Đau lòng cảnh 2 bé sơ sinh bỏng nặng do sưởi ấm than củi
Đợt rét đậm, rét hại vừa rồi ở miền Bắc, thói quen sưởi ấm bằng than củi đã khiến không ít người già, trẻ em gặp nạn. Tại Viện Bỏng Quốc gia, hai cháu bé bệnh nhân vẫn đang trải qua những ngày cận Tết trên giường bệnh.
Khoa Hồi sức cấp cứu của Viện Bỏng Quốc gia là một trong những Khoa đặc biệt nhất, bởi lẽ, tất cả bệnh nhân ở đây đều bị bỏng nặng, có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng và phải được chăm sóc đặc biệt trong môi trường hoàn toàn vô trùng. Đáng chú ý nhất, những ngày này, khoa tiếp nhận một vài bệnh nhân có tuổi đời mới vài tháng tuổi.
Có những bệnh nhi mới vài tháng tuổi đã phải nằm điều trị tại Khoa Hồi sức Tích cực
Cả tuần nay, anh Dương Trí Dũng và chị Hồ Thị Thuận Yến (quê Thạch Trị, Hà Tĩnh) thay phiên nhau chăm sóc cô con gái bé bỏng Dương Hồ Bảo Hân (bé Bống). Mới 4 tháng tuổi, bé Bống là bệnh nhi nhỏ tuổi nhất đang điều trị tại đây.
Bé Dương Hồ Bảo Hân - bệnh nhi nhỏ tuổi nhất của bệnh viện
Sau khi tất tưởi gọi vợ vào trông con, anh Dũng chậm rãi kể chuyện: “Khi con tròn 4 tháng, vợ chồng tôi gửi con về quê nhờ bà nội chăm giúp. Bé Bống vừa về nội chưa đầy một hôm thì xảy ra chuyện. Bà nội thương cháu lạnh nên đốt lò than sưởi. Thấy than hơi tàn, một tay bế cháu, một tay bà gời than, sơ ý để bé Bống ngã xuống.”
Theo quy định, chỉ một người nhà được vào phòng chăm sóc bệnh nhân
Theo bác sỹ Trần Thanh Tuấn, Khoa Hồi sức cấp cứu, bé Bống bị bỏng độ 3 khá nặng. Vết bỏng ăn sâu và nặng nhất là vùng mặt phải. Mắt bé cũng bị bỏng giác mạc, nhưng may mắn chỉ ở độ 1, độ 2. Riêng về khả năng hồi phục thị lực, với những trường hợp tương tự, bệnh nhân có khả năng hồi phục cao.
Tuy nhiên, bác sĩ cũng nói thêm, với các bệnh nhân bỏng nói chung, việc điều trị phải rất lâu dài, điều trị cả tổn thương bỏng lẫn thẩm mỹ và tâm lý. Trước mắt, khó có thể xác định mức độ ảnh hưởng trong tương lai, tuy nhiên, vì bệnh nhi quá bé, cơ thể chưa hoàn thiện, sức đề kháng chưa mạnh nên quá trình phục hồi sẽ chậm hơn nhiều so với các bệnh nhi ở lứa tuổi từ 5 – 8 tuổi.
Bé Bống bị tổn thương mặt khá sâu
Mẹ bé Bống lo lắng: “Từ hồi sinh ra, bé Bống đã khóc dạ đề, đêm nào con cũng thức, khóc quấy mẹ suốt. Giờ bị bỏng thế này, con lại hay khóc hơn. Con chỉ bú mẹ, không ăn sữa ngoài, cũng chưa biết ăn dặm. Bị bỏng thế này, con không bú được mấy, cứ ti mẹ một tí là đau, lại khóc nhè. Trước con được 8 kg, nhưng giờ không ăn được nên sút lắm.”
Mẹ vừa đặt xuống giường, Bống đã "mè nheo" đòi bế
Anh Dũng cũng không giấu nổi lo âu. Anh thở dài: “Mỗi lần thay băng là một lần con khóc, tiếng khóc xé lòng như đang cầu cứu, nhưng tôi chẳng thể làm gì hơn là ngoảnh đi nơi khác, bưng tai lại. Bây giờ, chỉ cần nghe tiếng xe kéo ở ngoài hành lang, con đã run lên bần bật. Tôi lo nhất là di chứng của tai nạn đến cơ thể và cả tinh thần của con. Bác sỹ nói, có thể sẽ phải khoét một bên má vì chỗ bỏng quá sâu để tránh hoại tử. Khổ thân bé Bống, con gái, quan trọng nhất là vùng mặt. Vậy mà… Sau này, khi Bống lớn hơn một chút, xem lại ảnh chụp hồi Bống 3 tháng rồi hỏi bố mẹ thì chúng tôi thì biết trả lời con thế nào đây? Cứ nghĩ đến là tôi trào nước mắt."
