Đố ai được bằng chồng tôi!
Điểm trừ duy nhất của anh có lẽ là đi đâu, ăn gì cũng... nghĩ đến vợ con.
"Người chồng nhân dân"
Từ ngày cưới nhau, hễ nghe mọi người chê chồng là Nga lại được dịp "giở" chồng ra khoe. Bạn bè chứng kiến, người nghĩ thầm: "Vừa mới cưới thì mùi mẫn thế thôi, sống lâu ra rận ngay ý mà", người nửa đùa, nửa thật: "Hôm nào cãi nhau thì kể xem vui thế nào nhé". Nga vẫn ấm ức vì nghe chừng ai cũng nghĩ mình khoác lác nhưng quả thực, cô chẳng chê được điểm gì ở chồng.
Lúc Nga sinh em bé, bạn bè đến chơi mới "ngã ngửa" khi tận mắt thấy "người chồng nhân dân" của cô. Xét về ngoại hình, chồng Nga không đẹp trai nhưng đổi lại anh cao to, khỏe mạnh. Một tay anh đi chợ, chăm vợ, pha sữa, nấu cơm... và cả đổ bô, thay tã cho con. Nga mới sinh nên còn yếu, anh khẽ khàng nâng dậy ăn, dìu từng bước. Con khóc, anh bế đứa bé lọt thỏm trong hai cánh tay to khỏe cưng nựng chỉ một lát đã nín thinh. Anh làm cứ thoăn thoắt, vừa nấu cơm vừa tranh thủ quét nhà, lúc chờ giặt quần áo thì đã kịp quấy bột cho con.
Suốt mấy tháng ròng rã, không ngày nào anh được ngon giấc vì lục đục pha sữa, thay bỉm cho con mỗi đêm. Dù đã có bà nội và vợ làm nhưng nghe tiếng con ọ ẹ, anh lại tỉnh giấc, nhìn con ăn no, ngủ ngoan mới lại đắp chăn ngủ tiếp.
Cứ đi làm về, anh lại sà vào con ngay. Nhìn chồng âu yếm con, nhiều lúc Nga cũng phát ghen nhưng anh chăm vợ cũng chẳng kém. Hết chân giò, gà tần nấu cháo cho vợ ăn, anh còn không quên mua cả nịt bụng, vé tập thể dục thẩm mĩ cho vợ nhanh lấy lại vóc dáng...
Suốt thời yêu nhau cho đến hiện tại, hễ Nga thích gì anh liền đáp ứng ngay, miễn là trong khả năng của anh. Có lần, 11 giờ đêm anh mới đi tiếp khách về mà vẫn lòng vòng mấy phố để mua cho vợ túi hạt dẻ vì lúc mang thai, lúc nào Nga cũng chỉ thèm ăn hạt dẻ.
Công việc của anh đâu có rảnh rỗi gì cho cam, hôm nào sớm cũng 6 giờ mới về đến nhà. Việc nhà đã khéo, việc công anh cũng giỏi. Tiền lương hay kiếm được thêm đồng nào, anh dành phần nhiều đưa cho vợ chi tiêu.
Dù vẫn phải thuê nhà nhưng anh sắm sửa đầy đủ, không để vợ con phải thiếu thốn bất cứ thứ gì. So với nhiều cô vợ nhà giàu, Nga vẫn hãnh diện vì lúc nào, làm gì, đi đâu chồng cô cũng chỉ nghĩ cho vợ, cho con.
Có lẽ điểm trừ duy nhất ở chồng mà cô vẫn hay nói đùa là... chồng chăm quá, đi đâu cũng mua quà, ăn gì cũng để phần vợ, phần con nên cả hai cứ tròn xoe.
Phải lấy người như anh
Vợ chồng anh Minh (Đống Đa, Hà Nội) sống với nhau đã hơn chục năm vậy mà ai cũng phải ngưỡng mộ. Hương kém anh Minh đến 8 tuổi, ngày cưới, mọi người cứ xuýt xoa vì chú rể lấy được vợ trẻ. Thế mà ngần ấy năm chung sống, cái người khiến ai ai cũng phải ghen tị lại là Hương chứ không phải anh Minh.
Hương lên xe hoa đúng năm cuối đại học. Những ngày đầu tiên làm dâu bận rộn với đủ thói quen, nề nếp mới của nhà chồng, lại bù đầu với luận văn ở trường, cô thấy ngột ngạt vì chẳng có lúc nào được thảnh thơi mà tụ tập với bạn bè như trước kia.
Biết vợ bận học, anh Minh chẳng nỡ quấy rầy mặc dù mỗi ngày đi làm về, nhìn vợ anh chỉ muốn... kéo lên giường ngay. Vợ lọc cọc bên máy tính, xung quanh là ngất ngưởng sách vở, anh vẫn thức cùng vợ, thỉnh thoảng lại chạy đi vắt cốc nước cam hay vào đấm lưng, mát xa mắt cho vợ bớt mệt mỏi.
