Covid-19 và cả một thế giới bị chia cắt bằng nỗi đau

J.D,
Chia sẻ

Với Covid-19, nỗi đau của mỗi quốc gia là khác nhau, tạo nên một sự chia rẽ đáng sợ.

Covid-19, một đại dịch toàn cầu, nơi cả thế giới phải gồng mình chống đỡ những hậu quả đáng sợ mà nó gây ra. Tuy nhiên, cuộc chiến ấy với từng quốc gia là chẳng hề giống nhau.

Mỹ là một ví dụ. Sau khi trở thành tâm dịch kinh hoàng nhất vào năm 2020, hiện tại số ca nhiễm tại đây đã giảm mạnh khi ngày càng có nhiều người được tiêm chủng. Tổng thống Joe Biden đặt mục tiêu sẽ tiêm chủng toàn bộ cho ít nhất 160 triệu người Mỹ trong tháng 7 sắp tới.

Ấn Độ, câu chuyện lại diễn ra theo cái cách hoàn toàn trái ngược. Làn sóng dịch bệnh thứ 2 đã tạo nên một "địa ngục Covid" đúng nghĩa ở quốc gia này với vô số kỷ lục về người chết và số ca nhiễm. Nhiều bang cạn kiệt oxy, máy thở và giường bệnh, trong khi nhân viên y tế thì kiệt quệ.

Covid-19 và cả một thế giới bị chia cắt bằng nỗi đau - Ảnh 1.

Covid-19 và cả một thế giới bị chia cắt bằng nỗi đau - Ảnh 2.

Ấn Độ hiện đang ở giữa thảm họa Covid-19 với làn sóng dịch bệnh lần 2 tấn công. Hiện tại, nơi đây được xem là ổ dịch kinh hoàng nhất, khi số ca nhiễm mới vượt quá mốc 400.000 ca mỗi ngày.

Ở những thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, cảm giác chẳng khác gì chiến tranh. Bệnh viện cạn kiệt từ những nhu yếu phẩm cơ bản, trong khi người ta chết dần vì thiếu oxy. Gia đình bệnh nhân đi từ bệnh viện này đến trung tâm khác, cố gắng tìm cho được một nơi còn giường cho người thân. Bệnh viện kín đặc đến mức người bệnh phải nằm chung giường, hoặc dưới sàn nhà.

Cộng đồng tình nguyện viên phải hỗ trợ dựng các trung tâm khám chữa tạm thời, trong khi các lò hỏa táng phải dựng thêm giàn thiêu vì không thể đáp ứng được lượng người chết quá khổng lồ. 

Covid-19 và cả một thế giới bị chia cắt bằng nỗi đau - Ảnh 3.

Covid-19 và cả một thế giới bị chia cắt bằng nỗi đau - Ảnh 4.

Tro cốt của các nạn nhân tại một lò hỏa táng ở New Delhi

Covid-19 và cả một thế giới bị chia cắt bằng nỗi đau - Ảnh 5.

Tổng thống Joe Biden đã nhấn mạnh, dịp lễ ngày 4/7 sắp tới là một cột mốc quan trọng của cuộc chiến chống Covid-19 ở quốc gia này. Ông đặt mục tiêu tiêm chủng cho ít nhất 160 triệu người Mỹ cho tới ngày hôm đó, và 70% dân số Mỹ được tiêm ít nhất 1 mũi.

"Chúng tôi sẽ khiến việc tiếp cận vaccine dễ dàng hơn rất nhiều," - ông Biden quả quyết.

Tính đến sáng ngày 13/5, khoảng 59% người Mỹ trưởng thành được tiêm ít nhất 1 mũi, và 117 triệu người - tương đương 46% dân số được tiêm chủng toàn bộ. Việc chương trình vaccine đang triển khai tốt đã giúp số ca nhiễm mới giảm mạnh. Hôm 10/5, lần đầu tiên kể từ tháng 9/2020, số ca nhiễm trung bình trong 1 tuần của Mỹ chỉ còn 40.000 ca mỗi ngày.

Covid-19 và cả một thế giới bị chia cắt bằng nỗi đau - Ảnh 6.

Như tại Wyoming, hơn 1/4 người trưởng thành cho biết họ sẽ không tiêm vaccine, theo số liệu từ khảo sát của Cục Dân số. Tại 4 tiểu bang khác - Montana, North Dakota, Kentucky và Ohio, 20% cho nhận định tương tự.

