Điều gì xảy ra khi WHO tuyên bố virus corona là tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế (PHEIC)?

Tiểu Nguyễn,
Chia sẻ

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ họp lại ở Geneva để thảo luận về việc có nên tuyên bố dịch coronavirus ở Vũ Hán là một dịch bệnh mang tính khẩn cấp toàn cầu hay không.

Cuộc họp sẽ diễn ra khi số người tử vong tiếp tục tăng và sự lây nhiễm virus corona không chỉ ở Trung Quốc mà lan đến các quốc gia khác trên thế giới. Đây sẽ là lần thứ ba Ủy ban khẩn cấp của WHO tranh luận về vấn đề này, sau khi quyết định 2 lần vào tuần trước không gọi coronavirus là "trường hợp y tế công cộng khẩn cấp thể hiện sự quan tâm trên toàn cầu" hay PHEIC.

Điều gì xảy ra khi WHO tuyên bố coronavirus là tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế (PHEIC)? - Ảnh 1.

Điều đó có nghĩa là gì?

PHEIC được WHO định nghĩa là "một sự kiện bất thường" "tạo thành nguy cơ sức khỏe cộng đồng cho các quốc gia khác thông qua sự lây lan của bệnh quốc tế" và có khả năng cần phải có "phản ứng quốc tế phối hợp".

Nếu tổ chức này tuyên bố dịch bệnh khẩn cấp, tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus sẽ được phép đưa ra khuyến nghị về việc kiểm soát sự lây lan của virus corona trên toàn cầu.

Điều này cũng có thể bao gồm các khuyến nghị liên quan đến du lịch, ví dụ như việc cấm các hoạt động giao thương, du lịch ở đất liền, sân bay quốc tế... Bởi lẽ, trên lý thuyết, điều này cũng có thể dẫn đến sự gia tăng nguy cơ lây nhiễm coronavirus từ cộng đồng quốc tế.

Điều gì xảy ra khi WHO tuyên bố coronavirus là tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế (PHEIC)? - Ảnh 2.

Tất cả các trường hợp mắc SARS, cúm ở người, đậu mùa và nhiều bệnh lây truyền khác luôn được coi là PHEIC - tuy nhiên, vì coronavirus Vũ Hán là một coronavirus mới nên cần xem xét cẩn trọng.

Giám đốc y tế của Úc, ông Brendan Murphy nói với ABC News Breakfast trong tuần này rằng ông mong muốn WHO tuyên bố virus này là một trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu để tất cả mọi người phải nâng cao cảnh giác.

Tất cả các trường hợp mắc SARS, cúm ở người, đậu mùa và nhiều bệnh lây truyền khác luôn được coi là PHEIC - tuy nhiên, vì coronavirus Vũ Hán là một coronavirus mới nên cần xem xét cẩn trọng.

Báo cáo tình hình gần đây nhất của WHO về coronavirus cho biết mức độ rủi ro ở Trung Quốc vẫn "rất cao", trong khi rủi ro là "cao" ở cấp độ khu vực và toàn cầu.

Tại sao WHO chưa đưa ra thông báo khẩn?

Các báo cáo tin tức cho thấy, Ủy ban khẩn cấp chia ra 2 luồng ý kiến ngang ngửa cho quyết định này. Trong đó, một phần quan trọng của các tiêu chí dường như là mức độ mà virus đang lan ra bên ngoài Trung Quốc.

Các trường hợp lây truyền từ người sang người gần đây trên khắp thế giới có thể khiến ủy ban xem xét lại việc có nên tuyên bố đây là dịch bệnh khẩn cấp hay không.

Điều gì xảy ra khi WHO tuyên bố coronavirus là tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế (PHEIC)? - Ảnh 4.

Nền kinh tế Trung Quốc có thể bị tác động tiêu cực bởi quyết tâm đưa virus viêm phổi Vũ Hán thành PHEIC.

