Đến Hội An nhớ ăn món chè "xí mà" của ông lão 97 tuổi
Ông Ngô Thiểu, 97 tuổi đã giữ hồn món chè xí mà - thức quà đặc biệt ở phố cổ Hội An suốt 76 năm qua.
Hơn 76 năm quẩy gánh bán chè
Xí mà còn có tên gọi khác là chè mè đen. Lúc chúng tôi đến, thấy ông đang ngồi bán bên ngã tư đường Nguyễn Trường Tộ (đối diện Trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi Hội An): một chiếc đòn gánh đã cũ, bên là một nồi chè đặt trên bếp than, bên là ấm nước chè tươi trong gáo dừa khô.
Xí mà còn có tên gọi khác là chè mè đen. Lúc chúng tôi đến, thấy ông đang ngồi bán bên ngã tư đường Nguyễn Trường Tộ (đối diện Trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi Hội An): một chiếc đòn gánh đã cũ, bên là một nồi chè đặt trên bếp than, bên là ấm nước chè tươi trong gáo dừa khô.
Ông Thiều bên gánh chè xí mà.
“Tôi đi bán đến nay đã hơn 76 năm rồi. Lúc trước gánh hàng thuê cho các thương lái Trung Quốc, một lần tôi ăn thử rồi học được…” - ông Thiểu cho biết.
Một bạn già tên Xuân của ông Thiểu ngồi bên tiếp lời: “Để có được nồi chè này, 2 vợ chồng lão phải dậy từ 3h sáng. Ở Hội An chỉ có ổng là người duy nhất bán thôi. Xí mà đã cùng với ổng tham dự các cuộc thi về văn hóa ẩm thực trong tỉnh và nó đã được công nhận là đặc sản của riêng du lịch Hội An đấy!”.
Nhìn bộ đồ bà ba trên bờ vai trắng phết màu, đôi dép cao su đã mòn lẽm, chúng tôi tự hỏi ông đã quang bao nhiêu gánh chè đi khắp con đường Phố cổ hơn 76 năm qua?
Mỗi sáng, ông Thiểu tự mình chuẩn bị tất cả các nguyên liệu rồi đi gánh nước nấu. Ông không cho ai làm thay, chỉ khi ông gật đầu thì mới được phụ. Mỗi nồi chè ông chỉ bán chừng 3 tiếng đồng hồ mỗi sáng là hết sạch.
Chè xí mà nấu từ nước giếng nghìn tuổi
Nguyên liệu chính của chè xí mà là mè đen, sau khi được ngâm khoảng 3 tiếng thì đem mè đi xay nhuyễn rồi trộn các cây thuốc Bắc vào. Ông Thiểu cho biết: “Nước để nấu chè được lấy về từ chiếc giếng cổ hơn nghìn năm tuổi gần nhà. Chỉ có nước nớ (ấy) làm xí mà mới có mùi vị đậm đà riêng thôi. Xí mà sẽ ngon ngọt hơn. Người ăn sẽ dễ dàng nhận ra nó dở nếu dùng nước máy!”.
Thì ra chiếc giếng mà ông Thiểu nói đến chính là giếng Bá Lễ có từ thời của nhà Chăm xưa (khoảng từ thế kỷ thứ VIII - IX). Chất liệu làm giếng cổ này duy nhất bằng gạch mà không dùng vôi vữa kết lại, dưới chân là khung gỗ lim rộng bản, cả nghìn năm nay vẫn cho dòng nước quý giá mà không đâu sánh được.
Chè xí mà nấu từ nước giếng nghìn tuổi
Nguyên liệu chính của chè xí mà là mè đen, sau khi được ngâm khoảng 3 tiếng thì đem mè đi xay nhuyễn rồi trộn các cây thuốc Bắc vào. Ông Thiểu cho biết: “Nước để nấu chè được lấy về từ chiếc giếng cổ hơn nghìn năm tuổi gần nhà. Chỉ có nước nớ (ấy) làm xí mà mới có mùi vị đậm đà riêng thôi. Xí mà sẽ ngon ngọt hơn. Người ăn sẽ dễ dàng nhận ra nó dở nếu dùng nước máy!”.
Thì ra chiếc giếng mà ông Thiểu nói đến chính là giếng Bá Lễ có từ thời của nhà Chăm xưa (khoảng từ thế kỷ thứ VIII - IX). Chất liệu làm giếng cổ này duy nhất bằng gạch mà không dùng vôi vữa kết lại, dưới chân là khung gỗ lim rộng bản, cả nghìn năm nay vẫn cho dòng nước quý giá mà không đâu sánh được.
Có lẽ ấn tượng nhất là cái cách thưởng thức chè xí mà. Khách ăn buộc phải ngồi lổm xổm. Ghế đọt chỉ có dăm bảy cái dành cho người nước ngoài nếu không quen theo cách lổm xổm. Chiếc bát sứ bé chỉ chừng hai vá chè là đầy. Ăn xí mà phải dùng một chiếc muỗng con, nếm dần từng tí một sẽ thấy ngọt lịm từ đầu lưỡi và thơm thoảng mùi thuốc Bắc.
Xí mà được nấu từ vị thuốc Bắc
Chị Mai, đến từ TPHCM cho biết: “Xí mà rất đỗi quen thuộc với tuổi thơ tôi. Còn nhớ mỗi lần đi học cùng tụi bạn, nghe tiếng rao lanh lảnh của cụ thì chân cứ muốn dừng lại để mà thưởng thức. Hình ảnh một nồi xí mà đặc sệt, lóng lánh màu lam trên đôi vai kẽo kẹt bay mùi khói khiến bao năm xa Hội An vẫn còn nguyên vẹn. Lần nào về quê cũng phải tìm cụ để được ăn”.
Chiều nay Phố Cổ mưa, cầm trên tay chén xí mà nóng hổi thoảng mùi thơm dịu, bỗng thấy lòng yên bình và nhẹ nhàng đến lạ. Nếu một lần đến với Hội An, hãy ghé thưởng thức món chè “xí mà” đặc biệt này. Bởi lẽ sẽ chẳng ai biết được, một mai kia bạn sẽ nuối tiếc không được ăn thử vì cái tuổi “ông lão xí mà” đã là quá cửu thập rồi.