Ông bố trẻ rất lo lắng cho tương lai của con gái
Ngủ ngoan nhé, Bống yêu, đã có mẹ đây rồi!
Vấn đề tài chính cũng là điều khiến anh chị đau đầu. Anh Dũng hiện là sĩ quan trong một đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, còn chị Yến vẫn chưa có việc làm. Gánh nặng kinh tế dồn cả lên vai anh, từ tiền thuê nhà, sinh hoạt phí, giờ lại thêm chi phí điều trị cho con.
Con gái là tài sản lớn nhất của anh chị
Anh chia sẻ, ông ngoại bé, những người thân trong gia đình, đơn vị nơi anh công tác cũng như nhiều nhà hảo tâm đã hỗ trợ gia đình lo cho con, nhưng chi phí điều trị trong tương lai vẫn là một số tiền khổng lồ, mà anh chị chưa biết sẽ trông vào đâu. Anh kể, mỗi khi có ai tới thăm, cho quà bé Bống, anh đều ghi lại tên tuổi, địa chỉ vào sổ tay, để dành sau này cho Bống đọc, để con biết mọi người đã quan tâm con nhường nào.
Chị Yến hy vọng, con sẽ mau chóng bình phục
Ông bố trẻ khẳng định: “Con là tài sản vô giá nhất của chúng tôi. Chúng tôi đã xác định sẽ phải kiên trì chạy chữa cho con, dù mươi, mười lăm năm hay lâu hơn nữa, dù có kiệt quệ, chúng tôi vẫn phải lo cho bé Bống”. Nói rồi anh hát ru: “Miệng con chúm chím, xinh xinh như đài hoa đang hé trên cành… tương lai con đẹp lắm” như tự an ủi chính mình.
Cách buồng bệnh bé Bống không xa, bé Vi Thị Ơn, 6 tháng tuổi, cũng đang phập phồng trong giấc ngủ. Bé Ơn đã nhập viện gần hai tuần và được chẩn đoán bỏng lửa 40%. Cô bé bị bỏng trên diện rộng và sâu, vết bỏng phủ gần như toàn bộ người.
Bé Ơn và bà nội
Lớp băng trắng quấn quanh tấm thân nhỏ bé rỉ vàng những vết huyết tương. Quanh người bé Ơn là những dây dẫn, ống tiêm truyền. Bị bỏng quá nặng, bé Ơn không thể bú sữa theo cách thông thường mà phải ăn theo đường xông dạ dày. Việc vệ sinh của bé cũng phải dùng ống thông hỗ trợ. Đã 6 tháng tuổi, nhưng bé Ơn bị suy dinh dưỡng nặng, chỉ ngót 5 kg. Lồng ngực nhỏ bé thi thoảng lại nảy thót lên khi có tiếng động lạ.
Bà nội phải rung rinh tấm trải giường để ru bé Ơn ngủ
Bà nội bé, cô Trần Thị Khuyên cho hay, bé Ơn cũng bị bỏng vì than sưởi. Mùa đông ở Quỳ Châu, Nghệ An quá khắc nghiệt, mẹ bé để chậu than dưới giường, dỗ con ngủ rồi chạy ra ngoài làm việc nhà. Ai ngờ, lửa bắt lên cháy giường, bén vào tấm chăn đang quấn bé Ơn và cháy sang cả bé. Khi chị Vi Thị Tuân, mẹ bé Ơn nghe tiếng con khóc ngặt nghẽo, chị chạy vào nhà thì lửa đã bắt quá sâu. Vội vàng ôm con đến trạm y tế ở xã tại Quỳ Châu, Nghệ An, lửa còn bén cả lên tay chị. Chị Tuân cũng bị bỏng nhẹ, phồng rộp. Bé Ơn được chuyển sang bệnh viện Vinh, Nghệ An cấp cứu rồi đưa thẳng đến Viện Bỏng Quốc gia đã gần hai tuần.
Không thể tự bú mẹ, bé phải ăn qua ống xông
Bác sỹ cho biết, bé Ơn đã được phẫu thuật
ghép da 2 lần và vẫn đang trong quá trình điều trị, chờ diễn biến tiếp
theo. Bé Ơn vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nguy kịch, vì thể trạng quá
yếu. Bé bị suy dinh dưỡng nặng, hấp thu thuốc chậm và khả năng hồi phục
cũng kém.
