Đây là những hành động phá hủy thận từng ngày có thể bạn vô tình mắc mà không biết
Chính chúng ta cũng không biết rằng, một số thói quen hàng ngày có thể chính là kẻ thù âm thầm đang từng ngày gây áp lực lên thận.
Chúng ta đều biết tầm quan trọng của thận đối với toàn bộ cơ thể cũng như sức khỏe tổng thể. Cơ quan hình hạt đậu này có chức năng lọc khoảng 120-150 lít nước tiểu, chất thải và dịch dư thừa mỗi ngày.
Nhờ cơ chế lọc máu, thận có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các chất độc tích tụ trong cơ thể. Ngoài ra, thận còn có chức năng điều chỉnh lượng chất điện giải và sản sinh hormone hỗ trợ sức khỏe xương, sản sinh hồng cầu và điều chỉnh huyết áp.
Thông thường, cơ thể thường không xuất hiện dấu hiệu nào cho đến khi thận đã tổn thương. Chính chúng ta cũng không biết rằng, một số thói quen hàng ngày có thể chính là kẻ thù âm thầm đang từng ngày gây áp lực lên thận. Dưới đây là một số hành động phá hủy thận mà hầu hết chúng ta đều mắc phải hàng ngày đang từng ngày, từng giờ phá hủy chức năng thận:
1. Uống rượu say quá mức
Việc tiêu thụ rượu nhiều hơn 1 ly mỗi ngày có thể tăng nguy cơ tổn thương thận. Điều này có thể là do các hóa chất có trong rượu gây áp lực lên thận và gan.
Những người nghiện rượu nặng kèm hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn khoảng 5 lần so với người không hút thuốc hoặc uống rượu.
2. Nhịn đi tiểu
Việc nhịn đi tiểu thường làm tăng áp lực có thể gây suy thận, đồng thời tăng nguy cơ sỏi thận.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, ngồi lâu trong một thời gian dài cũng có liên quan đến nguy cơ phát triển bệnh thận.
3. Không uống đủ nước
Việc không uống đủ nước có thể dẫn đến các chất thải và độc tố tích tụ trong cơ thể nhiều hơn, từ đó tăng nguy cơ thận bị tổn thương. Uống đủ nước cũng là một trong những cách phòng ngừa hình thành sỏi thận.
4. Ăn quá nhiều đồ ngọt
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những người uống nhiều hơn 2 loại đồ uống có đường mỗi ngày có nhiều nguy cơ tăng lượng protein trong nước tiểu. Đây là một trong những dấu hiệu ban đầu có thể dẫn đến suy thận.
5. Ăn mặn
Nồng độ natri dư thừa trong cơ thể cũng có thể dẫn đến tổn thương thận. Nguyên nhân là bởi chất này có thể gây áp lực lên các cơ quan nội tạng, đồng thời gây tăng huyết áp.
6. Mất ngủ
Mất ngủ mãn tính là một trong những yếu tố có thể dẫn đến tổn thương thận. Cơ thể đòi hỏi một giấc ngủ sâu vào ban đêm để có thời gian tái tạo, sửa chữa những thiệt hại cho các cơ quan nội tạng, trong đó có thận.
7. Thiếu vitamin và khoáng chất
Chức năng của thận chủ yếu phụ thuộc vào các thực phẩm bạn ăn hàng ngày. Nếu cơ thể bạn thiếu vitamin và khoáng chất như magie hay vitamin B6, thận và các cơ quan nội tạng khác sẽ ở vào trạng thái rối loạn chức năng hoạt động.
8. Uống quá nhiều cà phê
Caffeine có thể gây áp lực lên thận và gây tăng huyết áp. Uống quá nhiều cà phê cũng có thể gây tổn thương thận.
9. Lạm dụng thuốc giảm đau
Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị đau nhức có thể chứa một số hóa chất tăng nguy cơ một số biến chứng.
Một trong những phản ứng phụ của việc lạm dụng thuốc giảm đau là tổn thương thận và gan.
10. Ăn quá nhiều thịt đỏ
Việc nạp quá nhiều protein từ động vật như thịt đỏ có thể tăng nguy cơ gây suy thận. Protein từ thịt động vật có thể tạo ra một lượng axit cao trong máu, gây hại cho thận.
Khảo sát của các nhà khoa học tại ĐH Quốc gia Singapore công bố trên tạp chí của Hội Thận học Mỹ nêu thêm khả năng tác hại từ việc dùng nhiều thịt đỏ là nguy cơ dễ phát triển bệnh suy thận mãn.
*Theo Boldsy/Kidney