Đâu là cách giáo dục con THÔ LỖ nhất? Không phải đánh mắng, đòn roi, chuyên gia chỉ ra 1 hành vi phổ biến có thể hủy hoại tương lai trẻ
Trong cuốn sách "Kỷ luật tích cực", nhà tâm lý học người Mỹ Jane Nelson cho rằng nếu bạn cảm thấy đau lòng khi giáo dục con cái thì chắc hẳn bạn đang sử dụng sai phương pháp.
Ngày càng có nhiều bậc cha mẹ bắt đầu "thức tỉnh" trong việc nuôi dạy con cái, và thông qua việc không ngừng hoàn thiện bản thân, họ muốn phấn đấu trở thành những người cha, người mẹ tốt.
Tuy nhiên, lý tưởng thì rất phong phú nhưng thực tế đôi khi lại rất đáng buồn. Nhiều bậc cha mẹ biết rằng họ nên tôn trọng con cái, nhưng họ lại muốn con cái lớn lên theo ý mình, vì thế mà bước vào vòng luẩn quẩn "lo lắng - vật vã - suy sụp".
Cảnh gia đình phổ biến nhất trong cuộc đời chúng ta là cha mẹ thường nói với con cái rằng "Con phải tôn trọng ý kiến của cha mẹ" và "Con không thể làm được điều này, hãy làm theo lời mẹ". Kết quả thường là đứa trẻ nổi loạn và cha mẹ càng thêm bất lực, đau khổ.
Trong cuốn sách "Kỷ luật tích cực", nhà tâm lý học người Mỹ Jane Nelson cho rằng nếu bạn cảm thấy đau lòng khi giáo dục con cái thì chắc hẳn bạn đang sử dụng sai phương pháp.
Và, sai lầm của nhiều cha mẹ chính là luôn miệng cho rằng mình TÔN TRỌNG con nhưng bên cạnh đó lại YÊU CẦU con phải làm theo ý mình. Không ít cha mẹ lấy danh nghĩa quan tâm, dạy bảo để kiểm soát, ép con sống theo ý của họ. Cách làm này dễ hủy hoại tương lai của đứa trẻ.
Giáo dục không phải để thống trị trẻ mà là để hỗ trợ; không phải để giành được cách kiểm soát trẻ mà là để đạt được một tình huống đôi bên cùng có lợi. Làm cha mẹ trước hết phải hoàn thiện bản thân và trưởng thành cùng trẻ để trở thành người bạn đồng hành tốt nhất trên hành trình cuộc đời của trẻ.
1. Chấp nhận bản thân và cho bản thân thời gian để phát triển
Con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Hành vi của đứa trẻ thường là sự phản ánh hành động của cha mẹ. Khi nghiêm túc chỉ ra các vấn đề của trẻ, chúng ta trước tiên cũng nên dành cho mình một vài giây, bình tĩnh, nhìn lại bản thân và tìm ra nguyên nhân sâu xa của vấn đề.
Có một người mẹ tốt nghiệp từ một trường danh tiếng và là giám đốc điều hành của một công ty. Lần nào gặp tôi cũng chỉ ra lỗi của con cái, vừa tức vừa bất lực.
Cho đến một lần, con trai đóng sầm cửa lại sau khi bị mẹ chỉ trích. Cô suy sụp hoàn toàn, đến bên tôi khóc và kể cho tôi nghe chính xác những gì đã xảy ra. Dù rất thông cảm nhưng tôi không khỏi bật cười trong lòng. Hóa ra toàn bộ sự việc là do một "đôi tất hôi hám".
Cô kể rằng khi còn nhỏ, cô có một người mẹ rất sạch sẽ và nghiêm khắc. Một trong những điều nhỏ mà cô nhớ nhất là một lần vì không bỏ tất vào đúng nơi quy định, cô đã bị mẹ tát một cái thật mạnh. Và đây cũng chính là cách hành xử của cô với con trai mình.
Vứt vớ lung tung thực ra chỉ là chuyện không quá lớn, bề ngoài có vẻ như cha mẹ chỉ trích hành vi của con mình, nhưng thực ra đó là sự phản đối sâu sắc đối với bản thân. Một người không chấp nhận chính mình sẽ không chấp nhận người khác, một người không yêu chính mình, làm sao có thể yêu người khác?
