Cuộc đời bất hạnh của bà lão mù bán nước bên hồ Gươm
Ngày nào cũng vậy, bên bờ hồ Gươm (Hà Nội) lộng gió, có một cụ già mái tóc bạc phơ với mẹt hàng nước. Cụ nhẫn nại gom góp từng đồng tiền lẻ để duy trì cuộc sống khốn khó.
Cụ là Nguyễn Thị Yến đã bán hàng ở đây cũng mấy chục năm rồi. Bây giờ ở cái tuổi ngoài 90 cụ vẫn phải vật lộn mưu sinh lấy tiền nuôi cô con gái cũng trên 60 tuổi bệnh tật đang nằm ở nhà chờ cụ mang cơm về cho ăn.
Trước đây cụ Yến cũng có một gia đình hạnh phúc với 3 người con. Nhưng từ khi cụ ông mất đi, cụ Yến đau buồn đến ngã bệnh. Vừa khỏe trở lại thì cậu con trai Bùi Văn Tâm mà cụ yêu thương cũng bị bạo bệnh mà qua đời. Nỗi đau chồng chất nỗi đau, cụ Yến tưởng như đã gục ngã, nhưng nhìn đàn con thơ cụ lại gắng gượng sống. Cụ mừng lắm khi cậu con trai thứ hai Bùi Văn Mỹ đi làm và lập gia đình. Nhưng khi thấy Mỹ bị tai nạn lao động, tật nguyền thì người vợ cũng bỏ đi luôn. Người con trai bất hạnh của cụ Yến sinh ra lẩn thẩn rồi bỏ đi đâu mất. Cô con gái thứ ba Bùi Thị Nga cũng bị bệnh trở nên ngẩn ngơ.
Khóc chồng, rồi lại khóc con, không biết tự bao giờ người phụ nữ Hà thành xinh đẹp ngày ấy dần dần bị lòa cả hai mắt, chiếc lưng ong cũng cong gập hẳn xuống. Ngôi nhà nhỏ mà cụ Yến và chồng gây dựng nên cũng phải bán đi để chữa bệnh cho các con. Nhưng tiền thì mất mà bệnh tật của các con cụ ngày càng nặng. Hiện giờ cụ Yến và cô con gái phải đi thuê nhà ở tận bãi Phúc Tân, ngoài đê sông Hồng, Hà Nội.
Trưa nào cũng vậy, không kể trời mưa hay nắng, một bác xe ôm đưa cụ Yến đến bờ hồ bán hàng, đến 11-12 giờ đêm lại đến đón về. Mỗi ngày như vậy cụ phải trả cho bác xe ôm 30.000 đồng. Có lần vào lúc chiều muộn, trời mưa bão lớn, người đi qua vẫn thấy cụ Yến choàng áo mưa ngồi đó. Nhiều người ngỏ ý muốn chở cụ về nhưng cụ chỉ biết ngẹn ngào: “Cụ cảm ơn con. Cụ mờ mắt nên không biết đường về. Lát nữa, khoảng 11-12 giờ đêm bác xe ôm ra đón, cụ về cũng được”.
... Tết sắp đến, mọi nhà đều hối hả đi sắm sửa quà bánh, áo quần mới. Ai cũng mong về nhà, quây quần bên gia đình, mua quà biếu ông bà, bố mẹ những món quà và trao cho nhau những lời chúc tràn đầy tình yêu thương. Cụ Yến vẫn ngồi đó, leo lét như ngọn đèn trước gió, lặng lẽ, cô đơn…
Trước đây cụ Yến cũng có một gia đình hạnh phúc với 3 người con. Nhưng từ khi cụ ông mất đi, cụ Yến đau buồn đến ngã bệnh. Vừa khỏe trở lại thì cậu con trai Bùi Văn Tâm mà cụ yêu thương cũng bị bạo bệnh mà qua đời. Nỗi đau chồng chất nỗi đau, cụ Yến tưởng như đã gục ngã, nhưng nhìn đàn con thơ cụ lại gắng gượng sống. Cụ mừng lắm khi cậu con trai thứ hai Bùi Văn Mỹ đi làm và lập gia đình. Nhưng khi thấy Mỹ bị tai nạn lao động, tật nguyền thì người vợ cũng bỏ đi luôn. Người con trai bất hạnh của cụ Yến sinh ra lẩn thẩn rồi bỏ đi đâu mất. Cô con gái thứ ba Bùi Thị Nga cũng bị bệnh trở nên ngẩn ngơ.
Cụ Nguyễn Thị Yến và hàng nước bên bờ hồ.
Khóc chồng, rồi lại khóc con, không biết tự bao giờ người phụ nữ Hà thành xinh đẹp ngày ấy dần dần bị lòa cả hai mắt, chiếc lưng ong cũng cong gập hẳn xuống. Ngôi nhà nhỏ mà cụ Yến và chồng gây dựng nên cũng phải bán đi để chữa bệnh cho các con. Nhưng tiền thì mất mà bệnh tật của các con cụ ngày càng nặng. Hiện giờ cụ Yến và cô con gái phải đi thuê nhà ở tận bãi Phúc Tân, ngoài đê sông Hồng, Hà Nội.
Trưa nào cũng vậy, không kể trời mưa hay nắng, một bác xe ôm đưa cụ Yến đến bờ hồ bán hàng, đến 11-12 giờ đêm lại đến đón về. Mỗi ngày như vậy cụ phải trả cho bác xe ôm 30.000 đồng. Có lần vào lúc chiều muộn, trời mưa bão lớn, người đi qua vẫn thấy cụ Yến choàng áo mưa ngồi đó. Nhiều người ngỏ ý muốn chở cụ về nhưng cụ chỉ biết ngẹn ngào: “Cụ cảm ơn con. Cụ mờ mắt nên không biết đường về. Lát nữa, khoảng 11-12 giờ đêm bác xe ôm ra đón, cụ về cũng được”.
... Tết sắp đến, mọi nhà đều hối hả đi sắm sửa quà bánh, áo quần mới. Ai cũng mong về nhà, quây quần bên gia đình, mua quà biếu ông bà, bố mẹ những món quà và trao cho nhau những lời chúc tràn đầy tình yêu thương. Cụ Yến vẫn ngồi đó, leo lét như ngọn đèn trước gió, lặng lẽ, cô đơn…