Hãy biết chắt lọc những lời khuyên của tiền bối nơi công sở: Vì công thức thành công không dành cho tất cả mọi người!

Louis,
Chia sẻ

Thay vì áp dụng lời khuyên của bất kỳ ai một cách rập khuôn, hãy khéo léo lắng nghe và chắt lọc thông tin để tiếp thu những kiến thức, kinh nghiệm phù hợp với bản thân.

Peter Lynch - một trong những nhà quản lý quỹ tiền tệ số một tại Mỹ cho rằng đừng bao giờ nghe lời những người chuyên nghiệp. Vì với hai mươi năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư, ông cho rằng, thông thường, bất kỳ người nào chỉ sử dụng 3% não bộ đều có thể đầu tư cổ phiếu thành công như, hoặc trong nhiều trường hợp là hơn một chuyên gia chứng khoán bình thường.

Dân công sở đừng "tự làm khó mình" khi áp dụng rập khuôn lời khuyên của bậc tiền bối: Dẫu quý nhưng chưa chắc đúng với tất cả mọi người! - Ảnh 1.

Nên hay không nghe lời chuyên gia?

Câu nói của Peter Lynch nghe qua có vẻ vô lý, bởi đại chúng nói chung và dân văn phòng nói riêng vẫn thường được khuyên rằng: “Hãy tích cực học hỏi từ những người đi trước; bởi lẽ, những kinh nghiệm cũng như kỹ năng mà họ có được trong cuộc sống và quá trình làm việc chính là kho tàng để chúng ta có thể soi chiếu; từ đó, tránh được những va vấp không đáng có”.

Rõ ràng, kinh nghiệm và lời khuyên của những người đi trước là vô cùng quan trọng và rất quý báu. Tuy nhiên, chúng ta đã có bao giờ tự hỏi, cuộc đời mình có bao nhiêu phần trăm giống với cuộc đời của những tiền bối và người đi trước.

Dân công sở đừng "tự làm khó mình" khi áp dụng rập khuôn lời khuyên của bậc tiền bối: Dẫu quý nhưng chưa chắc đúng với tất cả mọi người! - Ảnh 2.

Chẳng phải, trong một xã hội hiện đại và thay đổi một cách chóng mặt, thứ được chúng ta ngợi ca và xây dựng chính là cá tính riêng của mỗi cá nhân hay sao? Chính cá tính và chất riêng của mỗi cá nhân tạo nên sự độc đáo để chẳng ai có thể lẫn với một ai khác.

Bên cạnh đó, ai ai cũng tâm niệm “hãy là chính mình” để có thể tỏa sáng một cách rực rỡ nhất, hãy sống một cuộc đời như mình mong muốn mà không theo sự chỉ dẫn cũng như một hình mẫu rập khuôn nào đó. Vậy thì, mỗi người đều có một xuất phát điểm riêng, một con đường đi riêng, một sự nghiệp cần xây dựng riêng; tại sao lại cứ phải nghe theo lời khuyên của những người đi trước.

Đa phần, những lời khuyên thường được đưa ra khi cá nhân đó đã nỗ lực hết sức mình và thành công bằng cách riêng trên con đường họ đã chọn. Đứng ở góc độ của người nghe, chúng ta đâu thể tường tận được hết những thứ họ đã trải qua, những khó khăn họ đã phải đối mặt, những vấp ngã họ đã tự đứng lên để trưởng thành.

Dân công sở đừng "tự làm khó mình" khi áp dụng rập khuôn lời khuyên của bậc tiền bối: Dẫu quý nhưng chưa chắc đúng với tất cả mọi người! - Ảnh 3.

Cho nên, đừng bao giờ áp dụng lời khuyên của bất kỳ ai một cách rập khuôn; bởi lẽ, chúng sẽ chẳng mang lại cho chúng ta những hiệu quả mà bản thân mình mong muốn. Hãy khéo léo lắng nghe một cách chủ động, có chủ đích và tích lũy cũng như chắt lọc thông tin để tiếp thu những kiến thức và kinh nghiệm phù hợp với bản thân. Có như vậy, chúng ta mới có thể sử dụng những kinh nghiệm này một cách hữu ích.

Dân công sở cần làm gì với lời khuyên của người đi trước?

Đối với dân công sở cũng vậy, trong công việc hàng ngày, chúng ta nhận được vô vàn lời khuyên của người đi trước, các anh chị đã có thâm niên làm việc nhiều năm trong công ty, trưởng phòng thậm chí là sếp. Những lời khuyên này vốn ít nhiều chất chứa tâm tư của người truyền đạt và nhìn chung là bổ ích (dù ít, dù nhiều).

Dân công sở đừng "tự làm khó mình" khi áp dụng rập khuôn lời khuyên của bậc tiền bối: Dẫu quý nhưng chưa chắc đúng với tất cả mọi người! - Ảnh 4.

Có thể kể đến như nhân viên kinh doanh cần tích cực ra ngoài để nâng cao mối quan hệ, tạo thêm tiền đề cho mạng lưới khách hàng rộng lớn, tiện cho công việc sau này. Hay ở một diễn biến khác, người làm sáng tạo nội dung cần tích cực tìm kiếm và thâm nhập các hội nhóm trên mạng xã hội để có thể có cái nhìn đa diện, nhiều chiều, hiểu được tâm tư của đối tượng mục tiêu, từ đó xây dựng được những nội dung chất lượng, chân thật.

Những lời khuyên này có thể đúng nhưng chưa đủ và không hẳn chính xác trong mọi tình huống. Ví dụ, nếu không thể tìm kiếm khách hàng bằng cách gặp mặt trực tiếp, chúng ta vẫn có thể tiết kiệm thời gian và công sức thông qua việc trao đổi bằng các phương tiện trên mạng xã hội, miễn sao vẫn tạo được mối quan hệ. Còn đối với việc tiếp cận đối tượng mục tiêu, không hẳn phải thông qua mạng xã hội bởi có những đối tượng rất ít hoạt động trên mạng xã hội.

Dân công sở đừng "tự làm khó mình" khi áp dụng rập khuôn lời khuyên của bậc tiền bối: Dẫu quý nhưng chưa chắc đúng với tất cả mọi người! - Ảnh 5.

Điều quan trọng hơn cả chính là chúng ta cần phải biết việc mình cần làm là gì, mục tiêu cần đạt được cũng như phương thức để có thể thực hiện công việc đó. Để rồi sau đó, những lời khuyên sẽ được ứng dụng một cách phù hợp với tình hình thực tiễn.

Chia sẻ