Điều đặc biệt ít người biết ở 2 ngân hàng ‘xanh tự nhiên’ tại Việt Nam

Bài: Hoàng Ly, Thiết kế: Hương Xuân,
Chia sẻ

Họ là 2 ngân hàng cổ phần có kết quả kinh doanh nổi bật nhất năm 2023, đồng thời gây ấn tượng mạnh với việc theo đuổi chiến lược ESG một cách bài bản. ACB và MB đều là những nhà băng tiên phong về phát triển bền vững nhưng theo những cách rất riêng.

ACB và MB là những doanh nghiệp tiên phong theo những cách khác nhau về phát triển bền vững cũng như phụng sự xã hội. Điểm chung của 2 thương hiệu này là những nhà sáng lập hay lãnh đạo cấp cao nhất của họ đều có niềm tin mạnh mẽ về những giá trị cốt lõi riêng có, được gây dựng từ những ngày đầu.

Những giá trị này cũng là nhân tố giúp họ tích hợp việc phát triển bền vững một cách tự nhiên vào hoạt động kinh doanh từ rất sớm, và kiên định với con đường đó. Họ là những banker thấy rõ nhu cầu về phát triển bền vững và phụng sự đất nước không đồng nghĩa với "đốt tiền" hay mâu thuẫn mà thậm chí là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy giá trị cho cổ đông.

Điều đặc biệt ít người biết ở 2 ngân hàng ‘xanh tự nhiên’ tại Việt Nam- Ảnh 1.

Một ngày sau lễ kỷ niệm 25 năm thành lập ACB (năm 2019), ông Trần Hùng Huy – Chủ tịch HĐQT ACB lên mạng "flex" trình độ pha cà phê latte của mình qua một clip ngắn trên trang cá nhân.

Điều đặc biệt ít người biết ở 2 ngân hàng ‘xanh tự nhiên’ tại Việt Nam- Ảnh 2.

Thế nhưng, mục tiêu chính của vị chủ tịch ngân hàng trẻ nhất Việt Nam là khoe chiếc ly inox dùng để uống cà phê và chiếc áo thun yêu thích đã mặc tới… 15 năm, để truyền tải thông điệp về bảo vệ môi trường. "Sau 1 năm đã tiết kiệm 700 cái ly nhựa, chai nhựa và 1.000 cái ống hút dùng 1 lần rồi… quăng, lại bắt biển xanh ngậm ngùi đau đớn ôm vào", ông Huy viết trên facebook cá nhân.

Vị chủ tịch ngân hàng đẹp trai, đúng chuẩn Tổng tài trong phim Hàn Quốc lại mặc một chiếc ao thun ròng rã tới 15 năm thì có… tiết kiệm quá không nhỉ? Nếu đọc dòng được được in nổi trên áo "Let there be waves" thì nhiều người có thể hiểu được lý do phía sau.

Trước đó, năm 2015 - gần 3 năm sau khi trở thành Chủ tịch HĐQT ACB, khi ông Huy ra quyết định ngừng việc dùng chai nhựa sử dụng một lần trong toàn bộ ngân hàng, rất nhiều người phản đối, kể cả lãnh đạo cấp cao. Rất nhiều lý do để phản đối mà chủ yếu do… bất tiện và chi phí cho việc dùng chai nhựa sử dụng một lần là rất nhỏ. Đó là những "ngày xanh" đầu tiên ở ACB.

Cho đến nay, nhân viên ACB không chỉ không sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần một cách tự nguyện, mà còn thực hiện nhiều chương trình xanh như lượm rác, dọn rác ở bờ biển, rừng… vào ngày nghỉ - đều tự nguyện.

Điều đặc biệt ít người biết ở 2 ngân hàng ‘xanh tự nhiên’ tại Việt Nam- Ảnh 3.

Điều đặc biệt ít người biết ở 2 ngân hàng ‘xanh tự nhiên’ tại Việt Nam- Ảnh 4.

Năm 2023, ACB trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam công bố báo cáo riêng về phát triển bền vững (ESG). Các chỉ số phát triển bền vững liên quan đến Môi trường (E), Xã hội (S) và Quản trị doanh nghiệp (G) được ACB lựa chọn và trình bày dựa trên cơ sở tham chiếu theo các Tiêu chuẩn công bố thông tin được Ủy ban tiêu chuẩn báo cáo bền vững toàn cầu (GSSB) thiết lập cũng như tham chiếu theo các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc.

