Thái Nguyên: Một bé gái 2 tuổi đã... dậy thì
“Từ vài tháng nay, đêm nào cũng vậy, cứ tỉnh giấc là cháu lại cọ bộ phận sinh dục vào đầu gối mẹ hoặc thành giường. Lúc đầu thấy con làm vậy tôi cấm, thậm chí đánh cháu nhưng... nếu không được “thoải mái” cháu sẽ vật vã cả đêm”, chị N cho biết. Tuy vậy, chị không đủ tiền để đưa con đi khám.
Tiếp chúng tôi trong căn nhà trống hoác, chị N (phường Phú Xá, TP Thái Nguyên) tỏ ra e dè. Phải mất một hồi làm quen chị mới mạnh dạn chia sẻ tình trạng của cô con gái chưa đầy 3 tuổi.
Chị N kể, cách đây khoảng 2 - 3 tháng, không như mọi ngày, tắt đèn 5-10 phút là con ngủ, tối đó, bé T.M cứ vật vã như một người phụ nữ có “nhu cầu” mà không được đáp ứng. Sau 2-3 tiếng hết leo lên người mẹ bé T.M lại trườn xuống thì mới chịu ngủ khi tình cờ cọ bộ phận sinh dục vào đầu gối mẹ. Thấy vậy, chị N “sinh nghi”, liền kiểm tra ngực và vùng kín của con thì thấy phát triển bất thường. Những đêm sau cũng vậy, và nếu bị mẹ tét vào đít hoặc có tiếng động lạ thì cháu sẽ dừng lại và tỏ ra xấu hổ.
Thương con, chị N muốn đưa bé đến các cơ sở y tế khám nhưng khổ nỗi tiền không có, cha đứa trẻ cũng “cao chạy xa bay” sau khi biết chị mang thai. “Nhiều đêm em chỉ biết ôm con khóc, với cái nghề của em (nhân viên quán gội đầu - PV) chịu khó lắm thì đủ nuôi miệng hai mẹ con, đi khám chữa tiền triệu em không lần đâu ra được”, chị N thút thít nói.
Trao đổi với chúng tôi về trường hợp của cháu T.M, TS.BS Nguyễn Thị Hoàn, nguyên Trưởng khoa Nội tiết, Viện Nhi TƯ cho biết: Hiện nay trẻ dậy thì sớm được thấy là khá nhiều ở cả nam - nữ và thường ở độ tuổi 9-10 tuổi. Nhưng như trường hợp của cháu T.M mới 2 tuổi rưỡi (30 tháng) mà đã có tuyến vú, có chất nhầy ở vùng âm đạo tiết ra cho thấy cháu có biểu hiện của dậy thì sớm hiếm gặp. Và vì thế cháu T.M cần được đưa đến bệnh viện để làm các xét nghiệm cần thiết càng sớm càng tốt. Bởi khi xác định được nguyên nhân của dậy thì sớm thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn.
Về cơ bản, dậy thì sớm có 2 dạng: Dậy thì sớm thật và dậy thì sớm giả. Nguyên nhân tác động đến trẻ gây dậy thì sớm như: môi trường xã hội, ăn uống, tiết tố, các loại thực phẩm chăn nuôi có nhiều chất hormone, điều kiện sống trong gia đình,… Với các trường hợp dậy thì sớm giả có thể điều trị hoặc không điều trị cũng tự khắc trở lại bình thường. Nhưng riêng các trường hợp dậy thì sớm thật thì cần áp dụng các biện pháp y học để ức chế ngay bởi trẻ dậy thì sớm cơ thể phát triển nhanh chóng, xương trưởng thành nhanh hơn bình thường nên cũng thường ngừng phát triển sớm hơn, ảnh hưởng đến chiều cao và tâm lý sau này.
Chị N kể, cách đây khoảng 2 - 3 tháng, không như mọi ngày, tắt đèn 5-10 phút là con ngủ, tối đó, bé T.M cứ vật vã như một người phụ nữ có “nhu cầu” mà không được đáp ứng. Sau 2-3 tiếng hết leo lên người mẹ bé T.M lại trườn xuống thì mới chịu ngủ khi tình cờ cọ bộ phận sinh dục vào đầu gối mẹ. Thấy vậy, chị N “sinh nghi”, liền kiểm tra ngực và vùng kín của con thì thấy phát triển bất thường. Những đêm sau cũng vậy, và nếu bị mẹ tét vào đít hoặc có tiếng động lạ thì cháu sẽ dừng lại và tỏ ra xấu hổ.
Phần ngực phát triển không bình thường của cô bé hơn 2 tuổi.
Thương con, chị N muốn đưa bé đến các cơ sở y tế khám nhưng khổ nỗi tiền không có, cha đứa trẻ cũng “cao chạy xa bay” sau khi biết chị mang thai. “Nhiều đêm em chỉ biết ôm con khóc, với cái nghề của em (nhân viên quán gội đầu - PV) chịu khó lắm thì đủ nuôi miệng hai mẹ con, đi khám chữa tiền triệu em không lần đâu ra được”, chị N thút thít nói.
Trao đổi với chúng tôi về trường hợp của cháu T.M, TS.BS Nguyễn Thị Hoàn, nguyên Trưởng khoa Nội tiết, Viện Nhi TƯ cho biết: Hiện nay trẻ dậy thì sớm được thấy là khá nhiều ở cả nam - nữ và thường ở độ tuổi 9-10 tuổi. Nhưng như trường hợp của cháu T.M mới 2 tuổi rưỡi (30 tháng) mà đã có tuyến vú, có chất nhầy ở vùng âm đạo tiết ra cho thấy cháu có biểu hiện của dậy thì sớm hiếm gặp. Và vì thế cháu T.M cần được đưa đến bệnh viện để làm các xét nghiệm cần thiết càng sớm càng tốt. Bởi khi xác định được nguyên nhân của dậy thì sớm thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn.
Về cơ bản, dậy thì sớm có 2 dạng: Dậy thì sớm thật và dậy thì sớm giả. Nguyên nhân tác động đến trẻ gây dậy thì sớm như: môi trường xã hội, ăn uống, tiết tố, các loại thực phẩm chăn nuôi có nhiều chất hormone, điều kiện sống trong gia đình,… Với các trường hợp dậy thì sớm giả có thể điều trị hoặc không điều trị cũng tự khắc trở lại bình thường. Nhưng riêng các trường hợp dậy thì sớm thật thì cần áp dụng các biện pháp y học để ức chế ngay bởi trẻ dậy thì sớm cơ thể phát triển nhanh chóng, xương trưởng thành nhanh hơn bình thường nên cũng thường ngừng phát triển sớm hơn, ảnh hưởng đến chiều cao và tâm lý sau này.