Đồ ăn ế cả tuần không thiu nhờ hóa chất
Nên chăm chút cho những bữa ăn gia đình hơn là ra các quán hàng và khi sử dụng các chất phụ gia nên mua đúng chỗ, đúng sản phẩm được đảm bảo về nhãn mác và niêm phong...
Có một thời Hà Nội ra lệnh cấm hàng rong, hàng quà mới làm nhiều người lên tiếng bảo vệ rằng đó là “nét đẹp” của Hà Nội, những điều khó có thể bỏ đi. Đúng như vậy, hàng rong, quán ăn vỉa hè, đường phố, được cho là một trong những nét đẹp, nét đặc trưng khó quên được của những người sống ở Hà Nội.
Ngồi trên vỉa hè phố cổ, ăn một bát gì đó nong nóng, cay cay vào tiết trời mùa đông giá lạnh, ngắm nhìn người qua lại, quả thật không có gì tuyệt vời hơn. Ấy vậy, hiện nay nhiều người đã đưa nét văn hóa đó trở thành một thứ “đáng sợ” đối với những người yêu Hà Nội, yêu những quán hàng rong, những món ăn đường phố ngon lành trước đây. Đó chính là sử dụng phụ gia thực phẩm một cách bừa bãi và không “nghĩ” đến hậu quả của nó đối với sức khỏe con người.
Ngô luộc bằng pin, muối diêm
“Bán chè nấu nhà có ăn không? Nếu không thì dùng đường này. Độc nhưng vị ngọt dịu, đỡ tốn hơn nhiều so với mấy loại đường kia” - người bán hàng thản nhiên vừa nói, vừa đưa ra một loại đường hóa học dạng viên màu trắng có xuất xứ từ Trung Quốc, mà người ta vẫn gọi là “đường lụa”…
Tỉ tê vài buổi với chị bán ngô luộc trên đường Trần Đăng Ninh, phóng viên đã lân la dò hỏi được “bí quyết” luộc ngô của chị Hạnh. Đó là dùng vài viên đường hóa học và một ít “muối diêm” - một chất chống thiu mà những người trong ngành hóa học thực phẩm cho là chất “độc”, cầu kỳ hơn thì cho vài cục pin tiểu vào luộc cùng với ngô, vậy là được một nồi ngô luộc ngon lành. Khi câu chuyện trở nên thân thiết hơn, chị Hạnh tâm sự rằng: “Ngày lạnh thì còn đỡ, chứ những ngày hè nóng ngồi bán ngô không hết cũng phải dùng “tí” chống thiu đấy, chứ có phải hôm nào cũng hết hàng được đâu”.
Cùng một chuyến đi tìm hiểu về việc sử dụng phụ gia trong thực phẩm, tôi tìm đến một người chuyên bán khoai lang luộc, lạc luộc… Bắt chuyện được với chị Lành bán hàng rong ở đầu đường Hai Bà Trưng. Chị thật thà tâm sự: “Bọn chị lên đây để kiếm ăn cũng khó khăn lắm. Nếu cứ cặm cụi mà làm như xưa, không tiết kiệm được chi phí, thời gian để đi kiếm ăn thì làm sao sống được. Ngô, khoai, sắn luộc chỉ cần cho thêm viên pin cũ vào là xong mà lại rẻ. Thỉnh thoảng cũng ế hàng nhưng mà chẳng lo, ở nhà có sẵn cái bột trắng cho vào thì để mấy ngày cũng được”. Đến người sử dụng còn không rõ “cái bột trắng” là chất gì nhưng cũng vẫn sử dụng thì người tiêu dùng làm sao có thể “thông thái” được đây?