Tuy nhiên, sẽ là một cái nhìn phiến diện nếu nói rằng ông Trần Hùng Huy là tác giả chính của chiến lược ESG tại ACB. Trước đó, các nhân tố S (Social) và G (Governance) đã được nhiều lãnh đạo tiền bối dày công xây đắp.

Cũng chính nhờ nhân tố G cũng như S được các lãnh đạo tiền nhiệm gây dựng vững chắc, ACB mới có thể vượt qua biến cố lớn nhất lịch sử năm 2012 (năm ông Huy trở thành Chủ tịch HĐQT trẻ nhất lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam).

Điều đặc biệt ít người biết ở 2 ngân hàng ‘xanh tự nhiên’ tại Việt Nam- Ảnh 5.

Tại ACB, ông Huy là người khởi xướng cho nhân tố E (Môi trường) và cũng là người thúc đẩy mạnh mẽ cho chiến lược ESG toàn diện, đồng thời trở thành biểu tượng cho việc bảo vệ môi trường tại ACB. Vị "Chủ tịch xanh" không muốn "xanh một mình" mà đã tạo ra một "làn sóng xanh" tại ACB, đồng thời còn muốn điều đó lan tỏa đến các khách hàng của mình.

Ông Huy cho rằng, hơn 12.000 gia đình ở ACB có thể tạo ra đóng góp không nhỏ cho việc bảo vệ môi trường. Nhưng nếu có sự tham gia thêm của hàng triệu khách hàng ACB (cả cá nhân và doanh nghiệp) cũng như gia đình của họ thì kết quả sẽ lớn hơn rất nhiều. Đó cũng là lý do nhà băng này đẩy mạnh việc triển khai "gói tín dụng xanh, xã hội" phục vụ các doanh nghiệp phát triển bền vững.

Chia sẻ về tầm nhìn xanh của mình ở ACB, ông Trần Hùng Huy cho biết: "Tôi không có ý định trở thành một nhà hoạt động xã hội hay nghĩ đến chuyện thay đổi gì đó lớn lao về vấn đề môi trường (cười). Tôi chỉ là có một tầm nhìn 'ích kỷ' hơn so với người khác. Đó là tầm nhìn bắt đầu từ bản thân mình sau đó đến gia đình nhỏ của mình, rồi tới đồng nghiệp, những bạn thân của mình, gia đình của họ, xa hơn nữa mới là cộng đồng. Và để làm được điều đó thì còn phải làm rất nhiều".

Trước khi ACB trở nên nổi tiếng với những chương trình xanh, triết lý cho chiến lược phát triển bền vững về kinh doanh của nhà băng này bắt nguồn từ 5 giá trị cốt lõi được những nhà sáng lập đặt ra từ những ngày đầu: Chính trực, Cẩn trọng, Cách tân, Hài hòa, Hiệu quả. Chính nhờ tuân thủ đúng những giá trị cốt lõi về Chính trực và Cẩn trọng mà ACB đã không vướng phải 3 rắc rối lớn của hệ thống tài chính Việt Nam vào năm 2023: trái phiếu, tín dụng bất động sản và bảo hiểm liên kết đầu tư.

Điều đặc biệt ít người biết ở 2 ngân hàng ‘xanh tự nhiên’ tại Việt Nam - Ảnh 6.

Điều đặc biệt ít người biết ở 2 ngân hàng ‘xanh tự nhiên’ tại Việt Nam - Ảnh 7.

Điều đặc biệt ít người biết ở 2 ngân hàng ‘xanh tự nhiên’ tại Việt Nam - Ảnh 8.

Điều đặc biệt ít người biết ở 2 ngân hàng ‘xanh tự nhiên’ tại Việt Nam - Ảnh 9.

Điều đặc biệt ít người biết ở 2 ngân hàng ‘xanh tự nhiên’ tại Việt Nam - Ảnh 10.

Và không giống như nhiều người nghĩ về việc theo đuổi phát triển bền vững sẽ cần "đốt tiền" và làm giảm hiệu quả, ACB đã thực sự tích hợp chiến lược phát triển bền vững vào hoạt động kinh doanh của mình ngay từ những ngày đầu. Trải qua thời gian, chiến lược phát triển bền vững của họ được bổ sung, nâng cấp và tạo ra giá trị thặng dư vượt trội cho cổ đông.