Covid-19 và cả một thế giới bị chia cắt bằng nỗi đau - Ảnh 7.

Cụ bà Yoshia Uomoto (98 tuổi) mừng rỡ khi lần đầu gặp lại con và cháu trai suốt 1 năm cách trở

Covid-19 và cả một thế giới bị chia cắt bằng nỗi đau - Ảnh 8.

Những cậu bé được tiêm vaccine phòng virus

Covid-19 và cả một thế giới bị chia cắt bằng nỗi đau - Ảnh 9.

Covid-19 và cả một thế giới bị chia cắt bằng nỗi đau - Ảnh 10.

Hơn 3,2 triệu ca nhiễm đã được ghi nhận tại Argentina cho đến thời điểm hiện tại, với hơn 69.000 người tử vong. Tổng thống Alberto Fernández vì thế phải nới rộng phong tỏa tới ngày 21/5, với các lệnh cấm tụ tập trên 10 người. Ngoài ra, chính phủ Argentina cũng đồng ý hoãn lại các kỳ bầu cử sắp sửa diễn ra.

Covid-19 và cả một thế giới bị chia cắt bằng nỗi đau - Ảnh 11.

Khung cảnh trong một phòng khám tại Buenos Aires

Covid-19 và cả một thế giới bị chia cắt bằng nỗi đau - Ảnh 12.

Nước Anh khởi đầu năm 2021 với tư cách thuộc nhóm các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch bệnh. Nhưng 4 tháng trôi qua, có vẻ như việc phong tỏa nghiêm ngặt cùng chiến dịch tiêm chủng đang cho họ những trái ngọt.

Hiện tại, số người nhập viện vì Covid-19 tại Anh Quốc đã giảm mạnh. Anh, Scotland và Bắc Ireland không ghi nhận ca tử vong nào vào ngày 9/5 - lần đầu tiên trong vòng 14 tháng qua. Đầu tháng 4/2021, hơn 2/3 người trưởng thành tại Anh Quốc đã được tiêm ít nhất 1 mũi. 1/3 hoàn tất tiêm chủng.

Việc các ca nhiễm mới giảm mạnh đã cho phép chính phủ hướng đến kế hoạch tái mở cửa nền kinh tế, dù hàng không quốc tế vẫn bị giới hạn. 

Covid-19 và cả một thế giới bị chia cắt bằng nỗi đau - Ảnh 13.

Covid-19 và cả một thế giới bị chia cắt bằng nỗi đau - Ảnh 14.

Một liveshow âm nhạc tại Anh vào ngày 2/5

Covid-19 và cả một thế giới bị chia cắt bằng nỗi đau - Ảnh 15.

Nam Phi hiện vẫn đang là tâm dịch của châu Phi, và tình hình sẽ vẫn như vậy khi chương trình vaccine của họ đang không thể thực hiện đúng kế hoạch.

Covid-19 và cả một thế giới bị chia cắt bằng nỗi đau - Ảnh 16.

Nhưng vào tháng 2/2021, Bộ Y tế Nam Phi lại đình chỉ sử dụng vaccine AstraZeneca, ngay sau khi phát hiện ra loại vaccine này chỉ cho mức bảo vệ rất hạn chế với các ca thể nhẹ và vừa của biến chủng Covid-19 tại quốc gia này. Tháng 4/2021, Bộ trưởng Bộ Y tế Zweli Mkhize cũng ban hành lệnh tương tự với vaccine của Johnson & Johnson, sau các báo cáo liên quan đến chứng bệnh đông máu hiếm gặp sau khi tiêm chủng.

Dù sau đó đã tiếp tục sử dụng vaccine của Johnson & Johnson - chủ yếu là thử nghiệm trên các nhân viên y tế tuyến đầu, chương trình tiêm chủng của quốc gia này về bản chất vẫn chưa được vận hành, ít nhất là đến ngày 17/5.

Covid-19 và cả một thế giới bị chia cắt bằng nỗi đau - Ảnh 17.

Nhân viên y tế chẩn đoán cho người bệnh tại Nam Phi

Covid-19 và cả một thế giới bị chia cắt bằng nỗi đau - Ảnh 18.

Covid-19 và cả một thế giới bị chia cắt bằng nỗi đau - Ảnh 19.