Tìm hiểu về những “thần dược” chống thiu, tôi tìm đến chợ Nghĩa Tân, Cầu Giấy. Khi được hỏi về thứ bột chống thiu chè, thì chủ cửa hàng cũng mắt la mày lém, nhìn trước ngó sau rồi mới lôi ra một túi bột màu trắng đã được chia sẵn. Khi được hỏi cách sử dụng chị nói rằng, cho một thìa vào đồ ăn là có thể giữ từ 3 ngày đến 1 tuần. Hàng không có nhãn mác, người bán hàng hỏi mua bao nhiêu rồi nhanh chóng cân và cất thật kỹ túi bột đi. Căn vặn hỏi thêm về tên bao bì, chị này nói rằng, cũng chẳng biết rõ là tên gì, chỉ gọi là “bột chống thiu” thôi, nhưng chị bán rất đắt hàng. Đặc biệt là bán cho các hàng dưa, cà và măng.
Tiếp tục “hành trình”, qua giới thiệu của những người bán hàng ở chợ Hôm, tôi tìm đến cơ sở chuyên bán thuốc bảo quản thực phẩm trên phố Hàng Buồm. Khi tôi hỏi mua loại thuốc bảo quản để chống thiu thối cho thức ăn, người bán đưa ra một loại thuốc có tên gọi là “săm-pết”, được gói trong bao bì không nhãn mác với giá 40.000 đồng/kg, dạng bột trắng và có mùi hăng rất khó chịu. Theo lời người bán, loại bột này bán rất chạy. Dân làm ngô, măng và xúc xích hay mua lắm…
Hết thời bánh chưng luộc bằng pin
Ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng thôn Tranh Khúc, Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội - vùng quê chuyên nấu bánh chưng thuê vào những dịp lễ, tết khẳng định rằng, những năm gần đây sau khi bị người dân tẩy chay thì hiện tượng luộc bánh chưng bằng pin đã không còn. Những người dân ở Tranh Khúc vẫn giữ cách luộc bánh chưng truyền thống, chứ không chạy theo thị trường.
Còn những người bán bánh chưng ở phường Phú Thượng, quận Tây Hồ khẳng định rằng, ngày xưa cũng có nhà trong làng truyền tai nhau cách luộc bánh chưng bằng pin. Nhưng sau đó cũng không nhà nào làm nữa. Bởi nếu làm thì người chịu ảnh hưởng xấu lại chính là hàng xóm láng giềng. Ngay cả những người luộc ra bánh đó cũng bị ảnh hưởng theo.
Mua chất “ độc” dễ như mua kẹo
Để tiết kiệm chi phí, thời gian, người bán hàng chỉ cần cho một thìa nhỏ “cần sủi” và “bột chống thiu” vào thức ăn, chỉ trong thời gian rất ngắn bao nhiêu xương, thịt, gân bò và cả chè đều trở nên “mềm” và “ngon miệng”.
Vào vai một người mới vào nghề bán chè, tôi đã đi khảo sát ở một vài chợ lớn ở Hà Nội như chợ Đồng Xuân, chợ Hôm, chợ Thành Công, chợ Ngọc Hà... các chợ này đều bán nhiều loại phụ gia thực phẩm có tên là “cần sủi”, hay “bột nhừ”. Tại chợ Ngọc Hà (Ba Đình, Hà Nội), khi hỏi mua bột nấu chè, các quầy hàng ở đây rất sẵn một loại bột chỉ đóng trong gói nilon và ghi bên ngoài là “bột nhừ”.
Khi hỏi cách dùng thì người chủ cửa hàng nhanh nhảu quảng cáo: “Với 2kg đậu, em chỉ cần cho bằng hạt ngô thôi, 10-15 phút là ngon lành rồi”. Rồi chị cũng đon đả hỏi luôn: “Có đường chưa em? Chắc mới làm lần đầu nên mới lơ ngơ thế này chứ gì? Đây nhé, nấu thì cho thêm đường này này, có ba loại, đường B1 hơi đắt hơn nhưng mà độ ngọt kém vì qua dược rồi. Còn đường mía thì độ ngọt đậm hơn nhưng hơi ngăm đắng một tí. Còn đây là đường lụa, 2-3kg đậu thì chỉ cần cho 0,5kg đường kính và 7-8 viên đường này thôi, vị ngon mà ngọt dịu lắm”.