Trong khủng hoảng, triết lý phát triển bền vững của ACB càng phát huy tác dụng mà ngoài sự cố năm 2012, hiệu quả kinh doanh năm 2023 là một minh chứng điển hình. Lợi nhuận lần đầu tiên trong lịch sử vượt ngưỡng 20.000 tỷ đồng, với ROE đạt tới 25% - đứng số 1 toàn hệ thống ngân hàng và đưa ACB trở thành "Bank of the year" – Ngân hàng của năm. Đáng chú ý, năm 2023 là một năm cực kỳ khó khăn của ngành ngân hàng cũng như nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Nếu như năm 2012, khi xảy ra khủng hoảng, vốn hóa thị trường của ACB khoảng 1 tỷ USD thì thời điểm hiện tại khoảng 4,3 tỷ USD. Các cổ đông ACB hẳn cũng không thấy mâu thuẫn về lợi ích với "tầm nhìn ích kỷ" của vị "Chủ tịch xanh" khi lãnh đạo nhà băng này kiên định với chiến lược phát triển bền vững.

Điều đặc biệt ít người biết ở 2 ngân hàng ‘xanh tự nhiên’ tại Việt Nam- Ảnh 11.

Năm 2023, khi Ngân hàng cổ phần Quân đội (MB) công bố triển khai chiến lược ESG một cách bài bản, theo chuẩn đo lường quốc tế, nhiều người mới bất ngờ về những điều mà nhà băng này đã thực hiện.

Với một ngân hàng, đóng góp lớn nhất của họ đến môi trường bằng sức mạnh nội tại chính là việc cấp vốn cho các "dự án xanh". Với việc cho vay ở lĩnh vực năng lượng tái tạo và chuyển đổi, những ngân hàng lớn trên thế giới với các tiêu chuẩn cao về ESG có khoảng 8% tổng dư nợ. Trong khi đó, con số này hiện ở MB lên tới 11%. Đây là số liệu có thể gây ngạc nhiên với nhiều người, bởi trước đó nhà băng này không phải là một thương hiệu nổi bật về ESG.

Điều mà mọi người cũng ít biết là MB đã khởi động chương trình đẩy mạnh "tín dụng xanh" từ rất sớm (năm 2017-2018 khi Việt Nam bắt đầu đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo). Lúc đó, việc cho vay với các dự án điện mặt trời, điện gió tương đối khó vì đây là những thứ rất mới.

Sau đó, các lãnh đạo cấp cao của MB đã đi rất nhiều nước như Nhật, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines… để tìm hiểu đầy đủ về công nghệ và cách vận hành của các dự án năng lượng tái tạo. "Chúng tôi đầu tư công sức rất lớn, đi khắp nơi học để tìm hiểu cách làm và đi đến kết luận: Làm năng lượng tái tạo không khó như mọi người nghĩ!", Tổng giám đốc (CEO) MB Phạm Như Ánh chia sẻ.

Cùng với đó, nhà băng này còn mời thêm các chuyên gia tư vấn quốc tế để cùng làm, rồi mới đi đến quyết định tiến mạnh vào mảng "tín dụng xanh". Sự chuẩn bị kỹ lưỡng, cộng thêm hỗ trợ từ chính sách ưu đãi với năng lượng tái tạo của Chính phủ thời điểm đó nên các dự án mà MB cấp vốn đều hoạt động tốt. "Cho đến giờ thì chưa có rủi ro nào xảy ra", ông Ánh cho biết.

Điều đặc biệt ít người biết ở 2 ngân hàng ‘xanh tự nhiên’ tại Việt Nam- Ảnh 12.

Điều đặc biệt ít người biết ở 2 ngân hàng ‘xanh tự nhiên’ tại Việt Nam- Ảnh 13.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Như Ánh, CEO MB còn bổ sung thêm một con số rất đáng chú ý khác: "Hằng năm, MB dành khoản ngân sách hàng trăm tỷ đồng – từ 2% đến 2,5% lợi nhuận sau thuế cho các hoạt động xã hội. Chúng tôi dành số tiền đó để xây dựng rất nhiều nhà tình nghĩa, hỗ trợ nhiều chương trình dành cho giáo dục… nhưng không quảng bá trên phương tiện thông tin đại chúng".

