Cụ ông lớn tuổi nhất thế giới sống thọ đến 112 tuổi, bí quyết sống lâu chỉ gói gọn trong một điều siêu đơn giản

Tiểu Nguyễn,
Chia sẻ

Chỉ cần làm điều này thường xuyên mỗi ngày, việc gia tăng tuổi thọ là chuyện bạn có thể làm được, theo cách sống của cụ ông người Nhật được công nhận sống thọ nhất hiện nay.

Cụ ông Chitetsu Watanabe, sinh năm 1907, sống tại Nhật Bản là người sống thọ nhất thế giới tính đến thời điểm này khi hưởng thọ 112 tuổi. Tuổi thọ trung bình của Nhật Bản vào thời điểm người đàn ông này sống là 40 năm. Nhưng chỉ sau hơn một thập kỷ, con số đó đã tăng lên gấp đôi. Watanabe sống ba thập kỷ sau đó. Ông qua đời tại quê hương Niigata ở miền bắc Nhật Bản vào Chủ nhật vừa qua khi tròn 112 tuổi, theo báo cáo của Associated Press.

Cụ ông lớn tuổi nhất thế giới sống thọ đến 112 tuổi, bí quyết sống lâu chỉ gói gọn trong một điều siêu đơn giản - Ảnh 1.

Chưa đầy 2 tuần trước khi qua đời, Guinness World Records đã công nhận Watanabe là người đàn ông lớn tuổi nhất thế giới ở độ tuổi 112 + 344 ngày tuổi. Trong buổi lễ ngày 12 tháng 2, tại đó ông đã được trao chứng nhận từ Guinness, ông Wat Watanabe đã giơ nắm tay lên cao, thể hiện mình là người chiến thắng, theo tờ Mainichi, Nhật báo Nhật Bản lưu hành trên toàn quốc.

Trong buổi lễ Guinness tại viện dưỡng lão nơi ông sinh sống, Watanabe đã chia sẻ bí quyết sống thọ của mình. Rất đơn giản, chỉ cần luôn tránh sự tức giận và mỉm cười thật nhiều mỗi ngày. Con dâu của ông chính là nhân chứng cho bí quyết sống thọ đơn giản này.

Cụ ông lớn tuổi nhất thế giới sống thọ đến 112 tuổi, bí quyết sống lâu chỉ gói gọn trong một điều siêu đơn giản - Ảnh 3.

Chỉ cần luôn tránh sự tức giận và mỉm cười thật nhiều mỗi ngày, bạn sẽ sống thọ.

"Tôi sống cùng nhà với bố chồng hơn 50 năm và chưa bao giờ thấy bố chồng mình nổi điên, cáu giận ai bao giờ. Đối với mọi người trong gia đình, ông luôn động viên và ca ngợi công việc của chúng tôi. Tôi nghĩ rằng đã sống với một gia đình lớn dưới một mái nhà, hòa nhập với các cháu và cháu chắt với nụ cười luôn tươi rói trên môi cũng là bí quyết sống thọ của ông", con dâu ông, Yoko Watanabe cho biết.

Ông Chitetsu Watanabe sinh ngày 5 tháng 3 năm 1907, là con cả trong một gia đình có 8 người con. Sau khi học xong và chuyển đến Đài Loan để làm việc trên các đồn điền đường, ông gặp vợ mình là Mitsue. Họ có 5 người con. Ông phục vụ trong quân đội Nhật Bản, nhưng niềm đam mê đầu tiên của Watanabe, dường như là nông nghiệp: Ông đã trồng một trang trại nhỏ các loại trái cây và rau quả cho đến khi sang tuổi 104. Ông cũng thường xuyên cắt tỉa và trưng bày những cây bonsai truyền thống của Nhật Bản vào những năm 100 tuổi.

Cụ ông lớn tuổi nhất thế giới sống thọ đến 112 tuổi, bí quyết sống lâu chỉ gói gọn trong một điều siêu đơn giản - Ảnh 4.

Ông cũng thường xuyên cắt tỉa và trưng bày những cây bonsai truyền thống của Nhật Bản vào những năm 100 tuổi.

Khi bỏ nghề nông và làm vườn, ông vẫn không ngừng lao động mà chuyển sang làm bánh kem, các loại bánh ngọt nói chung, AP đưa tin.

Nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông hiện nay chưa được công bố mặc dù con dâu ông chia sẻ rằng ông gặp khó khăn trong ăn uống, bị sốt, khó thở vào những ngày gần đây. Tờ báo này cũng tiết lộ thêm, ông sống hạnh phúc nhờ có 5 người con với 12 cháu và 16 chắt.

Cho đến nay, Nhật Bản liên tục là đất nước đại diện cho những người giữ kỷ lục sống thọ nhất trên thế giới. Tuổi thọ trung bình của đất nước là khoảng 84, theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới, thuộc hàng cao nhất thế giới, cùng với Hong Kong và Thụy Sĩ.

Cụ ông lớn tuổi nhất thế giới sống thọ đến 112 tuổi, bí quyết sống lâu chỉ gói gọn trong một điều siêu đơn giản - Ảnh 6.

Cho đến nay, Nhật Bản liên tục là đất nước đại diện cho những người giữ kỷ lục sống thọ nhất trên thế giới.

Không giống như tuổi thọ của Hoa Kỳ, mà cho đến gần đây đã có sự suy giảm, tuổi thọ của Nhật Bản vẫn không ngừng tăng lên và tăng hơn 4 năm trong ¼ thế kỷ. Chế độ ăn nhiều rau và cá của Nhật Bản thường được ghi nhận là thói quen sống lành mạnh để gia tăng tuổi thọ.

Nghiên cứu đã chỉ ra một mạng lưới các yếu tố phức tạp góp phần kéo dài tuổi thọ, bao gồm khả năng chi trả và khả năng tiếp cận của hệ thống chăm sóc sức khỏe của một quốc gia, hoạt động hàng ngày và căng thẳng môi trường.

(Nguồn: Washingtonpost)

Chia sẻ