Chị đưa cho tôi 3 loại đường, loại đường chị gọi là đường B1 nhãn mác nhập nhèm, các viên như viên thuốc B1 bị vỡ. Còn loại đường “mía” nhãn mác của Trung Quốc, cũng chẳng rõ được thành phần nhưng chỉ có hình 3 cây mía với giá thành khoảng 55.000đồng/gói 1kg. Thông tin trên bao bì gói đường in chữ Trung Quốc, mặt trước in hình bốn cây mía, mặt sau đề tên loại đường là “sodium cyclamate”. Hạt đường dạng tinh thể nhỏ màu trắng, dẹt và hơi dính. Còn loại đường thứ ba cũng xuất xứ từ Trung Quốc, có tên là Tang Jing, hay còn được gọi là “đường lụa”, được bán với giá 90.000 đồng/gói 500g. Đường có dạng hạt vuông, trắng trong, chỉ cần chạm nhẹ vào viên đường là tay đã có vị ngọt khé cổ.
Tìm đến một cửa hàng khác, chúng tôi lại được giới thiệu thêm một “thần dược” ninh nhừ khác, đó là một loại bột màu trắng được đóng trong hộp màu trắng với chữ bên ngoài màu xanh. Ngoài bao bì sản phẩm này tên “Kings”, ghi rõ thành phần có chứa chất Bicardbonate of soda, thông tin trên bao bì bằng tiếng Anh còn in dòng chữ “Product of Australia” (sản phẩm của Australia - PV), Imported by Barkath stores ltd, Singapore (nhập khẩu bởi Công ty TNHH Barkath Stores, Singapore - PV). Dù có những thông tin trên nhưng liệu đây có thực sự là thông tin trung thực khi bao bì làm quá đơn giản, không nêu rõ công dụng, điện thoại, địa chỉ cơ sở sản xuất? Vỏ đề sản phẩm của Australia, nhưng không biết đơn vị nào sản xuất và không có địa chỉ cụ thể. Và ngoài việc được đóng theo vỉ, các hộp này không hề có tem, mác hoặc đóng gói kín. Được bán với giá 28.000 đồng/hộp.
Chị Tính bán giả cầy, chân giò cho biết, chỉ cần hai thìa bột ướp vào chân giò là không cần tốn công ninh nấu lâu: “Thời buổi này phải thế thôi em ạ, không thì lấy gì mà ăn?”. Ai cũng vin vào “thời buổi”, nhưng cả người bán và người đang sử dụng các chất “độc dược” ấy để chế biến đồ thực phẩm chẳng hề bận lòng với hai chữ “lương tâm
Ung thư gõ cửa
Về việc người dân sử dụng pin trong việc chế biến thức ăn, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm (Trường đại học Bách khoa Hà Nội) phân tích: Trong pin có điện cực kẽm, thỏi than và chì nén. Khi sử dụng pin, hai điện cực xảy ra quá trình điện hóa sinh ra dòng điện giải phóng kẽm và gây độc. Chất điện ly ở trong thỏi pin gồm một số kim loại như magie, mangan. Những kim loại này mang tính kiềm, khi người sử dụng đun với nước ở nhiệt độ cao, nước sẽ tạo thành môi trường kiềm, do đó tinh bột được thủy phân khiến nhanh nhừ hơn. Nhưng dùng pin vào đun nấu sẽ rất độc hại. Chì, magie, mangan trong pin thôi ra sẽ khiến người ăn bị ngộ độc tiêu hóa, nặng hơn thì tích lũy và tiềm ẩn bệnh ung thư.
Còn với hiện tượng cho bột chống thiu, muối diêm vào thực phẩm để chống thiu thối, GS Thịnh cho biết thêm: "Thông thường, các loại thực phẩm như ngô, khoai và một số loại thức ăn khác vào mùa nóng chỉ để từ sáng đến chiều là thiu. Đó là lý do vì sao người ta cho muối diêm vào thức ăn để nếu ế hàng thì hôm sau vẫn có thể bán tiếp. Muối diêm có chứa nitrit và nitrat, chỉ được sử dụng trong một số thực phẩm nhất định, với liều lượng nhất định trong công nghiệp chế biến chứ không dùng trong thức ăn thông thường. Vì nếu ăn nhiều, chất nitrit sẽ khiến người dùng bị bệnh ung thư".