Suốt thời gian Hương làm luận văn, sáng nào anh Minh cũng đều đặn dậy nấu ăn sáng cho cả nhà, vẫn kịp dành độ năm mười phút tập thể dục. Bố mẹ chồng hài lòng ra mặt, cứ nghĩ con dâu bận học mà vẫn chăm chỉ dậy sớm cơm nước, quét dọn. Vụ "làm hộ" này kéo dài suốt mấy tháng cho đến khi Hương tốt nghiệp, rất may chưa bị bố mẹ chồng phát hiện ra.
Đến khi đi làm được 3 năm và cu Bin lên 2 tuổi, Hương lại tiếp tục học tiếng Anh để chuẩn bị đi nước ngoài. Lúc ấy, hai vợ chồng cũng chuyển sang một căn hộ tập thể ngay gần nhà bố mẹ chồng. Ngày nào về nhà cũng thấy chồng cơm nước tươm tất ngồi xem ti vi đợi vợ. Nhiều lúc nghĩ thương chồng, định bàn lùi không đi nước ngoài nữa, song anh Minh lại động viên hết lời: "Cả cơ quan có mình em đủ tiêu chuẩn, người ta ước không được, mình bỏ đi thì phí. Em cứ tập trung học và làm cho tốt, mọi việc đã có anh lo".
Dù thường xuyên phải sống trong xa cách mà chưa bao giờ anh than phiền về công việc của vợ. Một ngày của anh bắt đầu từ sớm, lái xe đưa con đi học, về nhà thì xắn tay cơm nước. Dịp Hương không phải đi công tác, cả gia đình dậy sớm hơn chút ít để bố Minh kịp đưa lần lượt hai mẹ con tới trường, tới cơ quan rồi mới vòng về đi làm. Chiều lại chặng đường ấy.
Riêng với cu Bin, nó quấn bố hơn mẹ, đơn giản bởi thời gian mẹ ở nhà quá ít ỏi. Anh chăm con mà đến cô em gái cũng phải ngưỡng mộ vì chu đáo và khéo léo. Chuyện ăn, chuyện học hay cả chuyện chơi bời của con, anh lo tươm tất hết. Bác hàng xóm vẫn hay trêu: "Trông cứ như gà trống nuôi con, mà gà trống này còn đảm đang bằng mấy gà mái", anh chỉ cười xòa.
Câu chuyện về anh Minh đã nhiều lần được các chị em trong cơ quan mang ra vỉa hè "chém gió" với giọng xuýt xoa ngưỡng mộ: "Chồng thế mới là chồng chứ. Mấy đứa chưa chồng nhìn đấy mà học tập, ‘phải lấy người như anh’ nhá".
Từ ngày cưới nhau, hễ nghe mọi người chê chồng là Nga lại được dịp "giở" chồng ra khoe. Bạn bè chứng kiến, người nghĩ thầm: "Vừa mới cưới thì mùi mẫn thế thôi, sống lâu ra rận ngay ý mà", người nửa đùa, nửa thật: "Hôm nào cãi nhau thì kể xem vui thế nào nhé". Nga vẫn ấm ức vì nghe chừng ai cũng nghĩ mình khoác lác nhưng quả thực, cô chẳng chê được điểm gì ở chồng.
Lúc Nga sinh em bé, bạn bè đến chơi mới "ngã ngửa" khi tận mắt thấy "người chồng nhân dân" của cô. Xét về ngoại hình, chồng Nga không đẹp trai nhưng đổi lại anh cao to, khỏe mạnh. Một tay anh đi chợ, chăm vợ, pha sữa, nấu cơm... và cả đổ bô, thay tã cho con. Nga mới sinh nên còn yếu, anh khẽ khàng nâng dậy ăn, dìu từng bước. Con khóc, anh bế đứa bé lọt thỏm trong hai cánh tay to khỏe cưng nựng chỉ một lát đã nín thinh. Anh làm cứ thoăn thoắt, vừa nấu cơm vừa tranh thủ quét nhà, lúc chờ giặt quần áo thì đã kịp quấy bột cho con.
Suốt mấy tháng ròng rã, không ngày nào anh được ngon giấc vì lục đục pha sữa, thay bỉm cho con mỗi đêm. Dù đã có bà nội và vợ làm nhưng nghe tiếng con ọ ẹ, anh lại tỉnh giấc, nhìn con ăn no, ngủ ngoan mới lại đắp chăn ngủ tiếp.
Cứ đi làm về, anh lại sà vào con ngay. Nhìn chồng âu yếm con, nhiều lúc Nga cũng phát ghen nhưng anh chăm vợ cũng chẳng kém. Hết chân giò, gà tần nấu cháo cho vợ ăn, anh còn không quên mua cả nịt bụng, vé tập thể dục thẩm mĩ cho vợ nhanh lấy lại vóc dáng...
Suốt thời yêu nhau cho đến hiện tại, hễ Nga thích gì anh liền đáp ứng ngay, miễn là trong khả năng của anh. Có lần, 11 giờ đêm anh mới đi tiếp khách về mà vẫn lòng vòng mấy phố để mua cho vợ túi hạt dẻ vì lúc mang thai, lúc nào Nga cũng chỉ thèm ăn hạt dẻ.
