Danh sách xếp hạng các loại thịt tốt cho sức khỏe: Tiết lộ của chuyên gia mới thật sự gây sửng sốt!
Không có chế độ ăn uống nào phù hợp với tất cả mọi người, mỗi người đều nhận được những rủi ro và lợi ích khác nhau từ các loại thịt. Mặc dù vậy, vị chuyên gia này cũng nhận định bảng xếp hạng các loại thịt như sau!
Tất cả các protein động vật đều có ưu và nhược điểm, nghiên cứu có thể đưa ra kết quả mâu thuẫn và các nghiên cứu có thể làm chúng ta ngạc nhiên. Ví dụ, nghiên cứu cho thấy rằng xét riêng về cholesterol, ăn thịt gà cũng có hại như ăn thịt bò vậy.
BS Janese Laster (chuyên gia dinh dưỡng tại Mỹ) cho biết, không có chế độ ăn uống nào phù hợp với tất cả mọi người, mỗi người đều nhận được những rủi ro và lợi ích khác nhau từ các loại thực phẩm, bao gồm cả thịt. Mặc dù vậy, vị chuyên gia này cũng nhận định bảng xếp hạng các loại thịt như sau:
Cá và gia cầm: Vị trí số 1
Gia cầm, như thịt gà và gà tây, cũng là nguồn protein tuyệt vời, ít calo và chất béo bão hòa. Một miếng thịt gia cầm không da, không xương sẽ tạo một món ăn tốt nhất cho sức khỏe.
Mặc dù vậy, nghiên cứu từ Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ cho thấy, ăn thịt trắng cũng có thể làm tăng cholesterol. Tốt nhất là phải ăn loại thịt được chăn nuôi tốt nhất, không dùng kháng sinh hay chất kích thích…
Thịt đỏ: Ăn càng ít càng tốt
Ưu điểm của thịt đỏ - bao gồm thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt bê, thịt nai và vịt là nguồn cung cấp chất sắt tuyệt vời, giàu vitamin B12, kẽm và protein, tất cả đều là những chất dinh dưỡng quan trọng. Theo nghiên cứu của Viện Ung thư Hoa Kỳ, ăn thịt đỏ có thể thúc đẩy một số bệnh ung thư như ung thư đại trực tràng. Thịt đỏ nấu ở nhiệt độ cao cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư và thịt đỏ có xu hướng chất béo bão hòa cao hơn các nguồn protein khác, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Trong loại thịt này, thịt chế biến nên tránh hoàn toàn hoặc hiếm khi ăn đến. Thịt xông khói, bologna, pepperoni, thịt bò khô, xúc xích và thịt nguội… đều có sử dụng thêm hóa chất, chất bảo quản. Tổ chức Y tế Thế giới cũng phân loại thịt chế biến là chất gây ung thư cho con người.
Trong loại thịt này, thịt chế biến nên tránh hoàn toàn hoặc hiếm khi ăn đến.
Khi nói đến sức khỏe tổng thể, chất béo bão hòa nên được hạn chế càng nhiều càng tốt. Thịt cừu thường có nhiều chất béo bão hòa - có thể làm tăng mức cholesterol xấu, khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn so với thịt bò hoặc thịt lợn. Thịt bò, xương sườn và bít tết dải New York có xu hướng là những dạng thịt bò béo hơn khi so sánh với thịt thăn bò hoặc sườn nướng. Thịt lợn chưa qua chế biến thường có lượng calo và chất béo bão hòa thấp nhất khi so sánh với các loại thịt đỏ khác.
Theo Quỹ Nghiên cứu Ung thư Ung thư Thế giới, bạn không nên ăn quá 3-5 lạng thịt đỏ mỗi tuần. Nhiều thử nghiệm đã cho thấy đây là nguyên nhân gây bệnh mãn tính, ung thư, béo phì và hội chứng chuyển hóa, bao gồm tiểu đường, tăng huyết áp và cholesterol cao. Một nghiên cứu gần đây được công bố trên BMJ cho thấy ăn nhiều thịt đỏ dẫn đến nguy cơ tử vong cao hơn. Nếu ăn thịt đỏ, hãy sử dụng cách nấu ăn lành mạnh như nướng, quay thay vì chiên nhiều dầu mỡ.
Chuyên gia Việt nhận định thế nào về việc xếp hạng các loại thịt?
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), thực tế thì việc xếp hạng loại thịt nào đứng thứ nhất, thứ nhì rất khó định lượng. Sự thật là ăn thịt nào cũng ngon, cũng tốt cho sức khỏe, loại thịt nào được dùng làm thực phẩm cho con người cũng có giá trị dinh dưỡng cao.
Dù là protein thuộc nhóm nào cũng không bao giờ được quên nguyên tắc hàng đầu: phải thay đổi khẩu phần ăn, đa dạng nguồn protein, đa dạng các loại thịt...
"Thịt thuộc nhóm protein cao, có giá trị dinh dưỡng lớn. Protein là một trong những nhóm chất quan trọng nhất cho sức khỏe con người. Trong đó, người ta phân ra cụ thể: nhóm thịt đỏ có thịt bò, thịt lợn, dê, cừu…, thịt trắng có thịt gà, ngan, ngỗng…, nhóm trứng có trứng gà, trứng ngan, ngỗng… và nhóm protein quan trọng vô cùng nữa là nhóm các loại cá. Mỗi nhóm đều có giá trị dinh dưỡng nhất định và người khỏe mạnh bình thường ăn đầy đủ các nhóm này sẽ cung cấp dưỡng chất rất tốt cho cơ thể", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nói.
Tuy vậy, vẫn có những người tùy theo tình trạng sức khỏe bệnh lý mà phải hạn chế, kiêng ăn một số loại thịt. Người mắc bệnh tim mạch không nên ăn thịt đỏ vì sẽ khiến cholesterol tăng cao, tình trạng sức khỏe trở nên nặng nề hơn. Người mắc bệnh gút không nên ăn thịt chó vì sẽ càng đau sưng hơn vì quá giàu đạm…
Vị chuyên gia nhấn mạnh, dù là protein thuộc nhóm nào cũng không bao giờ được quên nguyên tắc hàng đầu: phải thay đổi khẩu phần ăn, đa dạng nguồn protein, đa dạng các loại thịt cũng như ăn uống tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý cụ thể của bản thân mới tốt cho sức khỏe.