Cầm hộp “bột nhừ” có nhãn hiệu là Kings, GS Thịnh giải thích thêm: “Sodium Bicarbonate (còn có tên gọi khác là baking Soda; Sodium hydrogen carbonate; sodium acid carbonate; bicarbonate of soda, công thức hóa học: NaHCO3) là hóa chất thông dụng trong công nghiệp và dùng trong lĩnh vực y tế, thực phẩm. Nhưng dùng trong thực phẩm và y tế đòi hỏi chất này tinh khiết. Cụ thể, bicarbonate of soda trong công nghiệp là chất tẩy rửa, làm mềm nước nhiễm axít… Trong y học là thuốc làm trung hòa axít ở người mắc bệnh đau dạ dày. Trong thực phẩm dùng để làm mềm thịt, làm bánh…”. GS Thịnh cho rằng, nếu NaHCO3 không tinh khiết sẽ lẫn tạp chất kim loại nặng như chì, asen, thủy ngân. Khi đó, người ăn vào sẽ có nguy cơ tích tụ trong cơ thể và gây bệnh ung thư.
Loại đường Cyclamate đã bị cấm sử dụng nhưng vẫn dễ dàng mua được, thậm chí mua còn không cần để ý đến nhãn mác. Điều này khiến nhiều người tiêu dùng lo ngại. Theo ông Thịnh, hiện trên thị trường có rất nhiều loại đường hóa học và loại đường nào cũng có thể gây nguy hại đến sức khỏe của con người nếu không biết cách sử dụng và liều dùng cho phép. Nếu dùng đúng thì các hóa chất đó sẽ được cơ thể đào thải ra ngoài. Còn nếu không, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
“Mọi hóa chất đều có nguy cơ gây ảnh hưởng cho sức khỏe con người, nếu quá giới hạn cho phép sẽ gây nên hiện tượng ngộ độc trường diễn. Sau khi ăn, uống… các chất này sẽ tích tụ trong cơ thể, thậm chí “ăn” vào não gây bệnh ung thư. Chính vì vậy chúng ta nên chăm chút cho những bữa ăn gia đình hơn là ra các quán hàng và khi sử dụng các chất phụ gia nên mua đúng chỗ, đúng sản phẩm được đảm bảo về nhãn mác và niêm phong”, GS Thịnh khuyến cáo.
Ngồi trên vỉa hè phố cổ, ăn một bát gì đó nong nóng, cay cay vào tiết trời mùa đông giá lạnh, ngắm nhìn người qua lại, quả thật không có gì tuyệt vời hơn. Ấy vậy, hiện nay nhiều người đã đưa nét văn hóa đó trở thành một thứ “đáng sợ” đối với những người yêu Hà Nội, yêu những quán hàng rong, những món ăn đường phố ngon lành trước đây. Đó chính là sử dụng phụ gia thực phẩm một cách bừa bãi và không “nghĩ” đến hậu quả của nó đối với sức khỏe con người.
Ngô luộc bằng pin, muối diêm
“Bán chè nấu nhà có ăn không? Nếu không thì dùng đường này. Độc nhưng vị ngọt dịu, đỡ tốn hơn nhiều so với mấy loại đường kia” - người bán hàng thản nhiên vừa nói, vừa đưa ra một loại đường hóa học dạng viên màu trắng có xuất xứ từ Trung Quốc, mà người ta vẫn gọi là “đường lụa”…
Tỉ tê vài buổi với chị bán ngô luộc trên đường Trần Đăng Ninh, phóng viên đã lân la dò hỏi được “bí quyết” luộc ngô của chị Hạnh. Đó là dùng vài viên đường hóa học và một ít “muối diêm” - một chất chống thiu mà những người trong ngành hóa học thực phẩm cho là chất “độc”, cầu kỳ hơn thì cho vài cục pin tiểu vào luộc cùng với ngô, vậy là được một nồi ngô luộc ngon lành. Khi câu chuyện trở nên thân thiết hơn, chị Hạnh tâm sự rằng: “Ngày lạnh thì còn đỡ, chứ những ngày hè nóng ngồi bán ngô không hết cũng phải dùng “tí” chống thiu đấy, chứ có phải hôm nào cũng hết hàng được đâu”.
