Diễn viên Tăng Nhược Băng đột tử khi đang cho con tắm: Nguyên nhân qua đời khiến nhiều người bất ngờ

Tuấn Minh,
Chia sẻ

Căn bệnh gây ra cái chết của diễn viên người Malaysia được giới chuyên gia nhận định thường gặp ở người cao tuổi. Thế nên, sự ra đi ở tuổi 36 của cô khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng, xót xa.

Mới đây, tờ Tinh Châu nhật báo (SinChew Daily), tờ báo tiếng Trung hàng đầu ở Malaysia, đưa tin diễn viên Tăng Nhược Băng qua đời khi đang cho con tắm.

Nữ diễn viên được gia đình đưa đi bệnh viện ngay khi ngã trong nhà tắm. Nữ diễn viên 36 tuổi ngừng tim khi đang trên đường cấp cứu, bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân đột tử do nhồi máu cơ tim.

Diễn viên Tăng Nhược Băng đột tử khi đang cho con tắm: Nguyên nhân qua đời khiến nhiều người bất ngờ - Ảnh 1.

Diễn viên Tăng Nhược Băng đột tử khi đang cho con tắm.

Tăng Nhược Băng là diễn viên người Malaysia - Trung Quốc. Cô được khán giả Trung Quốc biết đến khi hoạt động ở đại lục, đóng một số phim truyền hình như High School Iron King, Yes! Sir, Ice Kacang Puppy Love... Gần đây, cô trở thành streamer, thường giao lưu với khán giả qua các buổi phát trực tiếp.

Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt (Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam), nhồi máu cơ tim vốn là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Do đó, những trường hợp đột tử do nhồi máu cơ tim như nữ diễn viên 36 tuổi này là chuyện khá hiếm gặp.

Chuyên gia chia sẻ thêm, tất nhiên trong thực tế thì bệnh nhồi máu cơ tim đang trẻ hóa với lượng người trẻ mắc phải ngày càng tăng cao. Nhồi máu cơ tim xảy ra ở tuổi 45 được đánh giá là trẻ, dưới 35 tuổi là rất trẻ.

Vì sao ngày càng có nhiều người trẻ bị nhồi máu cơ tim?

Theo Medical News Today, nhồi máu cơ tim ngày càng trẻ hóa. Các nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là:

Diễn viên Tăng Nhược Băng đột tử khi đang cho con tắm: Nguyên nhân qua đời khiến nhiều người bất ngờ - Ảnh 2.

1. Thói quen ăn uống của nhiều người trẻ kém lành mạnh

Cuộc sống hiện đại nổi bật với những thực phẩm tiện lợi, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh... Tiêu thụ những loại đồ ăn nhiều calo, giàu cholesterol, mỡ động vật bão hòa, đường góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, trong đó nổi bật là nhồi máu cơ tim ở người trẻ.

2. Béo phì

Hiện nay, số lượng người trẻ béo phì ngày càng tăng. Béo phì là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh nhồi máu cơ tim. Nguyên nhân bởi, nó có thể tạo ra sự tích tụ mỡ bám vào thành động mạch và làm giảm lưu lượng máu đến cơ tim.

3. Thiếu vận động

Cuộc sống hiện đại có nhiều thứ tiện lợi ngày nay thường kèm theo lối sống ít hoạt động thể chất. Chưa kể, nhiều người trẻ dành phần lớn thời gian cho công việc văn phòng hoặc hoạt động trực tuyến. Trong khi đó, thiếu vận động lại là một yếu tố nguy cơ gây nhồi máu cơ tim.

4. Stress

Căng thẳng, áp lực tâm lý có thể dẫn đến tăng huyết áp và làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch, trong đó có nhồi máu cơ tim. Cuộc sống thời nay vốn nhiều áp lực, stress nên nguy cơ gia tăng mắc bệnh cũng khó tránh.

Diễn viên Tăng Nhược Băng đột tử khi đang cho con tắm: Nguyên nhân qua đời khiến nhiều người bất ngờ - Ảnh 3.

5. Sử dụng thuốc lá và các chất kích thích

Thuốc lá và các loại chất kích thích có thể gây hại cho hệ thống tim mạch, dẫn đến nhồi máu cơ tim. Đây là hệ quả tất yếu đối với nhiều người khi sống trong cuộc sống áp lực, stress.