Ngày 17/5, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ kết thúc đợt phong tỏa dài nhất kể từ đầu đại dịch. Mục tiêu của họ cũng rất rõ ràng: Đưa số ca nhiễm trung bình mỗi ngày xuống dưới 5000 trước khi mùa du lịch bắt đầu.

Trên thực tế, đây cũng là một nước đi bắt buộc của Thổ Nhĩ Kỳ. Quốc gia này ghi nhận số ca nhiễm kỷ lục từ giữa tháng 4/2021, với hơn 60.000 ca mỗi ngày. Kể từ đó, họ áp dụng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt, qua đó giúp số ca nhiễm giảm xuống còn khoảng 15.000 ca mỗi ngày.

Nhưng con số giảm xuống ấy cũng chẳng thấm vào đâu khi mùa du lịch sắp đến. Anh Quốc hiện đã đặt Thổ Nhĩ Kỳ vào danh sách "vùng đỏ", trong khi Nga đình chỉ các chuyến bay từ đất nước này. Bộ trưởng Bộ ngoại giao Mevlut Cavusoglu đã cố gắng trấn an du khách trong cuộc họp báo gần đây, với thông báo bất kỳ ai trong ngành du lịch sẽ được tiêm chủng toàn bộ vào tháng 6 sắp tới.

Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu chiến dịch tiêm chủng từ tháng 1/2021 với vaccine Sinovac của Trung Quốc, sau đó bổ sung thêm Pfizer của Mỹ. Họ cũng đã ký hợp đồng với Nga để phân phối vaccine Sputnik V, đồng thời phát triển vaccine của riêng mình.

Covid-19 và cả một thế giới bị chia cắt bằng nỗi đau - Ảnh 20.

Covid-19 và cả một thế giới bị chia cắt bằng nỗi đau - Ảnh 21.

Một sự kiện tôn giáo tại Istanbul, nơi các tín đồ chấp hành quy định giãn cách

Covid-19 và cả một thế giới bị chia cắt bằng nỗi đau - Ảnh 22.

Con đường vắng lặng tại Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn phong tỏa

Covid-19 và cả một thế giới bị chia cắt bằng nỗi đau - Ảnh 23.

Covid-19 và cả một thế giới bị chia cắt bằng nỗi đau - Ảnh 24.

Nhưng trong lúc quả bóng trách nhiệm bị đá đi tứ tung, Covid-19 vẫn đang tiếp tục hoành hành một cách không kiểm soát, với sự bổ sung của các biến chủng mới và việc công chúng không còn xem trọng những biện pháp giãn cách xã hội. Ước tính từ đầu năm 2021, hơn 1/3 số người tử vong tại Brazil là có liên quan đến Covid-19.

Khả năng phục hồi của Brazil hiện vẫn đang được đánh giá ở mức thấp. Dù sở hữu hệ thống y tế từng một thời nổi tiếng thế giới, mọi thứ đang dần trở nên bế tắc. Chương trình tiêm chủng cũng bị đình trệ vì thiếu nguồn cung, với chỉ 8% dân số được tiêm chủng toàn bộ.

Covid-19 và cả một thế giới bị chia cắt bằng nỗi đau - Ảnh 25.

Covid-19 và cả một thế giới bị chia cắt bằng nỗi đau - Ảnh 26.

Một khu chôn cất người chết vì Covid-19 tại Brazil

Covid-19 và cả một thế giới bị chia cắt bằng nỗi đau - Ảnh 27.

Đất nước láng giềng của Ấn Độ đang đứng trước nguy cơ trở thành một "địa ngục Covid" thứ 2. Số ca nhiễm tại đây đang tăng nhanh, với tiềm năng phá sập hệ thống y tế vốn không mấy giàu có của đất nước này.

Covid-19 và cả một thế giới bị chia cắt bằng nỗi đau - Ảnh 28.

Cách đây 1 tháng, đất nước 31 triệu dân chỉ ghi nhận khoảng 100 ca nhiễm mỗi ngày. Riêng trong ngày 11/5, đã có 9483 ca nhiễm mới, và 225 trường hợp tử vong. Đây cũng là mức kỷ lục kể từ đầu đại dịch tại đây.

Dù đã siết chặt biên giới và ban bố lệnh phong tỏa ở những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất - bao gồm cả thủ đô Kathmandu, nhiều người sợ rằng điều đó vẫn chưa đủ để chặn đứng làn sóng chết chóc đang lan rộng.