Cùng một chuyến đi tìm hiểu về việc sử dụng phụ gia trong thực phẩm, tôi tìm đến một người chuyên bán khoai lang luộc, lạc luộc… Bắt chuyện được với chị Lành bán hàng rong ở đầu đường Hai Bà Trưng. Chị thật thà tâm sự: “Bọn chị lên đây để kiếm ăn cũng khó khăn lắm. Nếu cứ cặm cụi mà làm như xưa, không tiết kiệm được chi phí, thời gian để đi kiếm ăn thì làm sao sống được. Ngô, khoai, sắn luộc chỉ cần cho thêm viên pin cũ vào là xong mà lại rẻ. Thỉnh thoảng cũng ế hàng nhưng mà chẳng lo, ở nhà có sẵn cái bột trắng cho vào thì để mấy ngày cũng được”. Đến người sử dụng còn không rõ “cái bột trắng” là chất gì nhưng cũng vẫn sử dụng thì người tiêu dùng làm sao có thể “thông thái” được đây?
Tìm hiểu về những “thần dược” chống thiu, tôi tìm đến chợ Nghĩa Tân, Cầu Giấy. Khi được hỏi về thứ bột chống thiu chè, thì chủ cửa hàng cũng mắt la mày lém, nhìn trước ngó sau rồi mới lôi ra một túi bột màu trắng đã được chia sẵn. Khi được hỏi cách sử dụng chị nói rằng, cho một thìa vào đồ ăn là có thể giữ từ 3 ngày đến 1 tuần. Hàng không có nhãn mác, người bán hàng hỏi mua bao nhiêu rồi nhanh chóng cân và cất thật kỹ túi bột đi. Căn vặn hỏi thêm về tên bao bì, chị này nói rằng, cũng chẳng biết rõ là tên gì, chỉ gọi là “bột chống thiu” thôi, nhưng chị bán rất đắt hàng. Đặc biệt là bán cho các hàng dưa, cà và măng.
Tiếp tục “hành trình”, qua giới thiệu của những người bán hàng ở chợ Hôm, tôi tìm đến cơ sở chuyên bán thuốc bảo quản thực phẩm trên phố Hàng Buồm. Khi tôi hỏi mua loại thuốc bảo quản để chống thiu thối cho thức ăn, người bán đưa ra một loại thuốc có tên gọi là “săm-pết”, được gói trong bao bì không nhãn mác với giá 40.000 đồng/kg, dạng bột trắng và có mùi hăng rất khó chịu. Theo lời người bán, loại bột này bán rất chạy. Dân làm ngô, măng và xúc xích hay mua lắm…
Hết thời bánh chưng luộc bằng pin
Ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng thôn Tranh Khúc, Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội - vùng quê chuyên nấu bánh chưng thuê vào những dịp lễ, tết khẳng định rằng, những năm gần đây sau khi bị người dân tẩy chay thì hiện tượng luộc bánh chưng bằng pin đã không còn. Những người dân ở Tranh Khúc vẫn giữ cách luộc bánh chưng truyền thống, chứ không chạy theo thị trường.
Còn những người bán bánh chưng ở phường Phú Thượng, quận Tây Hồ khẳng định rằng, ngày xưa cũng có nhà trong làng truyền tai nhau cách luộc bánh chưng bằng pin. Nhưng sau đó cũng không nhà nào làm nữa. Bởi nếu làm thì người chịu ảnh hưởng xấu lại chính là hàng xóm láng giềng. Ngay cả những người luộc ra bánh đó cũng bị ảnh hưởng theo.
Mua chất “ độc” dễ như mua kẹo
Để tiết kiệm chi phí, thời gian, người bán hàng chỉ cần cho một thìa nhỏ “cần sủi” và “bột chống thiu” vào thức ăn, chỉ trong thời gian rất ngắn bao nhiêu xương, thịt, gân bò và cả chè đều trở nên “mềm” và “ngon miệng”.
