Đạt Villa: Streambiz không phải màu hồng, làm việc 19/24 tiếng, thậm chí bị tranh chấp donate từ chính bạn bè thân quen

Bài: Hồng Nhung - Ảnh: Chí Hiếu,
Chia sẻ

Một streamer luôn có nhiều fan hâm mộ, thu nhập cao và không phải làm việc quá nặng nhọc. Nhưng ẩn sau điều đó, họ cũng phải đối mặt với tai tiếng và nhiều khó khăn không phải ai cũng biết.

Cái tên Đạt Villa có lẽ chẳng có gì lạ lẫm trong giới "streambiz". Đối với nhiều bạn trẻ, khái niệm streamer không còn quá xa lạ. Đây là nghề đã xuất hiện ở Việt Nam từ lâu với công việc tương tác, truyền phát nội dung trực tuyến qua mạng xã hội.

Những năm gần đây, nghề livestream được nhiều người theo đuổi, nhất là các bạn trẻ. Một streamer có thể kiếm được tiền từ việc người xem donate, tặng quà trong quá trình stream. Chỉ xuất hiện trên mạng vài tiếng mỗi ngày nhưng độ hot của họ cũng không kém cạnh người nổi tiếng trong showbiz.

Đạt Villa: Đừng nghĩ streamer là “ăn sung, mặc sướng”, còn có cả tai tiếng, thậm chí bị tranh chấp donate từ chính bạn bè thân quen - Ảnh 2.

Lẽ tất nhiên, đằng sau sự thành công và nổi tiếng của nghề này cũng có rất nhiều góc khuất, sự khó khăn và cả cảm xúc tiêu cực. Trong bài viết này, chúng ta cùng trò chuyện với Đạt Villa (một hot streamer trên nền tảng mạng xã hội hiện nay) để hiểu thêm 1 vài góc khuất của công việc này.

01.

Việc tranh chấp donate từ user (người xem)

Donate stream là thuật ngữ xuất hiện trong 5 năm trở lại đây khi mà nghề streamer nở rộ ra tại thị trường Việt Nam. Donate là hình thức ủng hộ 1 khoản tiền cho cá nhân nào đó. Khi khán giả xem những nội dung livestream, streamer yêu thích và muốn ủng hộ cho người đó.

Việc làm này hoàn toàn dựa vào tính tự nguyện và mức độ yêu thích của họ dành cho thần tượng của mình. Đây không phải là một hình thức trả phí cho nội dung như nhiều người vẫn nghĩ.

Đối với các streamer đây là cách kiếm tiền chân chính và là sự công nhận của người xem đến những sản phẩm livestream có nội dung hấp dẫn, lôi cuốn.

Ở trên mạng xã hội, việc các streamer gặp phải vấn đề tranh chấp donate từ user không quá mới. Bởi lẽ tất yếu, khi 1 streamer được nhiều người quan tâm, donate tốt chắc chắn sẽ có người ghen ghét, đố kị.

Đạt Villa cũng mới vướng phải tranh chấp này. Thậm chí, với chính người bạn mà trước đây anh đã từng giúp đỡ rất nhiều. Anh chia sẻ: "Đó là người đạt quen được vài tháng, làm và ở chung nhà với nhau. Trước đây bạn đó cũng rất thích đi theo Đạt để live. Vì có Đạt thì lượt người theo dõi sẽ nhiều hơn. Đạt cũng coi bạn đó như người trong gia đình, sống cùng nhà, nuôi ăn ở.

Thông thường khi sống chung, xuất hiện hàng ngày với tư cách là em của Đạt, người trong team thì user khi donate cũng sẽ có tâm lý là chia sẻ cho nhau vì đều coi nhau là gia đình.

Tuy nhiên, sau 1 thời gian, thì có những người là user chung, có thể là dần dần không còn thích tính cách, lối nói chuyện của bạn đó nên không còn donate. Nhưng họ vẫn donate cho Đạt. Hoặc có những người là user riêng của bạn ấy lại không donate nữa, mà donate cho người khác (không phải Đạt).

Lúc này bạn ấy bắt đầu đi nói xấu mọi người. Trong đó, có cả Đạt và những người được user của bạn ấy donate vì muốn kéo lại tình cảm của mọi người. Bạn ấy không muốn những user đã từng donate cho mình mà giờ lại cho người khác.

Đạt nghĩ chuyện user thích donate cho streamer nào phụ thuộc vào độ hấp dẫn trong cách tương tác trên live. Vì vậy mình nghĩ tư duy chèo kéo, trách móc user là hoàn toàn sai lầm".

Góc khuất của nghề livestream: Đừng nhầm lẫn streamer là “ăn sung, mặc sướng” còn có cả tai tiếng, thậm chí bị tranh chấp donate từ chính bạn bè thân quen - Ảnh 4.

Đối mặt với tình huống khó xử này, Đạt chọn cách không lên tiếng hay bóc mẽ. Bởi vì cho rằng điều đó không có gì hay ho đối với bản thân và hình ảnh nghề nghiệp mình đang theo đuổi. "Khi mình mang câu chuyện ra ánh sáng, trước hàng trăm nghìn người xem thì chính người bạn đó cũng bị tấn công và bị mất đi lượt tương tác nhất định. Bản thân người bạn đó khi nói xấu mình với 1 user khác cũng đang giết chết hình ảnh cá nhân và sự nghiệp của họ.