Công việc của anh đâu có rảnh rỗi gì cho cam, hôm nào sớm cũng 6 giờ mới về đến nhà. Việc nhà đã khéo, việc công anh cũng giỏi. Tiền lương hay kiếm được thêm đồng nào, anh dành phần nhiều đưa cho vợ chi tiêu.
Dù vẫn phải thuê nhà nhưng anh sắm sửa đầy đủ, không để vợ con phải thiếu thốn bất cứ thứ gì. So với nhiều cô vợ nhà giàu, Nga vẫn hãnh diện vì lúc nào, làm gì, đi đâu chồng cô cũng chỉ nghĩ cho vợ, cho con.
Có lẽ điểm trừ duy nhất ở chồng mà cô vẫn hay nói đùa là... chồng chăm quá, đi đâu cũng mua quà, ăn gì cũng để phần vợ, phần con nên cả hai cứ tròn xoe.
Chồng thế mới là chồng! (Ảnh minh họa)
Phải lấy người như anh
Vợ chồng anh Minh (Đống Đa, Hà Nội) sống với nhau đã hơn chục năm vậy mà ai cũng phải ngưỡng mộ. Hương kém anh Minh đến 8 tuổi, ngày cưới, mọi người cứ xuýt xoa vì chú rể lấy được vợ trẻ. Thế mà ngần ấy năm chung sống, cái người khiến ai ai cũng phải ghen tị lại là Hương chứ không phải anh Minh.
Hương lên xe hoa đúng năm cuối đại học. Những ngày đầu tiên làm dâu bận rộn với đủ thói quen, nề nếp mới của nhà chồng, lại bù đầu với luận văn ở trường, cô thấy ngột ngạt vì chẳng có lúc nào được thảnh thơi mà tụ tập với bạn bè như trước kia.
Biết vợ bận học, anh Minh chẳng nỡ quấy rầy mặc dù mỗi ngày đi làm về, nhìn vợ anh chỉ muốn... kéo lên giường ngay. Vợ lọc cọc bên máy tính, xung quanh là ngất ngưởng sách vở, anh vẫn thức cùng vợ, thỉnh thoảng lại chạy đi vắt cốc nước cam hay vào đấm lưng, mát xa mắt cho vợ bớt mệt mỏi.
Suốt thời gian Hương làm luận văn, sáng nào anh Minh cũng đều đặn dậy nấu ăn sáng cho cả nhà, vẫn kịp dành độ năm mười phút tập thể dục. Bố mẹ chồng hài lòng ra mặt, cứ nghĩ con dâu bận học mà vẫn chăm chỉ dậy sớm cơm nước, quét dọn. Vụ "làm hộ" này kéo dài suốt mấy tháng cho đến khi Hương tốt nghiệp, rất may chưa bị bố mẹ chồng phát hiện ra.
Đến khi đi làm được 3 năm và cu Bin lên 2 tuổi, Hương lại tiếp tục học tiếng Anh để chuẩn bị đi nước ngoài. Lúc ấy, hai vợ chồng cũng chuyển sang một căn hộ tập thể ngay gần nhà bố mẹ chồng. Ngày nào về nhà cũng thấy chồng cơm nước tươm tất ngồi xem ti vi đợi vợ. Nhiều lúc nghĩ thương chồng, định bàn lùi không đi nước ngoài nữa, song anh Minh lại động viên hết lời: "Cả cơ quan có mình em đủ tiêu chuẩn, người ta ước không được, mình bỏ đi thì phí. Em cứ tập trung học và làm cho tốt, mọi việc đã có anh lo".
Dù thường xuyên phải sống trong xa cách mà chưa bao giờ anh than phiền về công việc của vợ. Một ngày của anh bắt đầu từ sớm, lái xe đưa con đi học, về nhà thì xắn tay cơm nước. Dịp Hương không phải đi công tác, cả gia đình dậy sớm hơn chút ít để bố Minh kịp đưa lần lượt hai mẹ con tới trường, tới cơ quan rồi mới vòng về đi làm. Chiều lại chặng đường ấy.
Riêng với cu Bin, nó quấn bố hơn mẹ, đơn giản bởi thời gian mẹ ở nhà quá ít ỏi. Anh chăm con mà đến cô em gái cũng phải ngưỡng mộ vì chu đáo và khéo léo. Chuyện ăn, chuyện học hay cả chuyện chơi bời của con, anh lo tươm tất hết. Bác hàng xóm vẫn hay trêu: "Trông cứ như gà trống nuôi con, mà gà trống này còn đảm đang bằng mấy gà mái", anh chỉ cười xòa.
Câu chuyện về anh Minh đã nhiều lần được các chị em trong cơ quan mang ra vỉa hè "chém gió" với giọng xuýt xoa ngưỡng mộ: "Chồng thế mới là chồng chứ. Mấy đứa chưa chồng nhìn đấy mà học tập, ‘phải lấy người như anh’ nhá".