Mới 6 tháng tuổi, bé Ơn này đã phải trải qua hai lần phẫu thuật ghép da
Bé Ơn có hoàn cảnh hết sức éo le. Bố mẹ bé là người dân tộc Thái, nhà ở vùng sâu trong huyện Quỳ Châu, Nghệ An. Bố bé Ơn đã qua đời khi con mới hai tháng tuổi. Bà nội bé nghẹn ngào kể trong nước mắt: “Nó (bố bé Ơn) là con trai duy nhất của tôi. Nhà nghèo quá, chẳng có điều kiện cho nó đi học. Nó đi bộ đội về ít lâu thì lấy vợ. Cả nhà đang mừng vì có cháu thì phát hiện thằng bé bị u trung thất, u trong tim ấy, mà lại là u ác. Cả nhà xoay xở, bán hết ruộng vườn để lo mổ cho nó, nhưng nó vẫn chết. Vậy mà bây giờ, cháu nội tôi lại gặp nạn thế này, chẳng biết trông vào đâu để lo cho cháu nữa…”
Cô Khuyên không kìm nổi nước mắt khi nhắc đến con trai
Cô cho biết, mẹ bé Ơn mới 19 tuổi, không có nghề nghiệp gì ngoài làm nông, nên hoàn cảnh gia đình hết sức ngặt nghèo. Bé bị bỏng quá nặng, hai mẹ con thay phiên nhau chăm sóc bé. Buổi tối thì một người chăm, một người ngủ lại phòng trọ của bệnh viện (40.000 đồng/ngày), tới đêm khuya thì lại đổi ca nhau.
"Dù có phải đi ăn xin, tôi cũng muốn giữ cháu nội ở lại trên đời"
Vất vả là vậy, nhưng không vì thế mà trong cô nguôi hy vọng. “Bé Ơn là giọt máu duy nhất của con trai tôi để lại trên đời. Bằng mọi giá, tôi phải tìm cách giữ cháu ở lại với cuộc đời. Gia đình tôi chẳng còn gì để bán nữa, nhưng dù có phải vay mượn lần hồi, có phải đi ăn xin, chúng tôi cũng muốn cứu cháu. Tội nghiệp, nó bé bỏng quá!”
Qua nguồn tin của bác sỹ, một số người đã đến thăm, tặng quà các bé
Những chia sẻ của họ sẽ phần nào giúp gia đình các bệnh nhi vượt qua giai đoạn khó khăn để tiếp tục hành trình...
Nhìn những hài nhi đang điều trị ở Khoa “mong manh” nhất Viện Bỏng Quốc gia, nghe tiếng chúng khóc, trông giấc chúng ngủ, không ai trong chúng tôi kìm được nước mắt. Đúng như cha bé Bống chia sẻ: “Ai đã từng đến và ngủ đêm một lần trong viện này sẽ thấu hiểu về những nỗi đau. Đêm nào tôi cũng nghe tiếng hét, tiếng khóc của những bệnh nhân, đặc biệt là tiếng khóc trẻ thơ, nó trở đi trở lại như một nỗi ám ảnh khôn nguôi...”
Các bác sỹ ở Viện Bỏng Quốc gia cho biết, từ đầu mùa đông đến giờ, lượng bệnh nhân cấp cứu do tai nạn bỏng lửa, bỏng than hoặc bỏng nước sôi tăng cao đột biến. Bệnh nhân chủ yếu rơi vào các lứa tuổi từ 1 – 10 tuổi và người già, thường bị bỏng do người nhà bất cẩn trong khi đốt lửa sưởi ấm hoặc pha nước tắm. Những trường hợp bệnh nhi sơ sinh, dưới 12 tháng tuổi bị tai nạn bỏng rất hiếm gặp.
Có những bệnh nhi mới vài tháng tuổi đã phải nằm điều trị tại Khoa Hồi sức Tích cực
Bé Dương Hồ Bảo Hân - bệnh nhi nhỏ tuổi nhất của bệnh viện
Anh Dũng, cha bé Bống đang chăm sóc con
Anh nghẹn ngào: “Ngay trong đêm, sau khi sơ cứu ở bệnh viện tỉnh, vợ chồng tôi tất tả đưa con từ Hà Tĩnh lên Hà Nội cấp cứu. Ở nông thôn không có sẵn tiền, chúng tôi chạy vạy mãi mới lo đủ tiền xe, may mà chú tôi vừa có lương hưu, chứ không chẳng biết thế nào. Đã vậy, đi được nửa đường, bé Bống bị tuột ven, máu trào ngược ra; tôi bắt đầu nghĩ quẩn… Hai vợ chồng chỉ biết nhìn nhau, mong rằng đó chỉ là ác mộng. Hôm mới đưa con vào viện, nhìn bé Bống hôm qua còn trắng như trứng gà bóc, giờ cháy sạm cả mặt mũi, mắt nhíu hết cả, tôi cứ như người mất hồn. Đi về nhà trọ ở Phú Diễn lấy đồ cho con, tôi còn lạc đường…”Theo quy định, chỉ một người nhà được vào phòng chăm sóc bệnh nhân
Tuy nhiên, bác sĩ cũng nói thêm, với các bệnh nhân bỏng nói chung, việc điều trị phải rất lâu dài, điều trị cả tổn thương bỏng lẫn thẩm mỹ và tâm lý. Trước mắt, khó có thể xác định mức độ ảnh hưởng trong tương lai, tuy nhiên, vì bệnh nhi quá bé, cơ thể chưa hoàn thiện, sức đề kháng chưa mạnh nên quá trình phục hồi sẽ chậm hơn nhiều so với các bệnh nhi ở lứa tuổi từ 5 – 8 tuổi.
