Đội cứu hộ bật khóc kể lại quá trình trục vớt mảnh vụn tàu Titan, miêu tả chính xác sự cố thảm khốc đã xảy ra

CHI CHI,
Chia sẻ

Người đứng đầu công cuộc vớt xác tàu Titan nhiều lần khóc trong buổi họp báo về quá trình giải cứu nhưng cuối cùng lại thành tìm kiếm các mảnh vỡ.

Vào ngày 30/6 (giờ Mỹ), Pelagic - công ty đã trục vớt và phục hồi xác tàu ngầm Titan bị đắm vào tuần trước đã tổ chức cuộc họp báo trước truyền thông. Edward Cassano, giám đốc điều hành và người đứng đầu công cuộc tìm kiếm đã rất xúc động và rơi nước mắt khi mô tả quá trình phát hiện những phần còn lại của con tàu dưới đáy biển.

Đội cứu hộ bật khóc khi kể lại quá trình trục vớt các mảnh vụn tàu Titan, miêu tả chính xác sự cố thảm khốc đã xảy ra   - Ảnh 1.

Người đứng đầu công cuộc vớt xác tàu Titan nhiều lần khóc trong họp báo

Ông Cassano cho biết nhóm của mình đã sử dụng một phương tiện điều khiển từ xa, hay ROV, được gọi là Odysseus 6K có thể thực hiện nhiệm vụ trục vớt dưới biển sâu.

"Chỉ huy Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ đã liên hệ với các gia đình khi chúng tôi phát hiện ra mảnh vỡ. Từ ngày 22 tháng 6 đến ngày 27 tháng 6, chúng tôi đã sử dụng mọi khả năng của mình để phân loại các mảnh vỡ", ông nói. 

Khi được hỏi chuyện gì thực sự đã xảy ra với tàu ngầm Titan, ông Cassano khẳng định: "Họ đã đưa tàu xuống quá độ sâu được phép". Vì vậy, con tàu đã ngay lập tức bị nổ thảm khốc, làm cả 5 người bên trong thiệt mạng rồi chìm vào sáng Chủ nhật (25/6). Không rõ vụ nổ xảy ra chính xác khi nào và ở đâu, nhưng một hệ thống âm thanh của Hải quân Hoa Kỳ đã phát hiện ra một "sự bất thường" vào Chủ nhật có khả năng là vụ nổ chết người của Titan.

Một robot dưới biển sâu do công ty của ông Cassano điều khiển đã phát hiện ra mảnh vỡ và được giao nhiệm vụ đưa nó lên. Công ty khác cũng hỗ trợ quá trình này là Deep Energy đã làm mất một trong hai tàu lặn điều khiển từ xa vì tìm kiếm Titan.

Sau đó, các thợ lặn phải mất một tiếng rưỡi để lặn xuống biển, lấy mảnh vỡ và đưa xác tàu lên mặt đất. 

Đội cứu hộ bật khóc khi kể lại quá trình trục vớt các mảnh vụn tàu Titan, miêu tả chính xác sự cố thảm khốc đã xảy ra   - Ảnh 2.

Polar Prince, tàu hỗ trợ chính cho tàu lặn Titan, cập cảng St. John's ở Newfoundland, Canada

Cassano giải thích trong suốt cuộc họp rằng ban đầu họ được gọi đến với tư cách là một đội giải cứu. Ông đã bay đến Newfoundland trong vòng 24 giờ sau khi nhận được cuộc gọi thông báo. 

“Chúng tôi đã dự đoán nhiều kịch bản có thể xảy ra. Trường hợp mọi người đều mong muốn là Titan dưới đáy biển, phi hành đoàn còn nguyên vẹn, bình chịu áp lực còn nguyên vẹn”, giám đốc Pelagic cho biết. Cả nhóm đã tiến hành kế hoạch giải cứu cặn kẽ nhưng kết quả lại là bi kịch. 

Khi được hỏi ý kiến của mình về vụ bê bối OceanGate đang diễn ra, ông Cassano nói: “Tôi thực sự không có ý kiến gì". Ông cũng chia sẻ quá trình trục vớt xác tàu ngầm mất nhiều ngày. Khi được một phóng viên hỏi chi phí cho nỗ lực vớt tàu là bao nhiêu, Cassano chỉ trả lời “Rất nhiều” và không đưa ra con số cụ thể.

Đội cứu hộ bật khóc khi kể lại quá trình trục vớt các mảnh vụn tàu Titan, miêu tả chính xác sự cố thảm khốc đã xảy ra   - Ảnh 3.

Đội cứu hộ bật khóc khi kể lại quá trình trục vớt các mảnh vụn tàu Titan, miêu tả chính xác sự cố thảm khốc đã xảy ra   - Ảnh 4.

Các mảnh vỡ từ tàu lặn Titan, được trục vớt từ đáy đại dương gần xác tàu Titanic, được dỡ xuống từ tàu Horizon Arctic

Kể từ khi các bức ảnh chụp những mảnh vỡ được thu hồi và vận chuyển vào bờ ở St John's, Newfoundland, Canada, dư luận đã dấy lên câu hỏi về việc làm thế nào những mảnh vỡ lớn như vậy có thể tồn tại sau một vụ nổ lớn dưới đáy biển sâu.

Các mảnh vỡ bao gồm một phần kim loại cong lớn, màu trắng dường như là vỏ ngoài của Titan dài hơn 6m. Một mảnh khác cho thấy vẫn có cả dây cáp, máy tính tích hợp và các bộ phận cơ khí khác.

Trước đó, nhiều chuyên gia cho rằng lực của vụ nổ sẽ mạnh đến mức thân tàu bằng sợi carbon của Titan sẽ “đột nhiên biến mất”, bốc hơi và giết chết tất cả những người bên trong trước khi họ kịp nhận ra điều gì đó không ổn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Titan đã không bị vỡ vụn như dự đoán. 

Một chuyên gia pháp lý cho biết OceanGate - công ty đứng sau chiếc tàu lặn Titan có thể phải đối mặt với cuộc điều tra liên bang về tội “giết người do cẩu thả”.

Chia sẻ