Và mình tin rằng, những người theo dõi mình lâu nay, yêu thương thật lòng sẽ hiểu dù cho có ai nói gì đi chăng nữa. Sau chuyện tranh chấp này, mình nghĩ cũng là 1 may mắn để biết sớm hơn ai là người tốt ai là người xấu. Còn mình vẫn sẽ giống như trước đây, không có gì thay đổi".

Góc khuất của nghề livestream: Đừng nhầm lẫn streamer là “ăn sung, mặc sướng” còn có cả tai tiếng, thậm chí bị tranh chấp donate từ chính bạn bè thân quen - Ảnh 5.

Đạt Villa cũng khẳng định, mỗi user hoạt động trên nền tảng mạng xã hội bây giờ không còn dễ bị "dắt mũi" như trước. Bởi kiếm được 1 số tiền nhất định, mang đi donate cho người họ yêu quý tức là đã suy nghĩ rất nhiều. Họ biết nhìn nhận câu chuyện ở góc độ đúng hay sai. Vì thế nên Đạt Villa cũng không cần đề cập đến những vấn đề lùm xùm khác xung quanh. Trước và sau, quyết định donate cho ai vẫn thuộc về user và suy nghĩ của họ.

02. 

Đạt Villa từng hứng chịu bình luận tiêu cực vẫn phải kìm nén cảm xúc của bản thân 

Làm nghề livestream cũng giống như "làm dâu trăm họ". Đạt Villa vẫn, đã và đang phải hứng trọn bình luận tiêu cực từ bộ phận không nhỏ người xem hàng ngày và hàng giờ. Có những bình luận miệt thị ngoại hình, cuộc sống cá nhân, tính cách. Thậm chí là nhân phẩm của anh dù chưa tiếp xúc hay gặp mặt ngoài đời.

Đạt Villa cho biết việc này đã trở thành "chuyện như cơm bữa" trong mỗi lần livestream hay trên fanpage cá nhân. Đạt Villa đã quen và phải chấp nhận ngay từ ngày đầu bước chân vào nghề. Anh coi đây như là một mảng tối của việc được nhiều người biết đến.

Đạt Villa: Đừng nghĩ streamer là “ăn sung, mặc sướng”, còn có cả tai tiếng, thậm chí bị tranh chấp donate từ chính bạn bè thân quen - Ảnh 8.

Đạt Villa vẫn, đã và đang phải hứng trọn bình luận tiêu cực từ bộ phận không nhỏ người xem hàng ngày và hàng giờ.

"Mình luôn quan niệm là sống để tạo niềm vui cho người cần mình, thương mình thật sự. Phải học cách không quan tâm tới người ghen ghét, đố kị bởi mình không có lỗi hay sống sai với họ. Mình cứ làm việc với 1 suy nghĩ như thế để khi gặp những bình luận chửi bới với mục đích gì đi chăng nữa sẽ không còn tổn thương".

Đối diện với những bình luận mang tính mạt sát, vùi dập, Đạt Villa lựa chọn cách không đáp trả lại bởi biết rằng việc đó không đi tới đâu. "Nóng giận thì mất khôn, nên nhiều lúc thực sự là rất tức và áp lực, cũng muốn nói lên nỗi lòng của mình nhưng đều phải kìm nén xuống".

Góc khuất của nghề livestream: Đừng nhầm lẫn streamer là “ăn sung, mặc sướng” còn có cả tai tiếng, thậm chí bị tranh chấp donate từ chính bạn bè thân quen - Ảnh 8.

Bởi nóng giận lúc đang livestream tức là đang làm những người yêu quý, fan chân chính của Đạt lo lắng, thậm chí là buồn theo. Cảm xúc tiêu cực đó, livestream sẽ mất đi hiệu quả. "Mục đích mình lên live là để tạo niềm vui cho mọi người chứ không phải tạo áp lực. Trong những lúc đó, mình cũng phải kìm nén cảm xúc của bản thân để không làm ảnh hưởng tới người yêu quý đang xem live của mình", Đạt chia sẻ.

03. 
Và vô vàn điều khó khăn khác mà Đạt Villa từng nếm trải

Không chỉ riêng việc xử lý cảm xúc, mối quan hệ đồng nghiệp mà Đạt Villa còn gặp nhiều khó khăn khác nữa. Như việc trang bị máy móc, công cụ hỗ trợ để livestream cho mượt mà, chất lượng hơn tới người xem cũng rất gian nan, bởi anh chàng cho rằng: Càng nhiều người theo dõi thì chất lượng càng phải chỉn chu.

Đạt cũng thừa nhận, thiệt thòi của người theo đuổi nghề này là không có trường lớp hay thầy cô giáo nào cầm tay chỉ việc. Cá nhân buộc phải tự mò mẫm cách live sao cho hiệu quả. Đi kèm với đó là trau dồi cho bản thân vốn liếng như tài ca hát, diễn xuất hay tài lẻ để tạo cảm giác thoải mái cho người xem.

"Theo đuổi nghề này cái được là nhiều người biết đến, nhiều người yêu thương hơn. Nhưng mất cũng nhiều. Toàn bộ quỹ thời gian hiện tại Đạt chỉ dành tập trung cho công việc nên hệ lụy là các mối quan hệ bạn bè xung quanh cũng không thể duy trì như trước. Nhưng khi nghĩ tới những người yêu quý mình thì luôn phải cố gắng hết sức để họ không thất vọng và buồn", Đạt Villa kết lại.

Chia sẻ