Đâu là thứ tồn tại lâu nhất trên hành tinh của chúng ta? Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ

Thùy Trang,
Chia sẻ

Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra một vật thể có tuổi thọ lâu nhất trên Trái đất từng được tìm thấy. Bạn sẽ phải ngạc nhiên trước phát hiện thú vị này.

Mẫu vật có tuổi thọ lâu nhất hành tinh này được tìm thấy tại tiểu bang Tasmania (Úc). Nó nằm ẩn mình trong một thung lũng xã xôi của Tasmania, trong khu Di sản Thế giới đã được UNESCO công nhận. Nơi đây là nhà của những “stromatolites”, một bằng chứng về vật thể sống lâu nhất hành tinh.

“Stromatolites” được biết đến như một dạng trầm tích của vi khuẩn, được tìm thấy trong đá Precambrian. Nó còn được biết đến là một dạng hóa thạch hình thành sớm nhất trong lịch sử Trái đất.

Đâu là thứ tồn tại lâu nhất trên hành tinh của chúng ta? Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ - Ảnh 1.

Stromatolites là thứ có tuổi thọ đáng kinh ngạc, tồn tại lâu nhất trên hành tinh của chúng ta.

Những vật thể này được tìm thấy trong các đầm nước ngọt, trong các vùng đầm lầy trầm tích thuộc vùng hoang dã của Tasmania (Úc). Những  hóa thạch stromatolites này được cho là thứ tồn tại lâu nhất trên hành tinh của chúng ta.

Các nhà cổ sinh vật học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng các hóa thạch này có niên đại lên tới 3,7 tỷ năm. Chúng được cho là đã hình thành từ khi các sinh vật đơn bào đầu tiên xuất hiện trên Trái đất, hay còn được biết đến là từ thời kỳ Archaean Eon.

Đâu là thứ tồn tại lâu nhất trên hành tinh của chúng ta? Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ - Ảnh 2.

Hóa thạch Stromatolites tại Tasmania còn có kích thước dày đáng ngạc nhiên và kết cấu "có một không hai" trên hành tinh.

Các stromatolites có nhiều hình dạng khác nhau. Tuy nhiên, chúng thường xuất hiện dưới kết cấu đá. Chúng được tạo nên từ các vi khuẩn đơn bào như Cyanobacteriam, qua thời gian, các vi khuẩn này sẽ hình thành một lớp hóa thạch gọi là "biofilm" (mảng sinh học).

Các "biofilm" này sẽ hút các trầm tích và khoáng chất từ nước và đá ở nơi chúng sống, "cần mẫn" hình thành nên các stromatolites. Đó chính là cách những stromatolites được tạo nên và trở thành những vật thể tồn tại lâu đời nhất mà chúng ta biết tới.

Chính vì vậy mà stromatolites cũng trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ các nhà  khoa học nghiên cứu lịch sử địa chất trên Trái đất.

Đâu là thứ tồn tại lâu nhất trên hành tinh của chúng ta? Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ - Ảnh 3.

Trông thì như đám rêu bám trên tảng đá nhưng chúng chính là sinh vật tồn tại lâu đời nhất trên Trái đất.

Chúng ta có thể tìm thấy những hóa thạch stromatolites ở rất ít nơi trên Trái đất, chẳng hạn như Laguna Bacalar ở Mexico và Salda Gölü ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện ra stromatolites tại Tasmania, trong lưu vực một con sông và thuộc khu vực bảo tồn của Di sản Thế giới được UNESCO công nhận. Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu, thành phần của stromatolites được tìm thấy tại Tasmania cũng là “có một không hai”. Nó bao gồm cả một "cộng đồng" những loài vi khuẩn như Cyanobacteria, Alphaproteobacteria, tỷ lệ loài vi khuẩn Chloroflexi cao bất thường, tiếp đến là các loài Armatimonadetes và Planctomycetes.

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang xác định xem liệu còn có những hóa thạch stromatolites nào khác được tìm thấy trong khu vực Di sản Thế giới của Tasmania hay không.

(Nguồn: Science Alert)

Chia sẻ