Vào vai một người mới vào nghề bán chè, tôi đã đi khảo sát ở một vài chợ lớn ở Hà Nội như chợ Đồng Xuân, chợ Hôm, chợ Thành Công, chợ Ngọc Hà... các chợ này đều bán nhiều loại phụ gia thực phẩm có tên là “cần sủi”, hay “bột nhừ”. Tại chợ Ngọc Hà (Ba Đình, Hà Nội), khi hỏi mua bột nấu chè, các quầy hàng ở đây rất sẵn một loại bột chỉ đóng trong gói nilon và ghi bên ngoài là “bột nhừ”.
Khi hỏi cách dùng thì người chủ cửa hàng nhanh nhảu quảng cáo: “Với 2kg đậu, em chỉ cần cho bằng hạt ngô thôi, 10-15 phút là ngon lành rồi”. Rồi chị cũng đon đả hỏi luôn: “Có đường chưa em? Chắc mới làm lần đầu nên mới lơ ngơ thế này chứ gì? Đây nhé, nấu thì cho thêm đường này này, có ba loại, đường B1 hơi đắt hơn nhưng mà độ ngọt kém vì qua dược rồi. Còn đường mía thì độ ngọt đậm hơn nhưng hơi ngăm đắng một tí. Còn đây là đường lụa, 2-3kg đậu thì chỉ cần cho 0,5kg đường kính và 7-8 viên đường này thôi, vị ngon mà ngọt dịu lắm”.
Chị đưa cho tôi 3 loại đường, loại đường chị gọi là đường B1 nhãn mác nhập nhèm, các viên như viên thuốc B1 bị vỡ. Còn loại đường “mía” nhãn mác của Trung Quốc, cũng chẳng rõ được thành phần nhưng chỉ có hình 3 cây mía với giá thành khoảng 55.000đồng/gói 1kg. Thông tin trên bao bì gói đường in chữ Trung Quốc, mặt trước in hình bốn cây mía, mặt sau đề tên loại đường là “sodium cyclamate”. Hạt đường dạng tinh thể nhỏ màu trắng, dẹt và hơi dính. Còn loại đường thứ ba cũng xuất xứ từ Trung Quốc, có tên là Tang Jing, hay còn được gọi là “đường lụa”, được bán với giá 90.000 đồng/gói 500g. Đường có dạng hạt vuông, trắng trong, chỉ cần chạm nhẹ vào viên đường là tay đã có vị ngọt khé cổ.
Tìm đến một cửa hàng khác, chúng tôi lại được giới thiệu thêm một “thần dược” ninh nhừ khác, đó là một loại bột màu trắng được đóng trong hộp màu trắng với chữ bên ngoài màu xanh. Ngoài bao bì sản phẩm này tên “Kings”, ghi rõ thành phần có chứa chất Bicardbonate of soda, thông tin trên bao bì bằng tiếng Anh còn in dòng chữ “Product of Australia” (sản phẩm của Australia - PV), Imported by Barkath stores ltd, Singapore (nhập khẩu bởi Công ty TNHH Barkath Stores, Singapore - PV). Dù có những thông tin trên nhưng liệu đây có thực sự là thông tin trung thực khi bao bì làm quá đơn giản, không nêu rõ công dụng, điện thoại, địa chỉ cơ sở sản xuất? Vỏ đề sản phẩm của Australia, nhưng không biết đơn vị nào sản xuất và không có địa chỉ cụ thể. Và ngoài việc được đóng theo vỉ, các hộp này không hề có tem, mác hoặc đóng gói kín. Được bán với giá 28.000 đồng/hộp.
