Độc tố của kiến ba khoang mạnh gấp 12-15 lần rắn hổ mang: Nhận biết kiến ba khoang và phòng tránh chất độc của chúng dính vào da
Thời gian gần đây, nhiều khu dân cư ở Hà Nội và TP.HCM phản ánh bị loài kiến ba khoang tấn công. Nhiều người không biết cách điều trị khiến bệnh nặng thêm, ví dụ như nhiễm trùng da, sốt cao phải đi viện...
Kiến ba khoang xuất hiện nhiều vào mùa mưa do độ ẩm cao, thích ánh sáng đèn ban đêm nên bay vào trong nhà theo ánh đèn, đậu vào quần áo, khăn mặt, giường chiếu, chăn màn...
TS. BS Lê Ngọc Duy, Trung tâm cấp cứu và chống độc (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, những ngày qua Hà Nội xuất hiện rải rác các ca viêm da tiếp xúc với côn trùng, trong đó gặp nhiều ở trẻ em bị dính độc tố của kiến ba khoang.
Kiến ba khoang được gọi bằng nhiều tên khác nhau như kiến ba khoang, kiến lác, kiến gạo, kiến nhốt, kiến cong đít. Chúng tiết ra chất pederin có độc tính, gây bỏng, khi tiếp xúc với da người tạo phản ứng viêm da, mụn nước như bỏng, mụn mủ nhỏ li ti.
Kiến ba khoang trông như thế nào?
Kiến ba khoang nguy hiểm như thế nào?
Vết thương do kiến ba khoang có đặc điểm gì?
Làm gì khi bị dính độc tố của kiến ba khoang?
Khi da bị tổn thương tấy đỏ, lan rộng phải đi khám, không nên tự ý mua thuốc điều trị, bởi trong các loại thuốc bôi ngoài da có chứa Corticoid, chất giải độc tố… nên cần có bác sĩ chỉ định mới được dùng.
Làm sao để tránh dính phải độc tố của kiến ba khoang?
Kiến ba khoang nguy hiểm như thế nào? Làm sao để phòng tránh kiến ba khoang? Xem tất cả TẠI ĐÂY.