươn thì quá tuyệt mà sao không có khách nào? Tôi đã nhầm lẫn ở đâu?
Thời gian đầu ở Viêt Nam của tôi đầy những khoảnh khắc như vậy. Tôi không hiểu là mình đã gặp vấn đề gì? Tôi chắc chắn rằng mình đã được thưởng thức những món ăn tuyệt vời nhưng tôi chưa phân biệt được là khi nào thì ăn cái gì và tại sao lại như thế?
Ví dụ là tôi thường gọi món phở vào buổi trưa tại nhà hàng nổi tiếng Phở Hòa Pasteur. Nhưng khi tôi kể chuyện cho học trò của tôi ở lớp tiếng Anh thì họ khá ngạc nhiên bởi họ cho rằng phở là để ăn sáng, không phải là ăn trưa.
Quán phở được nhiều khách phương tây ghé đến. Ảnh minh họa
Tôi cố gắng chống chế là ngoài tôi ra còn có nhiều người Việt khác cũng tới quán phở đó để ăn trưa. Có thể vì không muốn tranh luận với giáo viên của mình hoặc không muốn “dồn" tôi mà họ xuống nước và bảo “thầy có thể ăn lúc nào thầy muốn, không sao đâu”.
Nhưng với tôi thì “có sao", đó là sự khác biệt của các nhà hàng Việt tại Mỹ và văn hóa ăn uống của người Việt. Ở Mỹ, khi vào một nhà hàng, tôi có thể gọi món phở hay mỳ hoặc món cơm, món xào vào cùng một thời điểm. Thật khó để làm quen với văn hóa mới này, nhất là khi tôi chỉ biết vài từ tiếng Việt và cũng không biết mình đặc biệt yêu thích món gì.
Tôi biết là mình nên đi đại vào một nhà hàng và chỉ vào món bất kỳ nào mà tôi thấy thích nhưng thú thật nhiều khi tôi đã không đủ cảm đảm.
Thi thoảng tôi “xông" vào các nhà hàng phục vụ đồ ăn nước ngoài ở khu dành cho khách nước ngoài. Những nhà hàng đó khá ngon và đúng cách nhưng điều đó chỉ càng nhắc nhở tôi thêm về sự thất bại liên tục của mình khi cố gắng thâm nhập vào văn hóa Việt.
Sau vài tháng thì tôi chuyển phòng từ tầng 6 xuống tầng 5 vì phòng rộng hơn và có điều hòa nhưng lý do chính vẫn là vì ở phòng mới có một không gian mở ngoài trời để tôi có thể mua đồ ăn trưa về và thưởng thức.
Lúc đầu tôi không biết mua món gì, chẳng lẽ lại bánh mì kẹp giăm bông và pho-mát hay cái gì tương tự nhưng có một lần đi dạo ở gần đường Bùi Viện, tôi thấy người ta đang nướng sườn cạnh một quán cơm bình dân. Trước đó cơm bình dân không hấp dẫn tôi, có thể trông nó tồi tàn kém vệ sinh và tôi đã sợ.
Cơm sườn đã trở thành thực đơn hàng ngày của Matt Gross
Tuy nhiên lần này tôi không thể cưỡng được mùi thịt nướng quyến rũ và tôi đã bước vào quán gọi món cơm sườn ăn kèm với rau muống xào và dưa chuột, mang về phòng và ăn một cách sung sướng. Từ đó cơm bình dân ở đầu ngõ trở thành địa chỉ quen thuộc của tôi, dần rà tôi ra quán ngồi ăn chứ không mang cơm về phòng nữa.
Tranh minh họa của NYtimes
Một ngày tôi nhận ra là mình đã dùng đũa, đùng thìa cầm dao cắt sườn như những người cùng ngồi ăn xung quanh, ăn như một người “bình thường", cách ăn của người Việt ngấm vào tôi lúc nào không hay.
Con đường khám phá ẩm thực Việt của tôi là như thế đấy!
Khi còn ở Mỹ, tôi hay lui tới các nhà hàng Việt ở Virginia, Maryland và Washington và tình yêu ẩm thực Việt cứ thế lớn dần lên. Tôi thích thịt nướng, thích các loại rau thơm đặc trưng và đặc biệt thích phở, mùi thơm của nước dùng phở bò mới hấp dẫn làm sao!
Thịt nướng món ăn để lại nhiều ấn tượng đẹp cho Matt Gross.
Ngày tốt nghiệp đến gần, tôi càng chắc chắn là mình muốn sống ở nước ngoài và khi biết rằng ViệtNam vừa mới mở cửa cho phương Tây và tôi liên chớp luôn cơ hội đó. Với tôi, đó là định mệnh.
Sau khi tới Việt Nam vài tuần, tôi nhanh chóng nhận ra rằng thích một ẩm thực và am hiểu về nó là hai vấn đề không “liên quan" gì đến nhau và “hành trình" để tìm hiểu về ẩm thực Việt của tôi bắt đầu.