Tiến sĩ Ghebreyesus nói trong một cuộc họp báo ở Geneva, đặc biệt đề cập đến các trường hợp ở Đức, Việt Nam và Nhật Bản. "Mặc dù con số nhiễm virus corona mới bên ngoài Trung Quốc vẫn còn tương đối nhỏ, nhưng chúng có khả năng bùng phát lớn hơn nhiều", chuyên gia này nhấn mạnh.

Cũng có những lo ngại rằng nền kinh tế Trung Quốc có thể bị tác động tiêu cực bởi quyết tâm đưa virus viêm phổi Vũ Hán thành PHEIC. Các quốc gia có thể chọn cắt đứt liên kết du lịch và thương mại với Trung Quốc, mặc dù điều này có thể sẽ đi ngược lại với bất kỳ khuyến nghị khẩn cấp nào trong tương lai từ tổng giám đốc WHO. Khi WHO tuyên bố dịch Ebola bùng phát ở Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) vào năm ngoái, tổng giám đốc đã cảnh báo các nước không sử dụng thuật ngữ này như là "cái cớ để áp đặt các hạn chế thương mại hoặc du lịch".

Ông nói điều này sẽ làm xấu đi tác động của dịch bệnh và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của nhiều người dân. Các quốc gia trên thế giới đã chuyển sang hạn chế du lịch cá nhân đến và đi từ Trung Quốc sau khi dịch bệnh bùng phát, bao gồm cả Úc, nơi đang thúc giục công dân "xem xét lại nhu cầu của họ để đi du lịch" trong khi dịch bệnh đang diễn ra.

Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đã đưa ra những cảnh báo tương tự cho du khách. Hồng Kông đã cắt đứt liên kết giao thông giữa Trung Quốc đại lục và lãnh thổ, giảm một nửa số chuyến bay giữa hai nước và tạm dừng các dịch vụ tàu cao tốc và phà.

Một số quốc gia còn đưa ra quy định hà khắc hơn: Triều Tiên không cho phép bất kỳ khách du lịch Trung Quốc nào đến thăm, trong khi Papua New Guinea đã đưa ra lệnh cấm đối với tất cả khách du lịch từ "các cảng châu Á".

Những dịch bệnh được coi là tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế (PHEIC) trước đây?

Điều gì xảy ra khi WHO tuyên bố coronavirus là tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế (PHEIC)? - Ảnh 5.

PHEIC là một khái niệm tương đối mới và nhãn hiệu này chỉ được áp dụng cho 5 tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng mang ý nghĩa quốc tế từ trước đến nay.

PHEIC là một khái niệm tương đối mới và nhãn hiệu này chỉ được áp dụng cho 5 tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng mang ý nghĩa quốc tế từ trước đến nay. Theo chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Tom Solomon, người đứng đầu Viện nghiên cứu sức khỏe quốc gia tại Đại học Liverpool, vụ dịch SARS 2002-2003 đã dẫn đến việc tạo ra thuật ngữ này. SARS cướp đi sinh mạng của hơn 700 người và ghi nhận hơn 8.000 trường hợp nhiễm bệnh.

Sau đó là dịch cúm lợn năm 2009, hay còn gọi là virus cúm A H1N1. Tiếp đó là 2 tuyên bố vào năm 2014, một tuyên bố liên quan đến dịch Ebola ở Tây Phi và một tuyên bố khác liên quan đến bệnh bại liệt ở Pakistan, Cameroon, Syria...

Virus Zika ở Brazil được tuyên bố là tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế vào năm 2016, trong khi dịch Ebola được đề cập trước đó tại Cộng hòa Dân chủ Congo được tuyên bố là một trường hợp khẩn cấp công cộng toàn cầu vào tháng 7 năm ngoái.

Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS), cũng là một loại coronavirus, gây tranh cãi khi không được coi là PHEIC. 

(Nguồn: ABC/Reuters)

Chia sẻ