Chị Tính bán giả cầy, chân giò cho biết, chỉ cần hai thìa bột ướp vào chân giò là không cần tốn công ninh nấu lâu: “Thời buổi này phải thế thôi em ạ, không thì lấy gì mà ăn?”. Ai cũng vin vào “thời buổi”, nhưng cả người bán và người đang sử dụng các chất “độc dược” ấy để chế biến đồ thực phẩm chẳng hề bận lòng với hai chữ “lương tâm
Ung thư gõ cửa
Về việc người dân sử dụng pin trong việc chế biến thức ăn, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm (Trường đại học Bách khoa Hà Nội) phân tích: Trong pin có điện cực kẽm, thỏi than và chì nén. Khi sử dụng pin, hai điện cực xảy ra quá trình điện hóa sinh ra dòng điện giải phóng kẽm và gây độc. Chất điện ly ở trong thỏi pin gồm một số kim loại như magie, mangan. Những kim loại này mang tính kiềm, khi người sử dụng đun với nước ở nhiệt độ cao, nước sẽ tạo thành môi trường kiềm, do đó tinh bột được thủy phân khiến nhanh nhừ hơn. Nhưng dùng pin vào đun nấu sẽ rất độc hại. Chì, magie, mangan trong pin thôi ra sẽ khiến người ăn bị ngộ độc tiêu hóa, nặng hơn thì tích lũy và tiềm ẩn bệnh ung thư.
Còn với hiện tượng cho bột chống thiu, muối diêm vào thực phẩm để chống thiu thối, GS Thịnh cho biết thêm: "Thông thường, các loại thực phẩm như ngô, khoai và một số loại thức ăn khác vào mùa nóng chỉ để từ sáng đến chiều là thiu. Đó là lý do vì sao người ta cho muối diêm vào thức ăn để nếu ế hàng thì hôm sau vẫn có thể bán tiếp. Muối diêm có chứa nitrit và nitrat, chỉ được sử dụng trong một số thực phẩm nhất định, với liều lượng nhất định trong công nghiệp chế biến chứ không dùng trong thức ăn thông thường. Vì nếu ăn nhiều, chất nitrit sẽ khiến người dùng bị bệnh ung thư".
Cầm hộp “bột nhừ” có nhãn hiệu là Kings, GS Thịnh giải thích thêm: “Sodium Bicarbonate (còn có tên gọi khác là baking Soda; Sodium hydrogen carbonate; sodium acid carbonate; bicarbonate of soda, công thức hóa học: NaHCO3) là hóa chất thông dụng trong công nghiệp và dùng trong lĩnh vực y tế, thực phẩm. Nhưng dùng trong thực phẩm và y tế đòi hỏi chất này tinh khiết. Cụ thể, bicarbonate of soda trong công nghiệp là chất tẩy rửa, làm mềm nước nhiễm axít… Trong y học là thuốc làm trung hòa axít ở người mắc bệnh đau dạ dày. Trong thực phẩm dùng để làm mềm thịt, làm bánh…”. GS Thịnh cho rằng, nếu NaHCO3 không tinh khiết sẽ lẫn tạp chất kim loại nặng như chì, asen, thủy ngân. Khi đó, người ăn vào sẽ có nguy cơ tích tụ trong cơ thể và gây bệnh ung thư.
Loại đường Cyclamate đã bị cấm sử dụng nhưng vẫn dễ dàng mua được, thậm chí mua còn không cần để ý đến nhãn mác. Điều này khiến nhiều người tiêu dùng lo ngại. Theo ông Thịnh, hiện trên thị trường có rất nhiều loại đường hóa học và loại đường nào cũng có thể gây nguy hại đến sức khỏe của con người nếu không biết cách sử dụng và liều dùng cho phép. Nếu dùng đúng thì các hóa chất đó sẽ được cơ thể đào thải ra ngoài. Còn nếu không, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
“Mọi hóa chất đều có nguy cơ gây ảnh hưởng cho sức khỏe con người, nếu quá giới hạn cho phép sẽ gây nên hiện tượng ngộ độc trường diễn. Sau khi ăn, uống… các chất này sẽ tích tụ trong cơ thể, thậm chí “ăn” vào não gây bệnh ung thư. Chính vì vậy chúng ta nên chăm chút cho những bữa ăn gia đình hơn là ra các quán hàng và khi sử dụng các chất phụ gia nên mua đúng chỗ, đúng sản phẩm được đảm bảo về nhãn mác và niêm phong”, GS Thịnh khuyến cáo.