Lúc đầu tôi hay ngồi ăn ở những quán rất ngon mà vắng tanh. Tôi thấy điều đó rõ nhất khi tôi ăn món lươn nướng mía béo ngậy, ngọt mùi mía lùi, được nướng trên than hoa thơm lừng mùi tỏi ướp. Thật là "bá cháy", đến cả thanh mía sau khi được nướng cũng ngọt lừ đậm đà mà lại thơm thơm.
Đó là khi tôi biết, tôi sẽ không quay lại Mỹ nữa. Đây chứ đâu, là lý do mà tôi gói ghém đồ đạc và chuyển tới Việt Nam. Nhưng khi tôi muốn quay sang những người bên cạnh và nói thật to “đây là lý do mà tôi đến Việt Nam", thì quanh tôi chẳng có ai cả và điều đó không bình thường chút nào.
Tôi rất băn khoăn, quán ăn thì chất lượng, lươn thì quá tuyệt mà sao không có khách nào? Tôi đã nhầm lẫn ở đâu?
Thời gian đầu ở Viêt Nam của tôi đầy những khoảnh khắc như vậy. Tôi không hiểu là mình đã gặp vấn đề gì? Tôi chắc chắn rằng mình đã được thưởng thức những món ăn tuyệt vời nhưng tôi chưa phân biệt được là khi nào thì ăn cái gì và tại sao lại như thế?
Ví dụ là tôi thường gọi món phở vào buổi trưa tại nhà hàng nổi tiếng Phở Hòa Pasteur. Nhưng khi tôi kể chuyện cho học trò của tôi ở lớp tiếng Anh thì họ khá ngạc nhiên bởi họ cho rằng phở là để ăn sáng, không phải là ăn trưa.
Quán phở được nhiều khách phương tây ghé đến. Ảnh minh họa
Tôi cố gắng chống chế là ngoài tôi ra còn có nhiều người Việt khác cũng tới quán phở đó để ăn trưa. Có thể vì không muốn tranh luận với giáo viên của mình hoặc không muốn “dồn" tôi mà họ xuống nước và bảo “thầy có thể ăn lúc nào thầy muốn, không sao đâu”.
Nhưng với tôi thì “có sao", đó là sự khác biệt của các nhà hàng Việt tại Mỹ và văn hóa ăn uống của người Việt. Ở Mỹ, khi vào một nhà hàng, tôi có thể gọi món phở hay mỳ hoặc món cơm, món xào vào cùng một thời điểm. Thật khó để làm quen với văn hóa mới này, nhất là khi tôi chỉ biết vài từ tiếng Việt và cũng không biết mình đặc biệt yêu thích món gì.
Tôi biết là mình nên đi đại vào một nhà hàng và chỉ vào món bất kỳ nào mà tôi thấy thích nhưng thú thật nhiều khi tôi đã không đủ cảm đảm.
Thi thoảng tôi “xông" vào các nhà hàng phục vụ đồ ăn nước ngoài ở khu dành cho khách nước ngoài. Những nhà hàng đó khá ngon và đúng cách nhưng điều đó chỉ càng nhắc nhở tôi thêm về sự thất bại liên tục của mình khi cố gắng thâm nhập vào văn hóa Việt.
Sau vài tháng thì tôi chuyển phòng từ tầng 6 xuống tầng 5 vì phòng rộng hơn và có điều hòa nhưng lý do chính vẫn là vì ở phòng mới có một không gian mở ngoài trời để tôi có thể mua đồ ăn trưa về và thưởng thức.
Lúc đầu tôi không biết mua món gì, chẳng lẽ lại bánh mì kẹp giăm bông và pho-mát hay cái gì tương tự nhưng có một lần đi dạo ở gần đường Bùi Viện, tôi thấy người ta đang nướng sườn cạnh một quán cơm bình dân. Trước đó cơm bình dân không hấp dẫn tôi, có thể trông nó tồi tàn kém vệ sinh và tôi đã sợ.
Cơm sườn đã trở thành thực đơn hàng ngày của Matt Gross
Tuy nhiên lần này tôi không thể cưỡng được mùi thịt nướng quyến rũ và tôi đã bước vào quán gọi món cơm sườn ăn kèm với rau muống xào và dưa chuột, mang về phòng và ăn một cách sung sướng. Từ đó cơm bình dân ở đầu ngõ trở thành địa chỉ quen thuộc của tôi, dần rà tôi ra quán ngồi ăn chứ không mang cơm về phòng nữa.
Tranh minh họa của NYtimes
Một ngày tôi nhận ra là mình đã dùng đũa, đùng thìa cầm dao cắt sườn như những người cùng ngồi ăn xung quanh, ăn như một người “bình thường", cách ăn của người Việt ngấm vào tôi lúc nào không hay.
Con đường khám phá ẩm thực Việt của tôi là như thế đấy!