Vậy tại sao cả nhân tố S (Social), lẫn nhân tố E (Environmental) trong chiến lược ESG đã được nhà băng này thực hiện từ nhiều năm trước, với những số liệu ấn tượng nhưng đến năm 2023 mới công khai?

Ông Phạm Như Ánh cho biết: "Trước đây, ban lãnh đạo ngân hàng đơn thuần nghĩ việc này tốt cho xã hội, tốt cho môi trường thì mình làm thôi. Đó là những điều mà người MB làm một cách rất tự nhiên, trong nhiều năm, và không nói về ESG mà đơn thuần cho rằng: Đó là việc cần làm, đúng theo triết lý mà mình theo đuổi từ những ngày đầu thành lập. Tuy nhiên, khi định kỳ đánh giá lại những việc đã làm, chúng tôi nhận thấy có những điều cần thay đổi".

Điều đặc biệt ít người biết ở 2 ngân hàng ‘xanh tự nhiên’ tại Việt Nam- Ảnh 14.

CEO MB nêu 3 lý do được ban lãnh đạo ngân hàng đưa ra, dẫn tới việc công bố và thực hiện chiến lược ESG một cách bài bản. Thứ nhất, vận hành ngân hàng theo tiêu chuẩn ESG là một xu hướng chung trên toàn cầu và những nhân tố cốt lõi để có được tiêu chuẩn đó đã sẵn có trong MB.

Thứ hai, người MB nên cùng chung tay lan toả những điều tốt đẹp, phụng sự xã hội, đất nước với những cá nhân, tổ chức khác. Để tăng cường điều đó, việc công khai những việc mình đã làm liên tục trong nhiều năm là cần thiết.

Thứ ba, để việc vận hành theo tiêu chuẩn ESG được mở rộng hơn, đem lại hiệu quả cao hơn, MB cần đánh giá lại những việc mình làm, mời thêm tư vấn quốc tế như McKinsey, Deloitte…, để những thay đổi, phát triển có chiều sâu và đem lại nhiều lợi ích hơn cho xã hội.

Trong số các nhân tố ESG được MB quảng bá mạnh mẽ trước khi chiến lược ESG được công bố, chuyển đổi số - nhân tố G (Governance) được công chúng nhận diện rõ nhất. Nhà băng này quảng bá rất mạnh về những kết quả có được kể từ khi đưa chuyển đổi số thành mục tiêu chiến lược của MB vào năm 2017.

Theo đó, năm 2023, 97% các giao dịch của MB hiện được thực hiện qua kênh số với 3,6 tỷ giao dịch – tăng gấp 1,5 lần so với năm 2022, quy mô chuyển tiền qua NAPAS đứng số 1 toàn hệ thống ngân hàng trong 3 năm liên tiếp, 27 triệu khách hàng, 24,4% doanh thu của MB đang đến từ các nền tảng số, MB là ngân hàng paperless (gần như không sử dụng giấy)…

Về kết quả kinh doanh, các cổ đông MB không có nhiều điều để phiền lòng với việc công bố theo đuổi chiến lược ESG một cách bài bản của ban lãnh đạo nhà băng này. Bởi kết thúc năm 2023, MB lần đầu tiên trong lịch sử có lợi nhuận vượt 1 tỷ USD (26.306 tỷ đồng), tiếp tục giữ "ngôi vương" về tỷ lệ CASA trong hệ thống ngân hàng Việt Nam với hơn 40%...

Điều đặc biệt ít người biết ở 2 ngân hàng ‘xanh tự nhiên’ tại Việt Nam- Ảnh 15.

Điều đặc biệt ít người biết ở 2 ngân hàng ‘xanh tự nhiên’ tại Việt Nam- Ảnh 16.

Logo của 2 ngân hàng này đều có màu xanh: ACB có màu xanh dương chủ đạo, còn MB là xanh lam. Trước khi công bố việc theo đuổi chiến lược phát triển bền vững (ESG), cả 2 nhà băng này đều có gen ESG trong giá trị cốt lõi của những nhà sáng lập và điều hành: có thể gọi ACB và MB là những ngân hàng "xanh tự nhiên" như màu logo của họ.

Điểm thú vị là cả 2 nhà băng đều có bước ngoặt trong quỹ đạo phát triển khi có sự thay đổi quan trọng về lãnh đạo cấp cao. Tại ACB, đó là năm 2012 khi ông Trần Hùng Huy trở thành Chủ tịch HĐQT sau biến cố lớn tại đây. Còn ở MB, đó là năm 2017 khi ông Lưu Trung Thái trở thành Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc.

