Đoạn clip kì lạ quay cảnh con trai biển hì hục đào cát thu hút triệu lượt xem

Khánh Linh,
Chia sẻ

Mặc dù ngắn ngủi, đoạn clip đã được cư dân mạng bàn tán sôi nổi về cách con vật mềm mại có thể đào sâu xuống cát như thế.

Một đoạn clip xuất hiện hồi đầu tháng 5 trên trang Facebook của Weather Channel kèm lời chú thích đáng chú ý: “Đoạn video kì lạ về trai biển đào cát này đã trở thành hiện tượng gây sốt cư dân mạng”. 

Đoạn clip kì lạ quay cảnh con trai biển hì hục đào cát thu hút triệu lượt xem - Ảnh 1.

Đoạn clip quay cảnh sinh vật biển hì hụi đào cát thu hút hàng triệu lượt xem.

Đoạn clip hiện đã thu hút được 17 triệu lượt người xem và con số vẫn đang tăng lên. Nhiều người thậm chí tranh cãi xem nó thuộc nhóm động thân mềm hai mảnh vỏ nào, với phần lớn nghiêng về hai phương án ốc vòi voi hoặc trai móng tay.

Chính xác thì đó là trai dao cạo (razor clam), theo như lời Annette Hosoi, giáo sư ngành kỹ sư cơ khí tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), nói với tờ Washington Post.

Đoạn clip kì lạ quay cảnh con trai biển hì hục đào cát thu hút triệu lượt xem - Ảnh 2.

Trai dao cạo nằm ở bờ biển Tây Thái Bình Dương chính là loài động vật đặc biệt trong clip.

Trai dao cạo, có tên khoa học là Siliqua patula, thường nằm dọc theo bờ biển Tây Thái Bình Dương từ phía đông quần đảo Aleut, Alaska, đến Pismo Beach, California. Chúng sống tại các bãi biển trong các khu vực bãi triều, có thể đào cát đến độ sâu tối đa khoảng 9,1 m.

Nhiều người coi trai dao cạo là một đối tượng nghiên cứu thú vị, bởi lẽ, mặc dù không hề có tay và móng vuốt, con vật này vẫn có thể đào sâu xuống cát đến như thế.

Đoạn clip kì lạ quay cảnh con trai biển hì hục đào cát thu hút triệu lượt xem - Ảnh 3.

Phải đào sâu xuống cát mới có thể tìm thấy loài vật có phần kỳ lạ này.

“Nếu bạn chỉ có một cái vỏ mà mở được ở một phía, thì làm cách nào bạn có thể đào cát được?” Hosoi đặt vấn đề. Rõ ràng, nếu chỉ nhìn vào lực cơ bắp chúng tạo ra, trai dao cạo đáng ra chỉ có thể đào được một vài centimet mà thôi.

Nhưng cuộc nghiên cứu của Hosoi và sinh viên tốt nghiệp Amos Winter đã chỉ ra rằng con vật thân mềm này có thể biến cát rắn thành dạng tương tự cát lún, một quá trình các nhà khoa học gọi là “sự hóa lỏng”. “Nó có một chiến thuật đào đất rất thú vị”, Hosoi nói.

Đoạn clip kì lạ quay cảnh con trai biển hì hục đào cát thu hút triệu lượt xem - Ảnh 4.

Con trai dò dẫm trong cát, chuẩn bị đào xuống.

Đầu tiên con trai thả lỏng cơ thể, làm vỏ trai mở ra. Sau đó, con trai sẽ cắm một bên chân không xương của nó xuống cát. Tiếp theo, nó tiết ra một chút nước xuống bên dưới chân của nó, khiến cho chân nó được cứng cáp hơn, bám sâu vào lớp cát. Đồng thời, phần cát xung quanh chân nó sẽ được “hóa lỏng”, giảm lực cản, và vỏ trai sẽ dễ dàng trượt xuống đào sâu thêm vào cát.

Đoạn clip kì lạ quay cảnh con trai biển hì hục đào cát thu hút triệu lượt xem - Ảnh 5.

Con trai nhanh nhẹn chui sâu vào lớp cát mềm.

Đoạn clip kì lạ quay cảnh con trai biển hì hục đào cát thu hút triệu lượt xem - Ảnh 6.

Cuối cùng, chỉ còn một chút thân của con trai là còn nhô trên mặt cát.

Con trai sẽ lặp lại các bước chân, với tốc độ rất nhanh. Winter, giáo sư tại MIT, đã ví trai dao cạo giống như “chiếc Ferrari của lớp động vật thân mềm.

Vậy còn đoạn con trai phun ra thứ chất lỏng màu đen xám ở cuối clip thì sao? Xin thưa, đó không thuộc quá trình con trai đào đất như một số người đã lầm tưởng.

Đoạn clip kì lạ quay cảnh con trai biển hì hục đào cát thu hút triệu lượt xem - Ảnh 7.

Nhiều người tưởng rằng con trai "hút" cát vào để chui xuống. Nhưng liệu có phải là vậy?

“Đó chỉ là cách con trai thải ra chất cặn bã trong cơ thể nó mà thôi", Hosoi giải thích.

Dù sao thì, dựa vào hành vi đào cát của trai dao cạo, Hosoi cùng các đồng nghiệp của mình đã có thể sáng tạo ra một thiết bị gọi là RoboClam (Trai Robot), mô phỏng khả năng của con trai, khiến một vật có thể bám chắc vào đáy biển.

Đoạn clip kì lạ quay cảnh con trai biển hì hục đào cát thu hút triệu lượt xem.

Đây có thể là một ứng dụng rất hữu ích. Các công ty robot với những phương tiện ngầm dưới nước từng đau đầu để nghĩ ra cách neo đậu tại những vùng đất ngập cát, đặc biệt là ở quanh các bãi san hô. Bên cạnh đó, Hosoi cũng dự tính công nghệ RoboClam có thể ứng dụng để lắp đặt các cáp ngầm dưới đáy biển. Không những có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, công nghệ này cũng rẻ hơn nhiều so với các cách làm hiện có, theo lời Hosoi.

(Nguồn: Sciencealert, Buzzfeed)

Chia sẻ