Bé Bống bị tổn thương mặt khá sâu
Mẹ vừa đặt xuống giường, Bống đã "mè nheo" đòi bế
Ông bố trẻ rất lo lắng cho tương lai của con gái
Anh tâm sự thêm, anh chỉ dám khóc lén, còn trước mặt vợ, anh vẫn phải cứng cỏi động viên vợ. Có một nỗi đau khác giằng xé tâm can anh, đó là thương mẹ. “Một bên là con mình đứt ruột đẻ ra, một bên là người sinh thành ra mình, rồi còn vợ nữa… Từ hôm Bống vào viện, bà nội sốc quá, không ăn được gì, cũng không dám ra Hà Nội chăm cháu. Tôi gọi về nhà, bà khóc suốt, ân hận vì làm ngã cháu…”
Ngủ ngoan nhé, Bống yêu, đã có mẹ đây rồi!
Con gái là tài sản lớn nhất của anh chị
Chị Yến hy vọng, con sẽ mau chóng bình phục
Cách buồng bệnh bé Bống không xa, bé Vi Thị Ơn, 6 tháng tuổi, cũng đang phập phồng trong giấc ngủ. Bé Ơn đã nhập viện gần hai tuần và được chẩn đoán bỏng lửa 40%. Cô bé bị bỏng trên diện rộng và sâu, vết bỏng phủ gần như toàn bộ người.
Bé Ơn và bà nội
Bà nội phải rung rinh tấm trải giường để ru bé Ơn ngủ
Không thể tự bú mẹ, bé phải ăn qua ống xông
Mới 6 tháng tuổi, bé Ơn này đã phải trải qua hai lần phẫu thuật ghép da
Bé Ơn có hoàn cảnh hết sức éo le. Bố mẹ bé là người dân tộc Thái, nhà ở vùng sâu trong huyện Quỳ Châu, Nghệ An. Bố bé Ơn đã qua đời khi con mới hai tháng tuổi. Bà nội bé nghẹn ngào kể trong nước mắt: “Nó (bố bé Ơn) là con trai duy nhất của tôi. Nhà nghèo quá, chẳng có điều kiện cho nó đi học. Nó đi bộ đội về ít lâu thì lấy vợ. Cả nhà đang mừng vì có cháu thì phát hiện thằng bé bị u trung thất, u trong tim ấy, mà lại là u ác. Cả nhà xoay xở, bán hết ruộng vườn để lo mổ cho nó, nhưng nó vẫn chết. Vậy mà bây giờ, cháu nội tôi lại gặp nạn thế này, chẳng biết trông vào đâu để lo cho cháu nữa…”
Cô Khuyên không kìm nổi nước mắt khi nhắc đến con trai
"Dù có phải đi ăn xin, tôi cũng muốn giữ cháu nội ở lại trên đời"
Qua nguồn tin của bác sỹ, một số người đã đến thăm, tặng quà các bé
Những chia sẻ của họ sẽ phần nào giúp gia đình các bệnh nhi vượt qua giai đoạn khó khăn để tiếp tục hành trình...
Các bác sỹ ở Viện Bỏng Quốc gia cho biết, từ đầu mùa đông đến giờ, lượng bệnh nhân cấp cứu do tai nạn bỏng lửa, bỏng than hoặc bỏng nước sôi tăng cao đột biến. Bệnh nhân chủ yếu rơi vào các lứa tuổi từ 1 – 10 tuổi và người già, thường bị bỏng do người nhà bất cẩn trong khi đốt lửa sưởi ấm hoặc pha nước tắm. Những trường hợp bệnh nhi sơ sinh, dưới 12 tháng tuổi bị tai nạn bỏng rất hiếm gặp.
Mọi tấm lòng hảo tâm xin liên hệ: Bé Dương Hồ Bảo Hân: Số điện thoại mẹ: 0947.631.886 Bé Vi Thị Ơn |