Thực ra, cha mẹ giáo dục con cái, trọng tâm không phải là ở bọn trẻ, mà là ở chính bản thân mình. Thay vì loay hoay tìm hiểu nhiều phương pháp nuôi dạy con cái khác nhau, tốt hơn hết bạn nên học cách nhìn nhận và chấp nhận bản thân mình trước.
2. Tin tưởng con và để con tự quyết định
Mỗi người đều là duy nhất, và trẻ cũng vậy. Trẻ em không có nghĩa là không có khả năng mà đơn giản, "trẻ em" chỉ là một giai đoạn của cuộc đời mà thôi.
Trong cuộc đời mỗi người, nguồn sức mạnh lớn nhất chính là sự tự tin, và sự tự tin là một phẩm chất quý hơn vàng. Sự hỗ trợ lớn nhất mà cha mẹ có thể dành cho con cái chính là sự tin tưởng vô điều kiện. Điều này có thể kích thích tiềm năng vô hạn của trẻ.
Những năm gần đây, nam diễn viên Huỳnh Lỗi (Trung Quốc) thường xuyên đưa con gái Đa Đa tham gia các chương trình tạp kỹ lớn và đăng tải lên mạng về cuộc sống thường ngày của con. Nhiều người bắt đầu đặt câu hỏi về quan điểm nuôi dạy con cái của Huỳnh Lỗi sau khi chứng kiến "Đa Đa nhuộm tóc, xỏ lỗ tai", thậm chí có người còn cho rằng việc học của cô bé là "tệ hại". Tuy nhiên, Huỳnh Lỗi bỏ ngoài tai chỉ trích, anh tin tưởng và ủng hộ con mình.
Trên cơ sở không ảnh hưởng đến sức khỏe, sự an toàn và những người khác, cha mẹ cần cho đi, tin tưởng vào con cái, để chúng trải nghiệm nhiều nhất theo ý muốn. Từ đó, con sẽ được phép phạm sai lầm, tìm ra ranh giới, hoàn thiện trí óc và có trách nhiệm với cuộc sống của mình.
Thực tế đã chứng minh rằng phương pháp giáo dục "thả rông" của Huỳnh Lỗi là thành công. Đa Đa có là cô bé giỏi giang, tự lập so với những đứa trẻ cùng tuổi. Thoải mái với con không có nghĩa là "buông tay", mà là tình yêu vô điều kiện được đặt trên nền tảng của sự tôn trọng và tin tưởng.
3. "Nương theo tự nhiên" và để cuộc sống nở hoa theo trình tự
Sự lớn lên của bất kỳ cuộc sống nào cũng là một quá trình thường xuyên và tự nhiên. Nhiệm vụ của cha mẹ không phải là biến đổi con cái hoàn toàn theo "tiêu chuẩn" xã hội, mà là nắm bắt những điểm sáng của con mình bằng một đôi mắt biết khám phá.
Sở dĩ thiên nhiên đẹp là bởi sự bao dung của nó, muôn hoa đua nở, chim hót và hoa thơm, bốn mùa đều đơm hoa kết trái. Vẻ đẹp không có tiêu chuẩn, con người cũng vậy, không có sự phân biệt giữa tốt và xấu. Chỉ khi phù hợp với bản chất của đứa trẻ, bông hoa của sự sống mới có thể lần lượt nở rộ.
Một ngôi sao chương trình tạp kỹ khác là Ye Yiqian, một số quan niệm giáo dục của cô ấy rất đáng để nhiều bậc cha mẹ học hỏi. Sendie - con gái cô, khó ngồi vào bàn học lâu khi học bài nhưng lại tràn đầy năng lượng khi tập thể dục. Ye Yiqian vẫn quan tâm đến việc học của con như hầu hết các bậc cha mẹ khác, nhưng cũng tập trung vào việc trau dồi khả năng thể thao của Sendai trên cơ sở đảm bảo rằng việc học tập sẽ không bị sa sút.
Năm lớp ba, Sendie đã giành chức vô địch trong cuộc thi quần vợt của trường. Thông qua các môn thể thao lâu dài, không chỉ thể chất của bé được phát triển tốt mà tính cách cũng trở nên độc lập và tự tin hơn.
Cha mẹ có thể là người hướng dẫn, đồng hành và ủng hộ cuộc sống của con cái, nhưng họ không được là người chỉ huy hay thậm chí là người điều khiển. Cuộc sống của trẻ phải là của chính chúng. Sự tôn trọng và tin tưởng vô điều kiện của cha mẹ chính là nguồn sức mạnh để con cái có thể đạp sóng cưỡi gió khi trưởng thành.