Covid-19 và cả một thế giới bị chia cắt bằng nỗi đau - Ảnh 29.

Một khu cắm trại tại vùng núi Everest

Covid-19 và cả một thế giới bị chia cắt bằng nỗi đau - Ảnh 30.

Iran hiện tại đang vất vả khống chế làn sóng dịch bệnh thứ 4, với số ca nhiễm liên tục lập kỷ lục. Hàng trăm thành phố và thị trấn của Iran hiện được liệt vào "vùng cảnh báo đỏ", phải phong tỏa cục bộ và đóng cửa những ngành nghề không thiết yếu.

Tháng 4/2021, báo cáo của trang chính phủ tin ISNA ghi nhận các khu chăm sóc tích cực (ICU) tại Tehran đã chạm ngưỡng 100% công suất. Thế rồi, Bộ Y tế cảnh báo về biến chủng Ấn Độ và Nam Phi xuất hiện, tạo ra một ổ dịch có thể khiến cả nước bước vào phong tỏa.

Chương trình tiêm chủng của Iran phụ thuộc vào vaccine Sputnik V từ Nga, nhưng đồng thời cũng đang tự phát triển vaccine của mình với giai đoạn thử nghiệm 3 được tiến hành mới đây.

Covid-19 và cả một thế giới bị chia cắt bằng nỗi đau - Ảnh 31.

Thi thể người chết tại lò hỏa táng ở Tehran

Covid-19 và cả một thế giới bị chia cắt bằng nỗi đau - Ảnh 32.

Covid-19 và cả một thế giới bị chia cắt bằng nỗi đau - Ảnh 33.

Nga đã từng nằm trong số các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch. Tính đến ngày 14/5, họ ghi nhận tổng cộng 4,8 triệu ca nhiễm, cùng 112.000 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, con số này có lẽ chỉ phản ánh một phần thực tế. Theo Viện Số liệu và Đánh giá sức khỏe của ĐH Washington, con số tử vong thực tế có thể cao hơn như vậy gấp 5 lần.

Tháng 8/2020, Nga trở thành quốc gia đầu tiên chấp thuận vaccine Covid-19 - chính là Sputnik V. Vaccine này hiện đã được cấp phép sử dụng ở 60 quốc gia, nhưng nhu cầu tiêm chủng tại chính đất nước này còn khá ảm đạm. Hiện tại, đất nước 145 triệu dân mới chỉ có hơn 10 triệu được tiêm chủng toàn bộ.

Covid-19 và cả một thế giới bị chia cắt bằng nỗi đau - Ảnh 34.

Tiêm chủng tại Moscow

Covid-19 và cả một thế giới bị chia cắt bằng nỗi đau - Ảnh 35.

Các giường bệnh đang dần bị bỏ trống, khi Nga kiểm soát được dịch bệnh

Covid-19 và cả một thế giới bị chia cắt bằng nỗi đau - Ảnh 36.

Sau nhiều tháng đau khổ vì dịch bệnh, tình hình đang dần tươi sáng hơn với Pháp. Số ca nhiễm đang giảm dần, số người nhập viện cũng hạ xuống dưới 5000 lần đầu tiên kể từ tháng 3/2021.

Tuy nhiên, chương trình tiêm chủng lại đang khá chậm chạp, tụt khá sâu so với các quốc gia khác trong EU. Tháng 3/2021, Tổng thống Emmanuel Macron buộc phải thừa nhận chiến dịch tiêm chủng bước đầu đã thất bại. "Chúng tôi đã không tiến hành đủ nhanh và mạnh," - ông phát biểu.

Việc tiêm chủng sau đó đã được cải thiện. Tuần tước, toàn bộ người trưởng thành đủ điều kiện đã đặt được lịch tiêm chủng. Nhờ vậy, họ đã dần thoát khỏi nhiều hạn chế bắt buộc. Trường học mở cửa, hạn chế hàng không được dỡ bỏ. Dù vậy, các lệnh giới nghiêm vẫn còn hiệu lực.

Covid-19 và cả một thế giới bị chia cắt bằng nỗi đau - Ảnh 37.

Trường học tại Pháp mở cửa trở lại

Covid-19 và cả một thế giới bị chia cắt bằng nỗi đau - Ảnh 38.

Người dân cũng dần trở lại cuộc sống bình thường

Covid-19 và cả một thế giới bị chia cắt bằng nỗi đau - Ảnh 39.

Chia sẻ