Thời điểm ông Huy trở thành Chủ tịch ACB cũng khởi đầu cho nhiều thay đổi mang tính hệ thống và cấu trúc ở nhà băng vừa gặp khủng hoảng lớn. Những tác động lớn đến nhân tố E (Environmental) từ ông Huy cũng chuyển từ việc ảnh hưởng trong phạm vi vài chục người (những nhân viên ông Huy quản lý thời điểm trước đó) lên hơn cả chục nghìn người ACB và sau đó là rộng hơn thông qua khách hàng của ACB.

Điều đặc biệt ít người biết ở 2 ngân hàng ‘xanh tự nhiên’ tại Việt Nam- Ảnh 17.

Năm 2023, khi ACB trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam công bố báo cáo riêng về phát triển bền vững, nhà băng này kỷ niệm 30 năm thành lập và có tổng giám đốc mới (ông Từ Tiến Phát) được một năm.

Còn với MB, năm 2017 là thời điểm ngân hàng này bắt đầu thực hiện rất nhiều thay đổi về mặt quản trị, đưa chuyển đổi số trở thành mục tiêu chiến lược, đồng thời với việc khởi động nghiên cứu và đẩy mạnh triển khai "tín dụng xanh"… Cũng kể từ đó, MB chuyển từ hình ảnh một doanh nghiệp trung niên ổn định, chắc chắn nhưng có phần chậm chạp sang một vận động viên chạy marathon đạt thành tích cao.

Năm 2023, khi MB công bố theo đuổi chiến lược ESG bài bản cũng là thời điểm ông Lưu Trung Thái trở thành Chủ tịch HĐQT. Sang năm 2024, khi MB kỷ niệm 30 năm thành lập, ông Phạm Như Ánh cũng có thời gian làm Tổng giám đốc một năm.

Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề " Cộng đồng kiến tạo " tiếp tục tìm kiếm, vinh danh và kết nối những cá nhân, tổ chức đang dấn thân vì cộng đồng trên cả nước. Trong Lễ công bố Giải thưởng, tổ chức ngày 23/09/2024 tại khách sạn Sheraton Hanoi West, Human Act Prize chính thức công bố những điểm nhấn mới của Mùa giải 2024:

  1. Ra mắt ấn phẩm "Dấu ấn tiên phong - Đổi mới trong tác động xã hội tại Việt Nam" – Cuốn cẩm nang hoàn chỉnh đầu tiên dành cho người hoạt động cộng đồng ở Việt Nam.
  2. Ký kết và công bố hợp tác với các đối tác chiến lược trong lĩnh vực phát triển bền vững và các đơn vị bảo trợ truyền thông:

  • PwC - (PricewaterhouseCoopers) – Một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, tiên phong hỗ trợ doanh nghiệp tích hợp yếu tố bền vững vào hoạt động kinh doanh.

  • Social Impact - Nền tảng giáo dục đầu tiên được thành lập bởi chính các nhà hoạt động cộng đồng ở Việt Nam nhằm thúc đẩy tri thức về phát triển bền vững.

  • Nền tảng TikTok - Nền tảng video dạng ngắn hàng đầu thế giới, đồng hành lan tỏa những câu chuyện tích cực, tôn vinh những cá nhân, tổ chức đang nỗ lực vì cộng đồng, từ đó truyền cảm hứng cho nhiều người cùng chung tay tạo ra những thay đổi tích cực.

  • Đơn vị bảo trợ truyền thông: 13 cơ quan báo chí đã sẵn sàng đồng hành cùng Human Act Prize 2024 để lan toả những điều tốt đẹp nhất cho cộng đồng: Vietnamnet, Vietnam Plus, Lao động, Dân trí, Tiền phong, Đại Đoàn Kết, Công thương, Nông nghiệp, Dân Việt, Nhà báo và Công luận, Hà Nội Mới, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình Tp. HCM, TikTok.

Cổng thông tin Đề cử dự án vì cộng đồng cho Giải thưởng Human Act Prize 2024, chính thức mở từ ngày 23/9/2024. Tất cả quý vị đều có thể đề cử tại đây.

Điều đặc biệt ít người biết ở 2 ngân hàng ‘xanh tự nhiên’ tại Việt Nam - Ảnh 19.

 

Chia sẻ