Đời kỹ nữ lừng danh Hà thành xưa (P3): Tiến sĩ sao nỡ phụ lòng cô đào Diễm Hương?
Đúng là ở đời cái gì cũng có thể xảy ra được.
Diễm Hương - cô đào nổi tiếng xứ kinh kỳ
Thời ấy, có biết bao chàng công tử si tình ngày ngày đến nghe cô hát và mong được làm bạn với cô. Tuy nhiên, giữ phận trong trắng, cô chỉ đàn hát mà không phải phường ong bướm nên cũng nhiều người thất vọng ra về.
Chẳng ngờ sau ngày vinh quy bái tổ, Khâm Lân lại phụ bạc người con gái đã chu cấp cho mình tiền ăn học.
Nếu nói đến các mỹ nữ thời xưa của nước Việt, không ai là không biết đến Diễm Hương, cô đào theo nghiệp cầm ca nức tiếng Hà thành một thuở. Cô không những sở hữu cho mình nhan sắc đẹp mặn mà mà còn cả giọng hát trong veo như đi vào lòng người.
Thời ấy, có biết bao chàng công tử si tình ngày ngày đến nghe cô hát và mong được làm bạn với cô. Tuy nhiên, giữ phận trong trắng, cô chỉ đàn hát mà không phải phường ong bướm nên cũng nhiều người thất vọng ra về.
Từ cái nghề sướng ca này, cô đào đã quen với một anh chàng tên Khâm Lân, người sau này có cơ may đổi đời thành tiến sĩ nhưng lại trót phụ bạc cô mà cưới con gái nhà giàu làm vợ. Mối tình của họ được ghi vào sử sách là một trong những thiên tình sử đẹp nhất của nước Việt ta từ trước đến nay.
Diễm Huơng nức tiếng là cô đào hát vừa có sắc vừa có tài.
Cơ duyên từ một buổi nghe hát
Vũ Khâm Lân nguyên quê ở Tứ Kỳ, Hải Dương nhưng sớm mồ côi mẹ. Cha lấy mẹ kế nhưng không chịu nổi bể khổ, Khâm Lân bỏ ra Thăng Long ở trọ vừa làm thuê vừa học. Năm ấy ở Dịch Vọng mở hội có đào nương Diễm Hương trẻ đẹp hát hay có tiếng trong vùng đến diễn.
Như nhiều thanh niên trai tráng đến xem hội, chàng học trò nghèo Vũ Khâm Lân đã si mê nhan sắc cô đào Diễm Hương từ cái nhìn đầu tiên. Không có tiền để thưởng cho cô đào, Khâm Lân chỉ đứng nép bên cột đình lẳng lặng xem cô đào biểu diễn. Đâu ngờ cô đào lại chú ý đến anh học trò nghèo đứng nép bên cột đình mà cô nghe tiếng học giỏi đã lâu.
Diễm Hương và Khâm Lân đã gặp nhau trong một ngày hội như thế này.
Chẳng ngờ, Diễm Hương lại để mắt đến chàng thư sinh nghèo nên chủ động đến gặp và cho tiền chàng mua giấy bút ăn học. Thế rồi từ đó, cứ vài bữa nàng lại đến thăm mang theo gạo tiền chăm sóc cho Khâm Lân. Tình yêu giữa họ dần trở nên thắm thiết.
Tuy nhiên, Khâm Lân lại có phần lạm dụng tình yêu của Diễm Hương nên đã nhiều lần muốn nàng chiều chuộng mình như vợ chồng nhưng nàng đều cự tuyệt. Nàng nói nàng không phải thứ con gái mất nết và thầm trách những kẻ nghĩ xấu về nghề con hát. Sau sự việc này, Diễm Hương không đến gặp Khâm Lân nữa nhưng tiền và gạo thì vẫn gửi đủ cho chàng.
Cái kết đau lòng
Khâm Lân ăn năn hối lỗi vì cách cư xử của mình nhưng cuối cùng vẫn không gặp được Diễm Hương. Sau đó chàng thi đỗ tiến sĩ và phải kết hôn theo chỉ định của cha mẹ với con gái của một gia đình phú hộ. Nhớ đến cô đào đã giúp đỡ mình thành đạt, Khâm Lân toan cưỡng lại bậc sinh thành, song sự phản đối và ý chí của chàng không đủ mạnh nên đám cưới vẫn tiến hành.
Hay tin Vũ Khâm Lân lấy vợ giàu sang, Diễm Hương đau lòng lắm. Nhưng vì muốn tận mắt nhìn lần nữa kẻ bạc tình nên nàng tìm gặp Khâm Lân. Trước mặt người tình cũ, ông tiến sĩ tân khoa lúng túng: “Tôi vẫn nhớ đến nàng nhưng số kiếp tôi không được may mắn. Nàng tha tội cho tôi”. Diễm Hương cắt ngang: “Ông đừng nói nữa. Tôi đã rõ tâm địa của kẻ phản bội”.
Chẳng ngờ sau ngày vinh quy bái tổ, Khâm Lân lại phụ bạc người con gái đã chu cấp cho mình tiền ăn học.
Ngày ấy, nếu như Vũ Khâm Lân quyết chí trở lại với tình xưa thì câu chuyện đã kết thúc có hậu. Dù sao ở thế kỷ 18, không thể đổ hết lỗi cho Khâm Lân khi những người quanh ông, cả hệ thống xã hội đều không coi những người hát xướng ra gì.
Nguồn: Tổng hợp