6. Yếu tố di truyền

Tiền sử gia đình về bệnh tim mạch có thể là một nguyên nhân tăng nguy cơ. Do đó, bạn cần kiểm tra lại để biết mình có nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim cao hơn những người khác hay không.

7. Tiền sử bệnh lý

Một số người trẻ có thể đã trải qua tiền sử bệnh lý, chẳng hạn như tiểu đường, tăng huyết áp, hoặc bệnh tim khác. Tất cả đều có thể là nguyên nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Dấu hiệu, triệu chứng cảnh báo cụ thể của nhồi máu cơ tim 

Theo giới chuyên gia, dấu hiệu, triệu chứng cảnh báo nhồi máu cơ tim có thể bao gồm:

1. Đau ngực

Đây là triệu chứng phổ biến nhất của nhồi máu cơ tim. Đau có thể xuất phát từ phía trên bụng hoặc từ ngực, và thường được mô tả như một cảm giác nặng nề, ép buốt, hoặc đau nhức. Đau có thể kéo dài và lan ra cánh tay, vai, hàm, cổ, lưng hoặc bên hông. 

Ở phụ nữ, đau ngực có thể không rõ ràng và có thể xuất hiện dưới dạng đau lưng, buồn nôn hoặc mệt mỏi.

Diễn viên Tăng Nhược Băng đột tử khi đang cho con tắm: Nguyên nhân qua đời khiến nhiều người bất ngờ - Ảnh 4.

2. Khó thở

Khó thở, thở nhanh hoặc ngắn hơn thường xuyên là một triệu chứng phổ biến trong các trường hợp nhồi máu cơ tim.

3. Buồn nôn và nôn mửa

Nếu bạn cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa, đặc biệt kết hợp với các triệu chứng khác của nhồi máu cơ tim, thì đây có thể là dấu hiệu của cảnh báo bệnh.

4. Sưng và đau cánh tay, cổ họng, hàm hoặc bên hông

Các triệu chứng này có thể xuất hiện đồng thời hoặc riêng lẻ để cảnh báo nhồi máu cơ tim tìm đến bạn.

5. Mệt mỏi

Cảm giác mệt mỏi, yếu đuối mà không thể giải thích có thể là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim.

6. Cảm giác lo lắng hoặc sợ hãi

Nhiều người lo lắng hoặc sợ hãi khi bị nhồi máu cơ tim, thường do sự không thoải mái và đau đớn dẫn đến.

Diễn viên Tăng Nhược Băng đột tử khi đang cho con tắm: Nguyên nhân qua đời khiến nhiều người bất ngờ - Ảnh 5.

Lưu ý: Các triệu chứng cảnh báo nhồi máu cơ tim có thể thay đổi từ người này sang người khác, đôi khi không đầy đủ tất cả những dấu hiệu trên. Đối với phụ nữ, triệu chứng có thể khác biệt so với nam giới. Nhiều chị em có thể không trải qua cơn đau ngực thông thường. Nếu bạn nghi ngờ mình hoặc ai đó bị nhồi máu cơ tim, hãy nhanh chóng liên hệ y tế.

Phòng tránh nhồi máu cơ tim, bệnh tim mạch, hãy chú ý 8 điều

- Dinh dưỡng lành mạnh: Duy trì ăn uống lành mạnh giàu rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt gà không béo, và sản phẩm từ sữa ít chất béo. Hạn chế tiêu thụ thức ăn chứa nhiều cholesterol, đường, đồ ăn nhanh.

- Kiểm soát cân nặng: Giảm béo phì hoặc duy trì trọng lượng cơ thể ở mức lý tưởng.

- Tăng cường vận động: Tập thể dục đều đặn ít nhất 150 phút mỗi tuần hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ. Bạn có thể đi bộ nhanh, bơi lội, hay tập thể dục aerobics cũng có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.

- Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ chính cho bệnh tim mạch. Nếu bạn hút thuốc, hãy tìm cách ngừng hút bằng những hỗ trợ từ chuyên gia y tế.

- Giảm căng thẳng: Học cách quản lý căng thẳng và áp lực tâm lý thông qua thiền, yoga hoặc các phương pháp thư giãn khác.

- Kiểm soát huyết áp và đường huyết: Theo dõi huyết áp và đường huyết nếu bạn có tiền sử về tăng huyết áp hoặc tiểu đường. Đồng thời đừng quên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và duy trì các thuốc điều trị khi được chỉ định.

- Cắt giảm bia rượu.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Chia sẻ